Hệ sinh thái 4 tỷ USD suýt sụp đổ chỉ vì khoản vay 50 triệu USD
Một “cá voi” tiền mã hóa đã suýt đánh sập mạng blockchain Fantom với khoản vay của mình.
Gần đây, cộng đồng nhà đầu tư Fantom ( FTM) xôn xao trên các diễn đàn, mạng xã hội bởi thông tin một “cá voi” lớn của nền tảng bị thanh lý tài sản. Tuy khoản vay chỉ có trị giá 50 triệu USD, con số nhỏ so với tổng tài sản bị khóa gần 4 tỷ USD trên hệ sinh thái Fantom, việc “cá voi” khóa khoản vay để lấy lãi cùng phí giao dịch tăng đột biến khiến mạng lưới suýt sụp đổ.
Sức ảnh hưởng lớn của cá voi
Một tài khoản với biệt danh “Roosh” đã đầu tư số FTM trị giá 50 triệu USD (tương đương 59 triệu đồng FTM) làm tài sản thế chấp trên nền tảng DeFi (tài chính phi tập trung) Scream để vay tiền. Roosh dùng số tiền đi vay mua lượng lớn Solidly (SOLID), Deus Finance (DEUS).
Scream là giao thức cho vay phi tập trung có khả năng mở rộng cao trên nền tảng Fantom. Sau khi ký quỹ lượng FTM trị giá 50 triệu USD trên Scream và vay DEUS và SOLID, “cá voi” này đã stake (khóa lấy lãi) tài sản của mình trong vòng 4 năm.
Giá Fantom lao dốc kể từ đợt thanh lý đầu tiên hôm 29/4.
Sự việc đã gây ảnh hưởng lớn tới thị trường. Xu hướng đi xuống của Bitcoin và thị trường tiền mã hóa nói chung trong thời gian qua đã khiến giá trị của FTM giảm xuống. Điều này dẫn đến việc một phần tài sản của Roosh phải bị thanh lý để trả cho chủ nợ.
Việc nền tảng Scream thanh lý lượng lớn FTM có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái Fantom. Vì Roosh đã khóa tài khoản của mình, nền tảng DeFi này đã phải bán tháo hơn 40 triệu FTM để bù lỗ cho khoản vay của Roosh.
Một trong những thành viên của Deus Finance đã cho Roosh vay 2 triệu USD để giúp ngăn chặn điều này.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Blockchain Amna, việc Scream thanh lý 11 triệu FTM đã trực tiếp khiến giá FTM giảm mạnh từ 0,85 USD xuống 0,79 USD. Sau đó, đợt thanh lý thứ hai và thứ ba đã xảy ra, kéo giá FTM xuống còn 0,76 USD, tương đương mức giảm 10,5%.
Video đang HOT
“Từ 59 triệu FTM ký quỹ ban đầu, sau tổng cộng 6 đợt thanh lý, Roosh hiện tại chỉ còn 18 triệu FTM”, nhà phân tích Amna cho biết.
Ngay cả khi những người nắm giữ FTM không biết về các vụ thanh lý đang diễn ra, họ chắc chắn sẽ nhận thức được rằng giá trị tài sản của họ đang lao dốc.
Vấn đề chung
Những nhà đầu tư cố gắng bán lượng FTM họ nắm giữ trong đợt giảm giá này sẽ phải đối mặt với một vấn đề lớn. Khi một lượng lớn FTM được thanh lý, phí giao dịch trên Fantom sẽ tăng vọt.
Chuyên gia bảo mật tiền mã hóa Chris Blec chia sẻ trên Twitter rằng những đợt thanh lý này đã đẩy phí giao dịch FTM lên gần 20.000 gwei (chỉ số cho cách tính phí) tại một thời điểm.
“Việc thực hiện một giao dịch trong FTM là rất tốn kém. Vụ việc đã cho thấy tiền mã hóa bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào trong khủng hoảng. Hãy tưởng tượng nếu đây là giá trên Ethereum”, chuyên gia Chris Blec cho biết.
Phí giao dịch Ethereum từng tăng lên tới hàng chục nghìn USD do quá tải giao dịch.
Đây là một vấn đề rất lớn đối với một mạng lưới tiền mã hóa. Khi một số lượng lớn tiền mã hóa bị thanh lý, các nhà đầu tư sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn và liên tục bán tháo.
Nhưng bởi phí cao và giao dịch chậm, họ thường sẽ không thể xử lý tài sản của mình. Ngoài ra, các dự án DeFi khác được xây dựng trên mạng lưới này cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Theo Decrypt, đây mới chỉ là trường hợp của một cá voi, hệ sinh thái với tổng giá trị khóa (TVL) 3,8 tỷ USD có thể sụp đổ hoàn toàn nếu nhiều người dùng khác cũng vay thế chấp trên Fantom như Roosh.
Nếu trường hơp trên xảy ra, những nhà đầu tư cũng sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ khi các giao dịch không được thực hiện, điều này có thể dẫn đến việc thanh lý nhiều hơn và khiến mạng blockchain còn quá tải hơn nữa. Cuối cùng, mạng lưới có thể sụp đổ.
Trong trường hợp của Fantom, sự sụp đổ không xảy ra. Dù vậy, theo Decrypt, vụ việc chứng tỏ các hoạt động tài chính truyền thống như cho vay và đi vay có thể gây ảnh hưởng lớn đến cho công nghệ tiền mã hóa như thế nào.
Lượng ETH trị giá 156 triệu USD vừa bị đốt bỏ
Dự án metaverse Otherside khiến người dùng mất hàng nghìn USD cho mỗi giao dịch Ethereum. Lượng ETH bị đốt bỏ cũng tăng vọt.
Hôm 30/4, Yuga Labs, công ty đứng sau bộ sưu tập NFT Bored Ape Yacht Club (BAYC) cho ra mắt dự án NFT mới mang tên "Otherside". Trong vòng chưa đầy 24 giờ, doanh số bán NFT "Otherdeed" của Otherside đạt 561 triệu USD.
Nhà đầu tư tranh giành để mua được một trong số 100.000 NFT trong sự kiện trên. Số giao dịch, phí gas lẫn lượng ETH bị đốt bỏ đều tăng cao. Theo bảng xếp hạng ETH bị đốt của Ultrasound, riêng bộ sưu tập này đã khiến 55.887 ETH bị đốt bỏ trong 7 ngày qua, tương đương số tiền khoảng 156 triệu USD.
Kể từ tháng 8/2021, bản cập nhật London hardfork của Ethereum kèm điều khoản đốt bỏ một lượng nhỏ sau mỗi giao dịch. Theo dữ liệu tổng hợp từ Glassnode và Data Always, gần 70.000 ETH đã bị đốt vào ngày 1/5, gấp 3 lần con số cao nhất trước đó vào giữa tháng 1.
Dự án metaverse Otherside đã thu về cho Yuga Labs hơn hơn 561 triệu USD trong vòng chưa đầy 24 giờ.
Mạng Ethereum quá tải cũng khiến phí giao dịch ETH tăng chóng mặt. Hôm 1/5, một người dùng đã phải trả tới 3.300 USD phí giao dịch chỉ để mua một NFT với giá 25 USD. Trong khi đó, một người dùng khác cũng đã phải trả tới 4.661 USD để mua tên miền ".eth" trị giá 5 USD cho ví tiền mã hóa của mình.
Nhiều người dùng Ethereum đã phàn nàn về việc phải trả phí cao hơn nhiều so với thường lệ, còn người mua Otherdeed thì chắc chắn phải cắn răng chi đậm để đảm bảo giao dịch của mình được thực hiện.
Đợt mở bán thậm chí đã khiến trang web block explorer nổi tiếng của Ethereum là Etherscan sập, điều rất hiếm khi xảy ra.
Khi số lượng tăng cao bất thường, nhiều giao dịch sẽ không được xác thực. Vào đêm 1/5, nhiều người đã trả hàng nghìn USD phí cho các giao dịch thậm chí không được thực hiện.
Yuga Labs cho biết họ sẽ hoàn lại cho người dùng những khoản phí trên, nhưng không rõ công ty sẽ thực hiện điều đó như thế nào. Ngoài ra, Yuga Labs cho biết sẽ chỉ chi trả các khoản phí từ các giao dịch không thành công liên quan trực tiếp đến công ty.
Những người dùng thực hiện giao dịch không liên quan tới Yuga Labs có thể sẽ mất trắng hàng nghìn USD phí gas (mạng Ethereum tính phí cho mỗi giao dịch trên blockchain, gọi là phí gas. Các khoản phí này được sử dụng để trả cho các thợ đào nhằm xác minh các giao dịch).
Theo Mashable, vụ việc trên là một ví dụ khác về việc tiền mã hóa, NFT và các loại tài sản khác liên quan đến blockchain vẫn chưa sẵn sàng thay thế tiền tệ truyền thống.
Tốc độ phát triển nhanh của Ethereum trong năm 2022 dẫn đến sự gia tăng đột biến về khối lượng giao dịch, cũng như dòng tiền đổ vào từ các nhà đầu tư. Người dùng đang có xu hướng tích lũy ETH, điều này mang lại lợi ích rất lớn cho các thợ đào Ethereum.
Trong đợt mở bán NFT Otherside, các thợ đào Ethereum đã kiếm được hơn 87 triệu USD chỉ trong một giờ.
Phí gas ETH có thể dao động rất lớn vì nó không dựa trên quy mô của giao dịch mà chỉ dựa trên số lượng giao dịch đang được thực hiện trên mạng Ethereum tại bất kỳ thời điểm nào.
Điều đó có nghĩa là nếu giao dịch của người dùng được xử lý trong thời gian mạng Ethereum đang phải đối mặt với lưu lượng truy cập cao, họ có thể phải trả phí cao để giao dịch được thực hiện. Người dùng thậm chí có thể trả một khoản phí cao hơn để giao dịch của họ được đẩy lên phía trước.
Giao dịch Ethereum có thể không thành công nếu người dùng không trả đủ phí. Khi điều này xảy ra, không những giao dịch không diễn ra mà người dùng còn mất luôn khoản phí.
Những loại coin và token có thể tăng trưởng tốt trong năm 2022 Bên cạnh Ethereum, nhiều dự án tiềm năng như Avalanche, Fantom, Polkadot, Cosmos được trông chờ sẽ phát triển tốt trong năm nay. Năm 2021 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường tiền mã hóa. Các tổ chức lớn liên tục rót tiền đầu tư vào các dự án nền tảng đã có lượng người dùng riêng. Đà giảm cuối...