‘Hệ sinh thái toàn năng’ của TikTok: Lai giữa mạng xã hội, ứng dụng mua sắm và truyền phát nhạc, khiến người dùng ngày một ‘nghiện’
Theo các chuyên gia, mô hình mà ByteDance đang xây dựng vượt xa cả hình thức quảng cáo thông thường – một tham vọng dần mờ đi ranh giới giữa mạng xã hội, ứng dụng mua sắm trực tuyến và truyền phát nhạc.
ByteDance, công ty mẹ TikTok vừa bắt đầu đàm phán với các hãng làm nhạc nhằm mở rộng dịch vụ truyền phát trực tuyến trên toàn cầu. Đây được coi như một nỗ lực cạnh tranh của ByteDance nhằm đánh bại các ông lớn đi đầu ngành, trong đó có Spotify Technology, theo WSJ.
Vẫn còn nhiều rào cản đàm phán, song ByteDance muốn dịch vụ cuối cùng sẽ được tích hợp trong ứng dụng video ngắn TikTok và vận hành như một nền tảng chính phân phối nhạc chính thức trên toàn thế giới.
Được biết, thời gian gần đây, ByteDance đã thảo luận về việc mở rộng dịch vụ phát trực tuyến nhạc Resso, hiện đang được triển khai ở Ấn Độ, Indonesia, Brazil và hơn 10 thị trường khác. Mỹ không nằm trong danh sách mở rộng tiếp theo của ByteDance, song tập đoàn này mong muốn dịch vụ mới sẽ sẵn có trên toàn cầu để ai cũng có thể khám phá và đăng ký nghe nhạc ngay trên TikTok. Việc đàm phán vẫn đang diễn ra và chưa đi đến kết luận cuối cùng do một số bất đồng trong quá trình đánh giá lợi ích quảng cáo TikTok đối với các nhãn hàng.
Nhờ sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với giới trẻ, TikTok đã giúp nhiều bài hát trở thành hit. Lượng người dùng tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian đại dịch, trong khi nhiều bản Billboard Hot 100 bắt đầu xuất hiện từ xu hướng TikTok.
ByteDance, công ty mẹ TikTok vừa bắt đầu đàm phán với các hãng làm nhạc nhằm mở rộng dịch vụ truyền phát trực tuyến trên toàn cầu.
“Heat Waves” của Glass Animals, suốt 5 tuần giữ vị trí số 1 – kỷ lục lâu nhất trên bảng xếp hạng nhờ TikTok. “Blinding Lights” của Weeknd cũng đã trở thành xu hướng.
Theo các chuyên gia, sự mở rộng của ByteDance trong lĩnh vực truyền phát trực tuyến nhạc sẽ giúp tập đoàn này giữ chân người dùng lớn trong hệ sinh thái. Dẫu vậy, trong quá trình này, ByteDance vẫn phải cạnh tranh với các gã khổng lồ khác, chẳng hạn như Spotify. Công ty dẫn đầu thị trường này hiện đã mở rộng mảng podcast và sách nói để gia tăng lợi nhuận.
Theo WSJ, doanh thu ByteDance đang không ngừng tăng lên, chạm mốc 61,7 tỷ USD vào năm 2021. Chi phí bán hàng của tập đoàn Trung Quốc này cũng đạt 27,4 tỷ USD cho năm 2021, tăng 79% so với hồi năm ngoái.
Để mở rộng dịch vụ phát nhạc trực tuyến, công ty Internet Trung Quốc cần đạt thỏa thuận với tất cả các hãng âm nhạc lớn. Các giám đốc điều hành đã bày tỏ mối quan ngại rằng ByteDance sẽ khó kiếm tiền thông qua Resso ở cả 3 thị trường hiện nay. Việc tập đoàn Sony Music Group của Sony Group kết thúc hiệu lực thỏa thuận với Resso đã khiến thư viện bài hát của công ty bị xóa khỏi ứng dụng.
Hiện tại, rất ít người dùng trả tiền cho Resso. Điều này khiến tỷ lệ người dùng chuyển đổi từ đăng ký miễn phí sang trả phí là vô cùng thấp. Trong khi đó, tỷ lệ chuyển đổi tương tự ở Spotify là 45%.
Video đang HOT
ByteDance đang nỗ lực đánh bại các ông lớn đi đầu ngành truyền phát nhạc trực tuyến, trong đó có Spotify Technology, theo WSJ.
Ở một số thị trường như Indonesia, Resso đã thử nghiệm nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, chẳng hạn như cho phép người dùng nghe miễn phí nếu họ xem quảng cáo video. Các hãng làm nhạc không phản đối những thỏa thuận kiểu như vậy, song họ muốn đảm bảo được cắt phế hoa hồng xứng đáng.
Được biết trước đó, Resso đã khiến các đối tác thất vọng vì tỷ lệ chuyển đổi của người dùng quá thấp. Không có sự khác biệt rõ ràng giữa dịch vụ miễn phí và trả phí nên Resso không tạo được động lực nâng cấp cho khách hàng.
Các chủ sở hữu bản quyền đã bắt tay với TikTok trong ngắn hạn để người dùng có thể thêm các trích đoạn bài hát vào video ngắn. Tuy nhiên, những thỏa thuận này sẽ sớm hết hiệu lực. Phía các giám đốc điều hành lập luận rằng ByteDance đã do dự trong việc đáp ứng đúng giá thị trường.
Dẫu vậy, theo các chuyên gia, khi mở rộng thị trường cho Resso, ByteDance sẽ xem xét tích hợp ứng dụng truyền phát nhạc vào TikTok. Điều này sẽ giúp những người làm nội dung dễ dàng kiếm tiền hơn thông qua truyền phát trực tuyến.
Trước đó, từ tháng 5, TikTok cũng cho phép những người sáng tạo nội dung được chia sẻ một phần doanh thu từ quảng cáo giống những gì YouTube thực hiện với các vlogger. TikTok cũng bắt đầu bán quảng cáo TopView dựa theo lượt click và lượt hiển thị để khách hàng có thể nhắm thêm nhiều mục tiêu và sử dụng linh hoạt nguồn ngân sách.
TikTok đang lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử – một tham vọng đang dần làm mờ đi ranh giới giữa mạng xã hội và các ứng dụng mua sắm trực tuyến.
“Hai năm trước, TikTok mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm. Giờ đây khác rồi. Nó đã vượt xa cả thử nghiệm đó”, Ryan Detert, Giám đốc điều hành một công ty marketing có tầm ảnh hưởng cho biết.
Theo Bloomberg, TikTok đạt doanh thu gần 4 tỷ USD trong năm 2021, chủ yếu từ quảng cáo và dự kiến đạt 12 tỷ USD trong năm nay, theo công ty nghiên cứu eMarketer. Điều này giúp TikTok ngày càng bành trướng với quy mô bằng cả nền tảng mạng xã hội Twitter và Snap cộng lại , chỉ sau 3 năm kể từ khi nó bắt đầu đẩy mạnh quảng cáo.
“Đây chắc chắn sẽ trở thành mối đe dọa lớn đối với Google và Facebook. TikTok đang bắt đầu điều chỉnh tỷ lệ ngân sách truyền thông sao phù hợp hơn với quy mô người dùng”, Pieter Jan de Kroon, Giám đốc điều hành công ty quảng cáo trực tuyến Entravision MediaDonuts nói.
Theo các chuyên gia, mô hình mà ByteDance đang xây dựng vượt xa cả hình thức quảng cáo thông thường. TikTok đa màu, đa dạng hóa cả sản xuất âm nhạc và xuất bản trò chơi. Nó cũng lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử – một tham vọng đang dần làm mờ đi ranh giới giữa mạng xã hội và các ứng dụng mua sắm trực tuyến.
Các tập đoàn công nghệ Trung Quốc đầu tư lớn vào ngành công nghiệp thần tượng ảo
Trong năm qua, các tập đoàn đầu tư và công nghệ của Trung Quốc, bao gồm Tencent và ByteDance, đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào các công ty phát triển những 'người có ảnh hưởng kỹ thuật số'.
Ngành công nghiệp thần tượng ảo của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gấp bảy lần từ 870 triệu USD vào năm 2021 lên khoảng 6,7 tỉ USD vào năm 2025, theo công ty nghiên cứu dữ liệu iiMedia Research có trụ sở tại Quảng Châu, theo báo Financial Times.
Chạy đua kiếm nhà "sản xuất" thần tượng
ByteDance năm 2022 đã mua 20% cổ phần của Hangzhou Li Weike Technology, công ty khởi nghiệp thực tế ảo nổi tiếng ở Hàng Châu, Trung Quốc.
Tháng 11-2021, Alibaba dẫn đầu vòng tài trợ Series A trị giá 20 triệu USD cho DGene, một nhà phát triển thực tế ảo có văn phòng tại Thượng Hải và thung lũng Silicon.
Một tháng sau, tháng 12-2021, Tencent đầu tư vào Facegood, một công ty phát triển phần mềm có trụ sở tại Thâm Quyến tập trung vào hoạt hình 3D trên khuôn mặt.
Vào tháng 4, Xmov, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Thượng Hải sở hữu nhiều IP có ảnh hưởng kỹ thuật số và nhằm mục đích xây dựng "cơ sở hạ tầng thế giới ảo", thông báo họ đã huy động được tổng cộng 130 triệu USD trong các vòng tài trợ từ các nhà đầu tư bao gồm Sequoia China và SoftBank.
Ling, một thần tượng ảo được phát triển bởi Công ty Xmov của Trung Quốc - Ảnh: FINANCIAL TIMES
Thần tượng ảo kiếm tiền thật
Những người có ảnh hưởng ảo đã chứng minh khả năng kiếm tiền từ các kết nối với người hâm mộ.
Vox Akuma, một Youtuber ảo thuộc sở hữu của công ty thần tượng ảo AnyColor của Nhật Bản, ra mắt tại Trung Quốc trên trang phát trực tuyến video Bilibili vào tháng 5.
Trong buổi phát sóng trực tiếp kéo dài 100 phút, Vox Akuma nhận được tiền boa trị giá 140.000 USD từ gần 40.000 người hâm mộ.
Các thương hiệu thời trang toàn cầu cũng đang đổ xô vào thuê các thần tượng ảo làm đại sứ tại Trung Quốc.
Công ty trang sức Đan Mạch Pandora chấm dứt hợp tác với nam diễn viên Trung Quốc Zhang Zihan vào tháng 8-2021, sau khi truyền thông nhà nước tố cáo anh "làm tổn hại tình cảm của quốc gia" bằng cách chụp ảnh trước đền Yasukuni ở Tokyo. Đây là địa điểm nhạy cảm khiến Nhật căng thẳng với nước láng giềng Trung Quốc.
Vào tháng 3, Pandora đăng ảnh SAM, một thần tượng ảo thuộc sở hữu của tạp chí phong cách sống Elle, đeo vòng tay và vòng cổ theo chủ đề Marvel.
Bulgari đã mời Ling, một người có ảnh hưởng ảo được Xmov phát triển, để giới thiệu một loạt túi xách mới vào tháng 11-2021.
Thần tượng ảo vẫn tha hóa, vì do con người tạo ra
" Thần tượng ảo không già đi, IP tồn tại mãi mãi, họ không bị ốm hay mệt mỏi", Tom Nonlist, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn Trivium China, cho biết các nhân vật hư cấu không có nguy cơ xảy ra hành vi cá nhân thái quá và việc sản xuất chúng có thể sẽ ít tốn kém hơn.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp ảo này cũng không có khả năng hoàn toàn chống lại các vụ bê bối.
Các cáo buộc bóc lột sức lao động đã xuất hiện đối với ByteDance sau khi thành viên chính của nhóm nhạc nữ ảo A-Soul bị đình chỉ.
Vào tháng 5, A-Soul tuyên bố hủy bỏ một thành viên ảo tên Carol trong một tuyên bố trên mạng xã hội, lập luận vì "lý do sức khỏe".
Người hâm mộ đã tìm kiếm nữ diễn viên đằng sau nhân vật và tìm thấy các bài đăng cá nhân của cô trên blog. Và, họ tin rằng đó là bằng chứng về việc trả lương thấp và bắt nạt tại nơi làm việc.
Các nhà chức trách lao động địa phương ở Hàng Châu đã điều tra vụ việc và cho biết không tìm thấy bằng chứng về việc bị trả lương thấp hoặc bị ép buộc lao động. Nhóm cũng phủ nhận các cáo buộc trong một văn bản trả lời báo Financial Times.
Bắc Kinh cũng đang theo dõi sự phát triển của lĩnh vực thần tượng ảo, cảnh báo về văn hóa người nổi tiếng và "người hâm mộ" quá mức.
Tờ Nhân Dân nhật báo đưa ra nhận định: " So với các biểu tượng thực truyền thống, thần tượng ảo có những ưu điểm như tính cách ổn định và dễ kiểm soát hơn. Tuy nhiên, xét cho cùng, chúng là những nhân vật nghệ thuật do con người tạo ra và có nguy cơ bị tha hóa
Các 'Big Tech' muốn người dùng phải chọn phe? Mùa công bố sản phẩm mới năm nay đã cho thấy Apple, Amazon và những hãng công nghệ khác đang tập trung vào việc giữ chân người dùng sử dụng nền tảng của mình như thế nào. Ảnh (Bloomberg) Trên đường đi làm mỗi sáng, Phó Chủ tịch Amazon David Limp thường yêu cầu Amazon Alexa chơi nhạc của Amazon Music trong chiếc...