Hệ sinh thái chủ đầu tư dự án ‘đất vàng’ 76 Tôn Thất Thuyết, TP.HCM
Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP là chủ đầu tư dự án 1,6ha “đất vàng” 76 Tôn Thất Thuyết, TP. HCM (Charmington Iris). Đây là dự án xây dựng trên nền đất nhà máy thủy tinh của Sabeco, tuy nhiên đến nay vai trò sở hữu lớn lại thuộc về gia đình bà Nguyễn Thị Phước.
Nhận diện chủ đầu tư
Ngày 01/09/2017, ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã ký quyết định phê duyệt Phương án giá đất theo giá thị trường đối với khu đất số 76 Tôn Thất Thuyết, phường 16, Quận 4 ( dự án Charmington Iris).
Theo đó, khu đất có tổng diện tích hơn 1,6ha, được tính theo đơn giá hơn 23 triệu đồng/m2, tổng giá trị quyền sử dụng đất ở được duyệt chỉ hơn 384 tỷ đồng.
Đơn giá đất nêu trên được xác định tương ứng theo các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại Công văn số 4044/SQHKT-QHKTT, ngày 27/9/2016, của Sở Quy hoạch Kiến trúc về ý kiến chấp nhận quy hoạch tổng mặt bằng – phương án kiến trúc công trình trung tâm thương mại – dịch vụ, căn hộ, tại địa điểm số 76 Tôn Thất Thuyết, phường 16, quận 4.
Bà Nguyễn Thị Phước hiện là Tổng Giám đốc Sabeco HP.
Dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 12/8/2016, có quy mô 1.440 căn hộ, với tổng vốn đầu tư hơn 1.441 tỷ đồng. Đến ngày 22/8/2018 UBND TP. HCM đã ban hành quyết định chấp thuận đầu tư và công nhận chủ đầu tư cho Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP (Sabeco HP).
Gần đây nhiều thông tin báo chí phản ánh, với hệ số sử dụng đất được duyệt, mỗi m2 sàn xây dựng được phân bổ giá đất chưa đến 3 triệu/m2. Tuy nhiên, giá bán trên thị trường được môi giới rao ở mức trên dưới 50 triệu đồng/m2. Thậm chí theo một chuyên gia bất động sản tại TP.HCM giá hiện tại đến hơn 80 triệu đồng/m2.
Tìm hiểu về Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP – chủ đầu tư dự án Charmington Iris cho thấy, mặc dù có vốn góp của Tổng Công ty CP Bia – Rượi – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) nhưng vai trò sở hữu lớn lại thuộc về gia đình bà Nguyễn Thị Phước.
Video đang HOT
Cụ thể, Sabeco HP được thành lập năm 2016, đăng ký trụ sở chính ngay tại dự án Charmington Iris 76 Đường Tôn Thất Thuyết, Phường 16, Quận 4, TP.HCM.
Công ty Sabeco HP được thành lập bởi sự góp vốn của Tổng Công ty CP Bia – Rượi – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), và Công ty TNHH Đầu tư thương mại du lịch Hiệp Phúc (Công ty Hiệp Phúc).
Vai trò của gia đình bà Nguyễn Thị Phước rất quan trọng tại dự án Charmington Iris.
Ban đầu vốn điều lệ của Sabeco HP là 305,332 tỷ đồng, trong đó Sabeco góp 79,386 tỷ đồng tương đương 26% vốn điều lệ, còn lại là Công ty Hiệp Phúc góp tới 225,945 tỷ đồng tương đương nắm giữ tỷ lệ sở hữu vượt trội là 74% vốn điều lệ. Sabeco HP hiện do bà Nguyễn Thị Phước là Tổng Giám đốc, kiêm người đại diện theo pháp luật.
Đáng lưu ý xuất hiện là quan hệ sở hữu tại Công ty Hiệp Phúc – thành viên đóng góp 74% vốn điều lệ tại Sabeco HP. Bởi, đây là doanh nghiệp mang đậm tính chất gia đình do có sự góp vốn thành lập của bà Nguyễn Thị Phước và hai người con ruột là: Đỗ Biên Quốc và Đỗ Biên Thùy.
Theo đăng ký thay đổi ngày 04/07/2017 thì vốn điều lệ tại Công ty Hiệp Phúc có sự sụt giảm mạnh từ 320 tỷ đồng xuống còn 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cá nhân trong gia đình bà Nguyễn Thị Phước thì không đổi.
Trong đó, bà Nguyễn Thị Phước nắm giữ 74,06% vốn điều lệ, các con là Đỗ Biên Quốc nắm giữ 10,38% vốn điều lệ và Đỗ Biên Thùy nắm giữ 15,56% vốn điều lệ.
Đến ngày 27/12/2018, vốn điều lệ của doanh nghiệp này lại được điều chỉnh tăng lên đến 360 tỷ đồng. Lúc này bà Nguyễn Thị Phước đăng ký góp 266,616 tỷ đồng, các con Đỗ Biên Quốc đăng ký góp 37,368 tỷ đồng, Đỗ Biên Thùy đăng ký góp 56,016 tỷ đồng.
Như vậy, đến nay tại dự án Charmington Iris vai trò sở hữu quan trọng của gia đình bà Nguyễn Thị Phước được thể hiện nổi bật chứ không phải là Sabeco bởi tỷ lệ cổ phần nắm giữ và các cá nhân trong gia đình bà Nguyễn Thị Phước đã chi phối lớn cổ phần tại dự án này.
Bà Nguyễn Thị Phước hiện đang là thành viên HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Trung. Ngoài ra, bà còn có vai trò hết sức quan trọng tại một số doanh nghiệp địa ốc khác như Công ty CP Thương mại Địa ốc Việt, Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh Bất động sản Việt Gia Phú, Công ty CP Đầu tư – Thương mại Hồng Phúc, Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh BĐS Thịnh Phát,…
Đất nhà máy thành dự án bất động sản
Nói về nguồn gốc lịch sử của dự án, được biết trước đây khu đất này được Thủ tướng Chính phủ giao cho Nhà máy thủy tinh Khánh Hội theo quyết định 607/TTg tháng 10/1994. Tuy nhiên, sau đó Sabeco liên doanh với đối tác Malaysia thành lập Công ty TNHH Malaya Việt Nam (MVG) để làm nhà máy sản xuất bao bì thủy tinh phục vụ sản xuất.
Đến năm 2009, Sabeco và Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ du lịch Hiệp Phúc cùng MVG ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư để khai thác khu đất này.
Ngày 27/3/2015, ông Võ Thanh Hà, đại diện bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco thời điểm này, đã có báo cáo đề xuất Bộ Công Thương được hợp tác với Công ty Hiệp Phúc với số vốn góp 26% vốn điều lệ, thông qua việc thành lập một pháp nhân mới để triển khai dự án căn hộ thương mại tại khu đất 76 Tôn Thất Thuyết. Đề xuất trên đã được Thứ trưởng Bộ Công thương thời điểm đó ký công văn chấp thuận vào ngày 14/1/2016.
Đến ngày 15/1/2016, hợp đồng hợp tác giữa Sabeco và Công ty Hiệp Phúc được ký kết. Sau đó, Công ty TNHH đầu tư Sabeco HP được thành lập triển khai dự án như ngày hôm nay.
Loan Hoàng
Theo vietq.vn
Thông tin bất ngờ về dự án cầu Cát Lái
UBND tỉnh Đồng Nai vừa kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép Đồng Nai chủ trì, phối hợp với TP.HCM thực hiện các thủ tục để triển khai dự án xây dựng cầu Cát Lái thay cho phà Cát Lái hiện hữu.Theo đó, Đồng Nai muốn chia dự án đầu tư xây dựng cây cầu này làm 3 dự án thành phần.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, do tổng mức đầu tư của dự án lớn (hơn 7.200 tỷ đồng) nên việc triển khai theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) cho toàn bộ dự án sẽ không khả thi, vì vậy cho phép tách dự án ra làm 3 dự án thành phần.
Cụ thể, phần đường dẫn phía TP.HCM dài 623m, quy mô mặt cắt ngang rộng 60m, Chính phủ giao cho TP.HCM thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao); phần đường dẫn phía Đồng Nai dài 263m, rộng 56m do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện theo hình thức BT.
Riêng phần cầu chính, Chính phủ giao tỉnh Đồng Nai thực hiện theo hình thức BOT. Trong quá trình nghiên cứu, nếu việc thực hiện theo hình thức BOT không khả thi sẽ chuyển sang phương án BOT kết hợp BT. Phần đất để thực hiện BT sẽ nghiên cứu sử dụng từ quỹ đất trên địa bàn Đồng Nai.
Dự án xây dựng cầu Cát Lái thay thế cho phà Cát Lái đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông - vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 theo đề nghị của Bộ Giao thông - vận tải. Cầu Cát Lái bắc qua sông Đồng Nai nối quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, sở đã kiến nghị UBND TP.HCM đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện các thủ tục để triển khai thực hiện dự án cầu thay phà Cát Lái nhằm kết nối giao thông liên vùng TPHCM, đồng thời tạo động lực trong việc phát triển đô thị mới Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).
Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, kết nối giao thông với tỉnh Đồng Nai hướng vào trung tâm đô thị mới Nhơn Trạch giữ nguyên là phà như hiện hữu.
Thế nhưng, trên cơ sở đề xuất đầu tư của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng 194 và báo cáo của Sở Giao thông vận tải, UBND TP.HCM đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái. Theo đó, tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 4,5km, quy mô mặt cắt ngang đảm bảo 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp.
Trong tình trạng "sốt ruột", tỉnh Đồng Nai đã chủ động làm việc với TP.HCM để đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông liên kết vùng. Cụ thể, Tỉnh Đồng Nai đã chủ động đề xuất đứng ra xây dựng và trực tiếp mời gọi các nhà đầu tư tham gia phát triển dự án cầu Cát Lái 7.200 tỷ đồng nối huyện Nhơn Trạch với quận 2 của TP.HCM.
Bởi, theo quan điểm của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, chỉ cách trung tâm quận 1 của TP.HCM khoảng 20km, nhưng hàng loạt dự án bất động sản ở Nhơn Trạch đã trở thành khu đô thị "ma" gần 20 năm qua là điều rất khó hiểu. Theo đó, tỉnh này đang làm việc với một số nhà đầu tư tiềm năng cùng bàn thảo phương án đầu tư, dự kiến dự án cây cầu trọng điểm này sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2019.
Theo đanh gia cua cac chuyên gia kinh tê, khi dự án được xây dưng va đi vao khai thac se tao bươc đôt pha trong phat triên kinh tê cua Đông Nai và cả TP.HCM, nhất là thu hut đâu tư trong nươc, nươc ngoai vao cac linh vưc công nghiêp, dich vu, thương mai, du lich mà hai địa phương có thế mạnh.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
5 xu hướng định hình bất động sản Việt Nam 2019 Cuộc đua bất động sản Việt Nam đang trở nên nóng hơn bao giờ hết với sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, ghi nhận lượng đầu tư thiết lập kỷ lục trong những năm gần đây. Không gian làm việc linh hoạt ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam Bên cạnh đó, Việt Nam cũng...