Hệ sinh thái đa dạng sinh học biển của Phần Lan đang bị đe dọa
Một báo cáo do các chuyên gia Phần Lan công bố ngày 22/3 cho thấy môi trường sống và sinh vật tại vùng duyên hải của Phần Lan đang bị đe dọa do mất đa dạng sinh học.
Thậm chí, một số loài sinh vật quan trọng có xu hướng suy giảm đáng lo ngại về số lượng.
Với đặc tính nước nông, lợ và đường bờ biển dài hơn 46.000 km, vùng biển Baltic của Phần Lan là nơi sinh sống của các sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường độc nhất vô nhị trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết sự suy giảm về số cá thể trong các loài chủ chốt (có vai trò quyết định trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và sự ổn định của một quần xã sinh vật trong hệ sinh thái) như tảo nâu bladder-wrack, cỏ biển eelgrass hay vẹm xanh…, là rất đáng lo ngại.
Nhà khoa học Christoffer Bostrom – đồng tác giả báo cáo trên – cho biết: “Sự đa dạng của các loài động vật không xương sống tạo thành nền tảng của mạng lưới thức ăn ở vùng nước ven biển Phần Lan tương đối thấp, khiến hệ sinh thái đặc biệt dễ bị tổn thương. Nếu một loài biến mất cục bộ, sẽ không có loài nào thay thế được chức năng của chúng”.
Thông qua việc lần đầu tiên nghiên cứu những thay đổi trong môi trường biển ở vùng duyên hải Phần Lan, các chuyên gia tại Ủy ban Thế giới Tự nhiên Phần Lan đã phát hiện 45 hình thái mất đa dạng sinh học khác nhau. Trong số này, sự biến mất cục bộ ở một số loài và sự suy giảm số cá thể ở các loài khác là hình thái mất đa dạng sinh học phổ biến nhất được ghi nhận.
Video đang HOT
Các hệ sinh thái ven biển được đánh giá là rất quan trọng do chúng cho phép cô lập carbon và chất dinh dưỡng, cũng như sản xuất oxy, đồng thời duy trì hiệu quả trữ lượng cá. Trong khi đó, tình trạng mất đa dạng sinh học tại đây tăng mạnh do một số yếu tố, chủ yếu là hiện tượng phú dưỡng và biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo trên, hiện tượng phú dưỡng – lượng chất dinh dưỡng dư thừa từ các nguồn như nước thải nông nghiệp, lâm nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ vào biển – đã trở thành mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học biển.
Nhà khoa học Henri Sumelius – tác giả chính của báo cáo trên – khẳng định: “Không có vùng nước ven biển nào của Phần Lan ở trong tình trạng tốt nếu xét về hiện tượng phú dưỡng”. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vấn đề phú dưỡng đã được biết đến rộng rãi ở Phần Lan, nhưng cần phải tăng cường nỗ lực để ngăn chặn các chất có hại như phốtpho và nitơ thải ra biển. Ông Bostrom đánh giá: “Mặc dù có một số dấu hiệu phục hồi, nhưng các khu vực ven biển vẫn chưa đạt được trạng thái sinh thái tốt”.
Theo báo cáo trên, biển Baltic là một trong những vùng biển trên thế giới thay đổi nhanh nhất do biến đổi khí hậu và điều này gây thêm áp lực đối với các hệ sinh thái.
Israel bắt giữ hàng trăm chiến binh Palestine tại bệnh viện Al Shifa
Ngày 22/3, quân đội Israel xác nhận đã bắt giữ hàng trăm chiến binh của các phong trào Hamas và Hồi giáo Jihad, bao gồm cả một số nhân vật cấp cao phụ trách an ninh và chỉ huy quân sự, trong khi mở rộng cuộc đột kích vào Al Shifa - bệnh viện chính của Gaza.
Một bệnh viện bị hư hại sau cuộc tấn công của Israel tại Gaza ngày 9/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Chuẩn tướng Daniel Hagari, người phát ngôn của quân đội Israel, cho biết trong số những người bị bắt giữ có 3 chỉ huy quân sự cấp cao của phong trào Hồi giáo Jihad, các chỉ huy và hai nhân vật cấp cao của Hamas chịu trách nhiệm về các hoạt động ở Bờ Tây, cùng một số nhân vật phụ trách an ninh nội bộ của Hamas.
Quân đội Isarel đã đột kích vào bệnh viện Al Shifa ở thành phố Gaza vào sáng 18/3 vừa qua và lục soát toàn bộ khu vực bệnh viện này, nơi mà phía Israel cho là được kết nối với một hệ thống đường hầm mà các chiến binh Palestine sử dụng làm căn cứ. Ông Hagari cho biết trong cuộc đột kích này, trên 500 người đã bị bắt giữ, trong đó có 358 thành viên của phong trào Hamas và Hồi giáo Jihad. Đây là con số lớn nhất kể từ khi xung đột nổ ra cách đây gần 6 tháng.
Các phong trào Hamas và Hồi giáo Jihad chưa có bình luận gì về thông tin trên.
Al Shifa là bệnh viện lớn nhất ở Gaza trước khi xung đột nổ ra và hiện là một trong những cơ sở y tế còn hoạt động ở phía Bắc vùng lãnh thổ này. Tháng 11/2023, cuộc đột kích đầu tiên của Israel vào bệnh viện này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Phía Israel cho rằng tại đây, có những đường hầm kết nối với cac trung tâm chỉ huy của Hamas, trong khi phong trào Hamas và các nhân viên y tế đã bác thông tin bệnh viện được dùng cho mục đích quân sự hay là nơi trú ẩn của các chiến binh.
Cùng ngày, Anh và Australia đã nhấn mạnh sự cần thiết của một lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Dải Gaza trong bối cảnh sức ép ngoại giao gia tăng đối với kế hoạch tấn công của Israel nhằm vào thành phố Rafah, phía Nam vùng lãnh thổ này.
Trong tuyên bố chung tại Adelaide (Australia), các ngoại trưởng và bộ trưởng hai nước đã nhấn mạnh việc cần phải đặt được một lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza nhằm tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ và thả con tin. Theo những quan chức này, đây là bước đi chủ chốt hướng tới một lệnh ngừng bắn bền vững và lâu dài tại Gaza.
Lời kêu gọi trên được đưa ra chỉ vài giờ trước khi Mỹ đệ trình một nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết của một lệnh ngừng bắn ngay lập tức.
Trong diễn biến khác, Bộ trưởng Ngoại thương và Phát triển Phần Lan Ville Tavio ngày 22/3 thông báo nước này sẽ nối lại tài trợ cho Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA).
Trước đó, một số nước trong đó có Mỹ, Anh, Italy, Đức, Australia, Nhật Bản... đã quyết định tạm dừng tài trợ cho UNRWA, sau những cáo buộc về việc nhân viên của cơ quan này có liên quan đến các cuộc tấn công của Hamas nhằm vào Israel ngày 7/10/2023.
Tại họp báo, ông Tavio nhấn mạnh UNRWA đang cải thiện cách quản lý rủi ro, ngăn chặn và bắt đầu giám sát chặt chẽ những hành vi sai lệch trong nội bộ cơ quan này, qua đó đưa ra đảm bảo cần thiết để Phần Lan tiếp tục tài trợ cho UNRWA. Bộ trưởng Tavio nêu rõ một phần trong số tiền tài trợ của Phần Lan sẽ dành cho việc quản lý rủi ro.
Cho đến nay, Canada, Australia và Thụy Điển đã nối lại tài trợ cho UNRWA, trong khi một số nước vùng Vịnh như Saudi Arabia đã tăng viện trợ cho cơ quan này.
Quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới? Phần Lan là 'quốc gia hạnh phúc nhất thế giới' năm thứ bảy liên tiếp, trong khi Mỹ và Đức không nằm trong top 20 của bảng xếp hạng năm nay. Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới thường niên do Liên Hiệp Quốc tài trợ, được công bố ngày 20.3, các quốc gia Bắc Âu vẫn đứng trong top 10, với Đan...