Hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo là đích đến trong tương lai
Trí tuệ nhân tạo là một trong những vấn đề quan trọng, được quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam.
Các khách mời thảo luận và trả lời các câu hỏi của khán giả về trí tuệ nhân tạo và các thông tin liên quan. Ảnh: Giang Huy
Thị trường trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
Tại phiên 2 của sự kiện bàn về nguồn nhân lực phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam cũng như trên thế giới với chủ đề “Đào tạo và kết nối nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo” diễn ra vào chiều ngày 22.9.2022. Tiến sĩ Phạm Hiền, đại diện của nhóm DATA61, thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia CSIRO đã chia sẻ về Dự án thị trường trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
Tiến sĩ Phạm Hiền đưa ra ví dụ về dự án được xây dựng dành riêng cho việc hình thành và củng cố hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam, trong đó bao gồm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này.
Bản xem thử của sản phẩm do tiến sĩ Phạm Hiền đưa ra cho thấy, cách sử dụng trí tuệ nhân tạo để khai thác số liệu, tìm kiếm chuyên gia và các nhân lực chất lượng cao.
“Dự án thị trường trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam” tập trung phát triển cơ sở dữ liệu và giải thuật toán để tự động thu thập, lưu trữ và cập nhật hồ sơ của những chuyên gia về lĩnh vực này ở các khu vực cụ thể, đồng thời phát triển bảng chỉ mục để theo dõi sự phát triển của ngành tại Việt Nam. Sản phẩm cũng cho thấy sự quan tâm trong việc phát triển mô hình kinh doanh để nâng cao sự hợp tác giữa nghiên cứu và công nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Tuy sản phẩm chưa được hoàn thiện, dự án vẫn cần nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia nhưng đây là một điểm sáng trong việc giải quyết các vấn đề nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
Đào tạo nhân sự để tiếp cận thị trường trí tuệ nhân tạo thế giới
Video đang HOT
Ông Anissh Pandey, Giám đốc của NVIDIA khu vực Đông Nam Á đã chia lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trên thế giới thành hai, một bên gồm Trung Quốc và Mỹ, một bên là những quốc gia còn lại. Nếu muốn tăng tốc trong công cuộc phát triển lĩnh vực này, Việt Nam cần tận dụng những nguồn lực có sẵn, đồng thời phát triển những công cụ riêng từ công nghệ và thông tin của chính mình.
NVIDIA cũng chính là đơn vị đã làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam như MoMo, Viettel nên họ thấu hiểu nhu cầu về các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. NVIDIA đã đầu tư hàng tỉ USD để nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và cung cấp các khoá học online hướng tới các nhà phát triển, tổ chức giáo dục, doanh nghiệp lớn… có nhu cầu tìm hiểu về áp dụng công nghệ mới trong sản xuất.
Ông Anissh Pandey, Giám đốc NVIDIA khu vực ASEAN. Ảnh: Giang Huy
Giám đốc của NVIDIA cho rằng, luôn luôn có khoảng cách lớn giữa nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng thực hành. NVIDIA đang tìm những đại sứ Việt Nam để trở thành cầu nối giữa lý thuyết và thực hành trong áp dụng các hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Ông cũng đã liệt kê một số khoá học dành cho các đối tượng khác nhau như học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu. Các khóa học này được mở ra nhằm dạy cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh và sản xuất, đồng thời tìm ra giải pháp tối ưu cho những vấn đề hiện tại. Theo ông, hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo là một đích đến trong tương lai.
“Không có sự giới hạn nào về sáng tạo trong ngành trí tuệ nhân tạo, NVIDIA đang cung cấp những khóa học giúp bạn tiếp cận thị trường này”, Giám đốc của NVIDIA tại khu vực ASEAN cho biết.
Cũng theo ông Anissh Pandey chia sẻ, nếu nhìn vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam, rất dễ để nhận thấy nhu cầu nhân rộng quy mô trí tuệ nhân tạo đang ngày càng nhiều hơn. Vị chuyên gia đã giới thiệu nền tảng trí tuệ nhân tạo đến từ NVIDIA, vốn được đánh giá là nền tảng khởi nghiệp nhanh nhất trên thế giới. Nhiệm vụ của nền tảng này là xây dựng các doanh nghiệp đội nhóm, giúp giảm độ trễ, thương mại hóa với khả năng làm việc trên 8 ngôn ngữ khác nhau.
Đào tạo nhân lực cho ngành trí tuệ nhân tạo mới đáp ứng 10% nhu cầu tuyển dụng.
Tiến sĩ Minh Đinh, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Thạc sĩ Trí tuệ nhân tạo, Đại học RMIT, chia sẻ về vấn đề nguồn nhân lực cũng như định hướng đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo tại đại học RMIT.
TS. Đinh Minh, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Thạc sĩ Trí tuệ Nhân tạo, RMIT. Ảnh: Giang Huy
Theo đó, ông cho biết hiện nay ngành trí tuệ nhân tạo phát triển rất nhanh và sâu, nên việc tìm được một chuyên gia có kiến thức đủ và sâu về các ứng dụng trí tuệ nhân tạo như Machine Learning (máy học), ngôn ngữ… để theo kịp sự phát triển này. Trong khi đó, lĩnh vực đào tạo trí tuệ nhân tạo chỉ đáp ứng khoảng 10% yêu cầu tuyển dụng hiện nay.
Đại học RMIT đang hướng đến phát triển phần mềm 2.0 (Software 2.0), với mô hình lập trình mới và đang phát triển như một phần quan trọng trong công nghệ Machine Learning (máy học).
Trong đó, các đặc điểm chính của phần mềm 2.0 bao gồm: Xác định vấn đề và mục tiêu; Thu thập dữ liệu; Phát triển các mô hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Quản lý mô hình trí tuệ nhân tạo.
Ứng dụng AI giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hơn 50%
Hơn 60% công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng có đang thử nghiệm Al. Doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác cũng đều tìm đến Al với phong thái thăm dò, thử nghiệm.
Trong đó, chỉ 12% sử dụng ở mức độ trưởng thành (ứng dụng bề mặt). Đặc biệt, các công ty này đã có mức doanh thu cao hơn 50% so với các đối thủ cạnh tranh nhờ ứng dụng Al.
Chiều 22-9, tại Hà Nội, các hoạt động đầu tiên của Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2022 (AI4VN 2022) với chủ đề "Phục hồi kinh tế, định hình tương lai" đã diễn ra. Với mục tiêu phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ sinh thái AI tại Việt Nam, chương trình AI Workshop được tổ chức với 3 phiên nội dung tương ứng với các chủ đề về "Giải pháp AI trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng", "Đào tạo và kết nối nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo" và "Tự động hóa trong sản xuất".
Quang cảnh chương trình AI Workshop với nội dung "Giải pháp AI trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng" trong chiều 22-9. Ảnh: TRẦN BÌNH
Tại nội dung "Giải pháp AI trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng", trình bày tham luận, ông Phạm Quang Vinh - Giám đốc Giải pháp doanh nghiệp, Trung tâm Không gian mạng Viettel cho biết, tại Viettel, trung tâm không gian mạng được hình thành từ năm 2017 và đã nghiên cứu ứng dụng AI cho đa dạng ngành nghề tại Việt Nam. Thời gian qua, Viettel cũng mang những giải pháp tới doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Tại các hội nghị từ đầu năm, mọi người thường nhắc tới giải pháp cho AI ở góc độ nhà nghiên cứu, chỉ số công nghệ nhưng Viettel muốn mang tới góc nhìn mới, thiên về ứng dụng nhiều hơn.
Ông Phạm Quang Vinh dẫn báo cáo gần nhất của Accenture (công bố ngày 8-6-2022) cho thấy, hơn 60% công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng có đang thử nghiệm AI. Doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác cũng đều tìm đến AI với phong thái thăm dò, thử nghiệm trong đó, chỉ 12% sử dụng ở mức độ trưởng thành (ứng dụng bề mặt). Đặc biệt, các công ty này đã có mức doanh thu cao hơn 50% so với các đối thủ cạnh tranh nhờ ứng dụng AI. "AI sẽ trở thành phương thức chính thức để khách hàng tương tác với các doanh nghiệp, đặc biệt là ngân hàng", ông Phạm Quang Vinh cho biết.
Cũng theo ông Vinh, trong 3 năm tới, tích luỹ về cơ sở dữ liệu AI sẽ mang lại giá trị lớn, góp phần giải quyết nhiều vấn đề. Đây là giai đoạn rút ngắn thời gian để đưa lại giá trị cho doanh nghiệp. "42% chuyên gia tại các doanh nghiệp chưa hiểu nguy cơ bị tụt hậu nếu không tiếp cận AI. Do đó với vai trò đơn vị tư vấn và mang giải pháp, chúng tôi tập trung xây dựng khái niệm chung về AI, từ đó góp phần giúp công ty đưa ra quyết định đầu tư để tối ưu chi phí", ông Vinh cho biết.
Triển lãm các sản phẩm, giải pháp ứng dụng AI với sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học tại sự kiện. Ảnh: TRẦN BÌNH
Ông Đặng Hoàng Vũ, Giám đốc AI mảng Tăng trưởng Kinh doanh của MoMo cho biết, với công nghệ AI, MoMo cho phép người dùng mở tài khoản ngân hàng trực tiếp trên MoMo App, không cần gặp mặt. Người dùng có thể chọn các ngân hàng đối tác MoMo, trong trường hợp không thành công có thể chuyển sang đăng ký ngân hàng khác mà không cần thực hiện lại các bước đăng ký. Hệ thống phân phối và khám phá dịch vụ của MoMo được đầu tư rất nhiều.
Ứng dụng AI được triển khai khắp các điểm chạm với người dùng như: tìm kiếm, hiển thị dịch vụ, phân phối quảng cáo, khuyến mãi... để thúc đẩy tương tác và đem lại trải nghiệm đơn giản, tiện lợi hơn. Nhờ đó, MoMo đạt được một số thành công nhất định khi áp dụng AI như: tỷ lệ click tăng 16%; thời gian trung bình từ lúc người dùng tìm kiếm đến khi click giảm 7% thời gian; số lượng dịch vụ trung bình được mỗi người dùng khám phá qua màn hình tăng 15%; quảng cáo của đối tác bên ngoài tăng 6%... Theo ông Đặng Hoàng Vũ, hiệu quả AI mang lại không phải là một con số cụ thể. Việc ứng dụng AI tại MoMo hướng tới mục tiêu cuối cùng là để phục vụ cộng đồng người dùng, nhất là những người không có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện tài chính khác.
Đông đảo bạn trẻ tham quan và trải nghiệm các sản phẩm ứng dụng AI tại sự kiện AI4VN 2022. Ảnh: TRẦN BÌNH
Xuyên suốt 2 ngày hoạt động của AI4VN 2022 là triển lãm các sản phẩm, giải pháp ứng dụng AI với sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học. Khách tham quan có cơ hội trải nghiệm sản phẩm, tìm hiểu các ứng dụng AI do các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài phát triển. Đây cũng là cơ hội để các đơn vị quảng bá và kết nối với các đối tác tiềm năng. Mục tiêu AI4VN 2022 là hướng tới, giúp cộng đồng hiểu hơn về công nghệ AI đã thay đổi cuộc sống như thế nào thông qua chuỗi hoạt động gồm 3 hội thảo chuyên đề, diễn đàn AI Summit, triển lãm và lễ trao giải cho các sản phẩm, giải pháp ứng dụng AI xuất sắc. Trong ngày đầu còn có chương trình AI Tech Matching, kết nối các nhóm nghiên cứu, doanh nghiệp với nhà đầu tư.
AI4VN 2022 do Bộ KH-CN chỉ đạo, Báo VnExpress tổ chức, với sự phối hợp của Bộ KH-ĐT, Câu lạc bộ các Khoa - Viện - Trường Công nghệ thông tin - Truyền thông (FISU). Đơn vị tài trợ chính là Aus4Innovation, chương trình hỗ trợ củng cố hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ, quản lý bởi Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia CSIRO. Aus4Innovation dành tổng ngân sách 16,5 triệu AUD cho các chương trình AI tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2022 với đối tác chiến lược là Bộ KH-CN.
Các nhà khoa học Nhật Bản nhắm tới phát triển trí tuệ nhân tạo biết cười Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng cười là hành vi quan trọng mà một AI (trí tuệ nhân tạo) đàm thoại cần có để giao tiếp với con người. Các nhà khoa học đến từ Đại học Kyoto đang phát triển khả năng cười của AI (trí tuệ nhân tạo) và robot. Ảnh chụp màn hình Theo gadgettendency.com, các nhà nghiên...