Hệ lụy từ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc
Nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc có tỷ lệ tử vong cao. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do người bệnh tự ý sử dụng kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nguy hiểm của việc tự ý điều trị
Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa hầu như lúc nào cũng tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc. Theo các bác sĩ ở khoa, có thời điểm bệnh nhân nhiễm khuẩn đa kháng thuốc chiếm tới 25% tổng số bệnh nhân đang nằm điều trị tại khoa.
Bệnh nhân T.N.D (huyện Cam Lâm) đang điều trị tại khoa với chẩn đoán nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng hô hấp, đau ngực, khó thở. Trước đó, bệnh nhân D. đã có thời gian dài điều trị tại bệnh viện tuyến dưới. Vào Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, các bác sĩ đã tích cực đưa ra phác đồ điều trị dùng kháng sinh mạnh, phối hợp 2 loại kháng sinh, thở máy và lọc máu, song 3 tuần qua vẫn chưa có diễn biến tích cực. Người nhà bệnh nhân D. cho biết, bệnh nhân có bệnh nền huyết áp cao, duy trì việc tự uống thuốc tại nhà đã nhiều năm nay. Người nhà rất bất ngờ khi biết bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân.
Hiện nay, tại các nhà thuốc ở Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung, không khó để có thể bắt gặp hình ảnh người dân đến mua thuốc, mô tả những triệu chứng mà mình đang mắc phải. Người bán cứ dựa theo mô tả mà kê đơn; trong số những thuốc bán cho người mua có triệu chứng ho, sổ mũi đều có chứa kháng sinh. Do không khám mà chỉ bán thuốc theo lời kể nên trong số những loại thuốc kháng sinh nhà thuốc bán, sẽ có nhiều loại không đúng với tiêu điểm nhiễm trùng và mức độ nặng của bệnh. Còn người mua thì cứ mang về uống mà không hiểu được nguy cơ, những tác hại có thể xảy ra của thuốc kháng sinh. Chị Nguyễn Minh Nguyệt (TP. Nha Trang) cho biết: “Ở nhà tôi, thường ai bị cảm, đau nhức, sổ mũi, ho cứ ra tiệm thuốc kể các triệu chứng; tiệm thuốc bán thuốc thế nào thì về uống thế đó, theo đúng chỉ dẫn”.
Video đang HOT
Gây nhiều gánh nặng
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hoài Lâm – Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Tình trạng đề kháng kháng sinh là do thói quen người dân hay sử dụng thuốc kháng sinh chưa đúng chỉ định của bác sĩ, sử dụng thường xuyên theo kiểu tự mua thuốc điều trị những bệnh cảm sốt thông thường mà đúng ra, đối với những trường hợp này thì không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, bệnh nhân có phác đồ điều trị của bác sĩ nhưng lại không tuân thủ đúng theo chỉ định. Theo phác đồ của bác sĩ, đợt điều trị kéo dài từ 7 đến 10 ngày, nhưng nhiều bệnh nhân đến ngày thứ 3, 4, khi thấy triệu chứng bệnh đã đỡ thì tự ý ngưng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có khả năng đề kháng nhóm kháng sinh đang dùng. Một trong những nguyên nhân nữa đó là, tình trạng sử dụng kháng sinh nhiều ở chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khi nồng độ kháng sinh ở gia súc, gia cầm chưa được chuyển hóa hết, người nuôi đã đem đi bán, người ăn trúng những thực phẩm này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn đề kháng nhóm kháng sinh đã sử dụng cho gia súc, gia cầm…, dẫn tới tình trạng bệnh nhân nhiễm trùng, đề kháng kháng sinh cao”.
Theo các chuyên gia, nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc xảy ra khi các vi sinh vật như: Vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh, làm cho loại thuốc này không thể tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của chúng.
Nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn, kém hiệu quả hoặc không hiệu quả; thời gian điều trị kéo dài, phải dùng các thuốc kháng sinh thế hệ mới với chi phí rất cao. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, bắt buộc bác sĩ phải điều trị kháng sinh ở liều cao, hoặc kết hợp các loại thuốc kháng sinh với nhau, từ đó kéo theo gánh nặng cho người bệnh khi chi phí điều trị tăng cao. Không những thế, việc điều trị kết hợp nhiều loại kháng sinh với nhau có nguy cơ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với bệnh nhân. Hoặc nếu sau khi điều trị thành công thì người bệnh vẫn có thể xuất hiện các biến chứng như: Suy gan, suy thận, rối loạn nhịp tim, suy mòn cơ, suy kiệt sau hồi sức, xẹp phổi sau hồi sức thở máy kéo dài. Do đó, hậu điều trị nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc cũng được xem là một thử thách lớn của ngành Y tế, tăng gánh nặng chi phí điều trị và kéo dài thời gian nằm viện, để lại nhiều di chứng cho người bệnh.
Chính vì vậy, để hạn chế và phòng ngừa nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc rất cần xã hội, cộng đồng và người dân nâng cao ý thức, trong đó hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ; khi có chỉ định điều trị của bác sĩ phải tuân thủ nghiêm. Trong ngành chăn nuôi, phải hạn chế dùng kháng sinh cho gia cầm, gia súc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có một người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tức xấp xỉ 10 triệu người/năm. WHO xếp Việt Nam vào nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao của thế giới.
Phẫu thuật thành công trường hợp có khối u khổng lồ ở thành bụng
Bệnh nhân được các bác sỹ chẩn đoán thoát vị lớn thành bụng, bán tắc ruột do dính, viêm túi mật do sỏi/suy tim, tràn dịch màng tim, màng phổi, tăng huyết áp, suy kiệt.
Bác sỹ khám lại cho bệnh nhân sau phẫu thuật. (Ảnh: PV/Vietnam )
Ngày 9/10, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thông tin các bác sỹ của Bệnh viện vừa phẫu thuật, điều trị thành công cho một bệnh nhân có khối u khổng lồ ở thành bụng hiếm gặp.
Bệnh nhân P. B. Đ. 88 tuổi, ở Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, có tiền sử tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, mổ mở thủng ổ loét dạ dày tá tràng cách 8 năm, sau mổ 1 năm bệnh nhân xuất hiện khối u phồng thành bụng.
Người nhà của bệnh nhân cho hay ban đầu khối u phồng nhỏ và chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt nên bệnh nhân và gia đình chủ quan không đi khám. Sau đó, khối u phồng to lên, tuy nhiên với tâm lý tuổi cao, ngại đi khám bệnh nhân vẫn ở nhà. Đến khi khối u quá to, bệnh nhân không đi lại được, bụng trướng, nôn nhiều mới tới bệnh viện.
Bệnh nhân vào bệnh viện trong tình trạng tỉnh, thể trạng gầy, suy kiệt, rối loạn nước, điện giải. Khối u thoát vị lớn thành bụng vị trí vết mổ cũ đường trắng giữa trên dưới rốn đường kính 30cm, sờ thấy quai ruột nổi ngay dưới da thành bụng, có dấu hiệu tắc ruột (đau bụng, nôn, bí trung đại tiện).
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị lớn thành bụng, bán tắc ruột do dính, viêm túi mật do sỏi/suy tim, tràn dịch màng tim, màng phổi, tăng huyết áp, suy kiệt.
Xác định đây là trường hợp bệnh nhân tuổi cao, nhiều bệnh nền, bệnh lý ngoại khoa để đến giai đoạn nặng, rất khó khăn cho quá trình phẫu thuật và hậu phẫu.
Các bác sỹ Khoa Ngoại tiêu hóa đã phối hợp, hội chẩn các chuyên khoa Tim mạch, Hô hấp, Gây mê hồi sức, Hồi sức tích cực để đưa ra phương án an toàn nhất cho bệnh nhân.
Khối u khổng lồ của bệnh nhân trước khi phẫu thuật. (Ảnh: PV/Vietnam )
Bệnh nhân được điều trị ổn định tình trạng suy tim, tràn dịch đa màng, bồi phụ nước, điện giải, nâng cao thể trạng và được tiến hành phẫu thuật.
Tổn thương trong phẫu thuật của bệnh nhân rất nặng nề, gần như toàn bộ ruột tràn ra ngoài ổ bụng do khuyết cân cơ thành bụng đường kính 25cm và ruột nằm ngay dưới lớp da rất mỏng. Hậu quả của việc ruột bị ứ đọng nhiều năm trong bọc gây dính, gây xoắn mạc treo ruột non, rất may bệnh nhân không có hoại tử ruột.
Sau khi gỡ dính, làm xẹp ruột, cắt túi mật, các bác sỹ tiến hành tạo hình lại thành bụng, dùng tấm lưới nhân tạo 30x30 cm để phục hồi thành bụng, tránh tái phát. Do khuyết cân cơ rất lớn 25x25cm nên việc phục hồi thành bụng hết sức khó khăn.
Ca phẫu thuật được hoàn thành sau hơn 2 giờ đồng hồ, sau mổ bênh nhân được chăm sóc, theo dõi phối hợp của các bác sỹ ngoại và bác sỹ gây mê hồi sức.
Sau 10 ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã đi lại, ăn uống tốt, vết mổ khô và trở lại sinh hoạt bình thường.
Bác sỹ Bùi Đức Duy - Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa cho biết thoát vị thành bụng là bệnh thông thường, đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử mổ vùng bụng, khi thành bụng yếu, nhiễm trùng vết mổ hay dinh dưỡng kém chính là điều kiện thuận lợi cho các tạng rời khỏi vị trí và ra ngoài. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân đến muộn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, hoại tử ruột...
Vì vậy, bác sỹ khuyến cáo các bệnh nhân nên khám định kỳ để phát hiện, xử lý sớm tránh các biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Người phụ nữ nguy kịch do thường xuyên ngâm chân trong nước Mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho một nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, suy gan và suy thận cấp do nhiễm xoắn khuẩn vàng da. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC Gia đình bà V.T.G (62 tuổi, Văn Quan, Lạng Sơn) có một xưởng sản...