Hệ sinh thái đa dạng của Vườn Quốc Gia Núi Chúa – Ninh Thuận
Vườn Quốc Gia Núi Chúa Ninh Thuận là hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy và được mệnh danh là “Rừng khô hạn châu Phi ở Việt Nam” – nơi có nguồn tài nguyên rừng vô cùng phong phú, đa dạng.
Khám phá vườn quốc gia Núi Chúa Ninh Thuận
Thuộc địa bàn 2 huyện Ninh Hải và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 20 km, núi Chúa trải rộng trên diện tích 29 865 ha, trong đó có 22,513 ha đất liền, 7 352 ha là biển với vùng đệm gồm 8 xã diện tích 7 350 ha.
Hệ sinh thái vườn quốc gia Núi Chúa
Được phân bố trên phức hệ núi lấn ra bờ biển lộng gió, đến đây bạn sẽ chiêm ngưỡng rất nhiều sinh vật quần tụ phong phú và đa dạng về số lượng và chủng loại.
Toàn cảnh vườn quốc gia Núi Chúa Ninh Thuận
- Hệ thực vật: Vườn quốc gia Núi Chúa đã được ghi nhận 1.532 loài vật có bậc cao có mạch, thuộc 5 ngành. Trong đó có 1.237 loài Ngọc lan chiếm 96.64% trên tổng số, tiếp theo đó đến loại Dương xỉ với 25 loài, ngành Thông với 12 loài và có rất nhiều loài thực vật khác bào gồm 62 loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ Thế giới.
- Hệ động vật: Núi Chúa đã được ghi nhận 330 loài có xương sống trên cạn, 84 loài thú, 163 loài chim và 83 loài bò sát lưỡng cư, trong có 64 loài quý hiếm được cảnh báo bảo tồn.
Bao gồm 2 loài đặc hữu Đông Dương là Chà và chân đen và Gà tiền mặt đỏ, 1 loại đặc hữu Việt Nam là ếch cây Trung bộ, cùng mộ số loài được bảo tồn như: Gấu ngựa, Gấu chó, Beo lửa, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, Sơn dương, nai…
Chà và chân đen trong vườn Quốc gia Núi Chúa
- Hệ san hô: Nếu bạn thích ngắm hệ sinh thái biển thì đến Núi Chúa tha hồ tham quan.
Núi Chúa có rết nhiều loài san hô phong phú với khoảng 350 loài, trong đó có tới 46 loài san hô là phân loài mới nhất ở Việt Nam và 307 loài san hô cứng tạo rạn. Hệ rong biển có tới 188 loài, với số lượng rất đa dạng là Rong đỏ, đặc biệt Vườn quốc gia Núi Chúa còn là nơi hiếm hoi có rùa biển lên đất liền sinh sản như Rùa xanh, vích, đồi mồi,rùa đầu to, Rùa da.
Vùng đệm Vườn quốc gia Núi Chúa còn là nơi sinh sống của người dân tộc Raglay, Chăm, Kinh, Hoa…với bản sắc văn hóa đa dạng, tại các làng ven biển có rất nhiều lễ hội truyền thống như đưa thuyền, hát lăng, thờ cá Ông…
Hệ san hô đa dạng trong vườn Quốc gia Núi Chúa
Trải nghiệm những gì khi đến Núi Chúa?
Video đang HOT
Check-in “thác trên biển” duy nhất tại Việt Nam
Nghe hấp dẫn quá phải không nào? Đó chính là Hang Rái đã làm xao xuyến bao trái tim biết bao nhiêu người, rêu ở đây xanh mà mọc đầy trên san hô, ẩn hiện dưới làn nước trong vắt, đầy ma mị.
Hang Rái trong vườn quốc gia Núi Chúa Ninh Thuận – @huongdo161
Chụp hình tại hang Rái vườn quốc gia Núi Chúa Ninh Thuận – @heijoshin
Hang Rái kỳ vĩ trong nắng sớm – @heijoshin
Thích thú trước cảnh đẹp của hang Rái – @positiveman811
Ngắm vịnh san hô trên vịnh Vĩnh Hy
Bạn sẽ có dịp thưởng mắt ngắm nhìn toàn cảnh đảo cá Heo, đảo Rùa, cả san hô lẫn những đàn cá nhiều màu sắc bơi dưới làn nước trong xanh.
Ngắm toàn cảnh Vịnh Vĩnh Hy – @nickytrann
San hô đa dạng sắc màu của vịnh Vĩnh Hy – @lequynh.nhu.96
Cảm nhận san hô trên tay – @macy_truong
Chinh phục đỉnh núi Chúa cao 1.000m
Nếu như chọn lựa hình thức trekking thì trong quá trình đi, bạn sẽ được hòa mình vào hệ sinh thái đặc trưng của khu rừng tại đây.
Lên đến đỉnh núi, khi nhìn xuống núi Chúa có hình như một con rùa có đầu quay về phía Nam, đuôi là phần nhô ra của mũi Xốp thò vào vịnh Cam Ranh vẽ nên khung cảnh như rùa đang từ biển bò lên đất liền.
Trên đỉnh núi Chúa – @nastyawannaplay
Chinh phục đỉnh núi Chúa – @the.wellness.nomad
Tham quan vườn nho bạt ngàn dọc đường từ Phan Rang vào Núi Chúa
Ninh Thuận là vùng đất nổi tiếng về những loại nho, trên đường đi, không khó để bạn bắt gặp chùm nho bé xinh được trồng trong vườn.
Nho ở đây vừa ngon, mọng nước, thêm một chút rượu nhân nhi sẽ khiến cho bạn ngây ngất mãi không thôi.
Ở nơi đặc sản nắng, gió và những chùm nho là loại trái cây ngon của vùng – @tranthanhcong197
Đắm chìm trong bãi Nước Ngọt trong vắt vườn quốc gia Núi Chúa
Được xem là bãi biển đẹp nhất vùng Tứ Bình, bãi Nước Ngọt sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm mới lạ và cảm nhận khác biệt.
Phía bên ngoài là biển, bên trong là một con suối chảy từ lòng núi ra nên nước nơi đây mát và trong vắt, không những thế, cát cũng trắng và còn có nhiều tảng đá với nhiều hình dáng độc đáo.
Ngoài ra “đặc sản” của Núi Chúa đó là những bãi biển hoang sơ như chốn thiên đường trên mặt đất.
Tận hưởng làn nước mát của bãi nước Ngọt – FB Nguyễn Viết Lãm
Chung tay bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa
Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận vừa được UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa.
Nơi đây bao gồm cả rừng, biển, bán sa mạc, có hệ sinh thái rừng khô hạn độc đáo của Việt Nam và Đông Nam Á. Với vùng lõi là Vườn quốc gia Núi Chúa, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa cũng sở hữu nhiều giá trị về đa dạng sinh học rừng, biển, có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
Tàu đáy kính chở khách du lịch tham quan vịnh Vĩnh Hy. Ảnh: Hải Luận
Chạy theo tuyến đường từ Cam Ranh, Khánh Hòa vào Ninh Thuận, một bên là biển xanh ngắt, một bên là núi đồi và động vật của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa. Đây được xem là đường ven biển đẹp nhất Việt Nam. "Núi Chúa là "ngôi nhà chung" của hơn 1.500 loài thực vật, trong đó có 54 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ thế giới; có 765 loài động vật, trong đó có 46 loài quý hiếm. Núi Chúa còn có rạn san hô ven bờ lớn nhất nước ta" - ông Trần Văn Tiếp, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa giới thiệu với tôi.
Ngăn chặn phá rừng từ thanh niên dân tộc thiểu số
Theo ông Tiếp, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa được tổ chức thành 3 vùng: Vùng lõi, nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng loài, các cảnh quan, hệ sinh thái; vùng đệm, nằm bao quanh hoặc tiếp giáp vùng lõi, có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí, nhưng không ảnh hưởng đến vùng lõi; vùng chuyển tiếp, nằm ở ngoài cùng, có các hoạt động kinh tế bình thường, trên cơ sở phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà khu sinh quyển đem lại.
"Các cán bộ của Vườn quốc gia Núi Chúa đã tổ chức đi khảo sát, kiểm đếm lại số lượng đàn voọc chà vá chân đen, thấy có 4 đàn sinh sống ở các khu rừng khác nhau. Số lượng bầy đàn tăng lên nhiều hơn so với trước đây, suối Ô Lim có hơn 30 con, những đàn khác từ 10-20 con. Loại cheo leo lưng bạc, chim hoằng hoàng, chim đại bàng, ó biển... đều thuộc loại quý hiếm, cũng thấy xuất hiện nhiều ở đây.
Đó là kết quả nhiều năm sự phối hợp giữa Vườn quốc gia Núi Chúa, chính quyền địa phương, lực lượng Biên phòng, Công an... trong tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ khai thác, săn bắn, bẫy thú rừng. Năm 2014, chúng tôi đưa ra xử lý hình sự vụ người dân bắn voọc chà vá chân đen, một người bị tòa án tuyên phạt 4 năm tù giam và một người 7 năm tù giam. Từ đó, tình trạng người dân đi bẫy thú rừng cũng giảm hẳn" - ông Tiếp thông tin chi tiết.
Tỉnh Ninh Thuận đã rất nỗ lực để hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho người dân ở khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Núi Chúa. Những năm gần đây, Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa tập trung vào những thanh niên là người đồng bào dân tộc ở hai thôn thuộc xã Vĩnh Hải, tạo công ăn việc làm cho họ.
Vườn quốc gia Núi Chúa thường xuyên làm những công trình đường giao thông, hệ thống thoát nước, nhà ở, nên số lao động là thanh niên dân tộc thiểu số làm việc, mỗi ngày cũng kiếm thêm thu nhập từ 300.000 - 450.000 đồng. Nhiều thanh niên khác thì làm việc ở các cơ sở du lịch, tàu đánh cá, sản xuất nông nghiệp. Khi có công việc ổn định, thì tình trạng khai thác lâm sản trái phép, bẫy thú cũng giảm rõ rệt.
Đồn Biên phòng Vĩnh Hải chung tay bảo vệ tài nguyên
Xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải có 2 thôn người dân tộc Raglai (Cầu Gãy và Đá Hang) sinh sống trong phạm vi Vườn quốc gia Núi Chúa, cuộc sống của bà con trước đây phụ thuộc vào rừng. Năm 2003, thành lập Vườn quốc gia Núi Chúa, nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác lâm sản. Các cấp, các ngành của tỉnh Ninh Thuận đã có những chương trình hỗ trợ người dân ở các xã nằm trong diện tích Vườn quốc gia Núi Chúa nói chung và thôn Cầu Gãy, Đá Hang nói riêng.
Huyện Ninh Hải đã xây dựng hệ thống kênh mương nước tự chảy cho 2 thôn Cầu Gãy, Đá Hang, bê tông hóa đường nội đồng thôn Cầu Gãy. Tuyến y tế cơ sở được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, trường lớp được xây dựng khang trang, trang thiết bị dạy và học được cung cấp đầy đủ về số lượng và chất lượng. Trụ sở thôn, nhà cộng đồng được đầu tư xây dựng đảm bảo phục vụ hội họp, hoạt động văn hóa của thôn.
Đồn Biên phòng Vĩnh Hải, BĐBP Ninh Thuận đã hỗ trợ bà con sinh kế, như cung cấp giống heo, gà. "BĐBP đã hỗ trợ bà con thôn Cầu Gãy, Đá Hang 25 con bò giống, nhiều hộ nuôi sinh sản ra con thứ 2, thứ 3. Đồn phối hợp với Hội Phụ nữ xã Vĩnh Hải tặng quà, con giống chăn nuôi cho chị em phụ nữ. Ngoài ra, còn nhận 2 cháu có hoàn cảnh khó khăn làm "con nuôi đồn Biên phòng" tại đơn vị, hỗ trợ 12 em học sinh theo Chương trình "Nâng bước em tới trường" ở địa bàn xã" - Thượng úy Hoàng Văn Viêm, Phó Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Vĩnh Hải cho biết.
Điều đặc biệt, Vườn quốc gia Núi Chúa có khu bảo tồn biển chạy dọc theo bờ biển, mật độ san hô cành dày đặc, có những bãi san hô mọc trên cạn, khi thủy triều xuống thấp, nhìn giống như vườn hoa, với nhiều màu sắc. "Đồn Biên phòng Vĩnh Hải có tàu, ca nô, Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa thường xuyên phối hợp với lực lượng của đồn đi tuần tra, kiểm tra, bảo vệ khu bảo tồn biển. Cán bộ của Vườn quốc gia Núi Chúa đi cùng với cán bộ Biên phòng, Công an xã đến từng cụm dân cư họp, tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ môi trường sinh thái khu bảo tồn, bãi rùa đẻ trứng hàng năm" - ông Nguyễn Anh Dũng, Phòng Bảo tồn biển, Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa thông tin.
Hiện nay, vịnh Vĩnh Hy nằm trong phạm vi khu bảo tồn biển của Vườn quốc gia Núi Chúa, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận. Du khách đi tham quan bằng tàu đáy kính, kéo phao nổi, hệ thống nhà hàng bè nổi trên vịnh. "Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở chủ tàu, thuyền trưởng và du khách phải chấp hành các quy định an toàn trên biển, không xả rác xuống biển. Nếu khách bơi lặn xem sinh vật cảnh, tuyệt đối không được bẻ và dẫm đạp lên san hô" - Thiếu tá Trần Huy Cường, Trạm kiểm soát Biên phòng Vĩnh Hy, Đồn Biên phòng Vĩnh Hải khẳng định.
Ưu tiên phát triển kinh tế xanh
"Mục tiêu dài hạn phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa là bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học của khu vực, đồng thời, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư địa phương, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững. Cùng với các hoạt động du lịch sinh thái, giao đất, giao rừng và chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng, tỉnh sẽ tập trung những hoạt động kinh tế xanh nhằm thực hiện các mục tiêu để bảo tồn và phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa xứng tầm" ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nêu giải pháp.
Đón Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, Ninh Thuận Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa là khu vực tiêu biểu về đa dạng sinh học với hệ sinh thái bán khô hạn đặc trưng; cảnh quan địa hình đa dạng, bao gồm vùng rừng, vùng ven biển và bán hoang mạc, trên nền văn hóa đa dạng, giàu truyền thống nghệ thuật, tôn giáo và kiến trúc cũng như nhiều nghi...