Hệ lụy toàn cầu từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

Theo dõi VGT trên

Giống như năng lượng, xung đột Nga-Ukraine đã giáng một “đòn chí mạng” vào an ninh lương thực của thế giới.

“Cú sốc” năng lượng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) trong báo cáo tháng 11/2022 đã đánh giá rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine là một “cú sốc năng lượng lớn và mang tính lịch sử” đối với thị trường. “Cú sốc” đó là một trong những yếu tố chính khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 giảm xuống còn 3,1%. Trước khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, các dự báo ước tính tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 sẽ vào khoảng 5%. Trong báo cáo mới nhất hồi tháng 9, OECD dự báo GDP toàn cầu 2023 sẽ ở mức 3%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Tuy nhiên, đây vẫn là kết quả “dưới trung bình”, đánh dấu mức tăng trưởng hằng năm thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009), trừ năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cùng với đó, OECD hạ dự báo tăng trưởng giảm 0,2 điểm phần trăm, xuống còn 2,7%.

Hệ lụy toàn cầu từ cuộc xung đột Nga-Ukraine - Hình 1
An ninh lương thực thế giới bị giáng một “đòn chí mạng” và châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

“Cú sốc” năng lượng do khủng hoảng Nga-Ukraine gây ra đã làm thay đổi dòng chảy năng lượng toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ, từ thời Liên Xô cho đến thời điểm xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Nga và phần lớn châu Âu ràng buộc với nhau trong một “cuộc hôn nhân hydrocarbon” vì lợi ích. Nga cần thị trường năng lượng ổn định để xuất khẩu dầu khí, châu Âu muốn nguồn năng lượng được cung cấp trực tiếp qua các đường ống dẫn, giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Đông – một thị trường không ổn định với nguồn cung được vận chuyển bằng tàu biển. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, thị trường châu Âu từng là khách hàng lớn nhất của Nga: Năm 2022, trước cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, 60% lượng dầu mỏ và 74% lượng khí đốt xuất khẩu của Nga là sang châu Âu.

Với sự phụ thuộc lớn như vậy, việc châu Âu dần từ bỏ khí đốt của Nga sẽ không dễ dàng. Một số giải pháp thay thế trước mắt sẽ phải trả giá bằng các mục tiêu giảm phát thải, vì một số nước châu Âu đã tăng cường sản xuất điện than. Tuy nhiên, năm ngoái châu Âu đã chứng kiến mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên giảm hơn 20%, do các doanh nghiệp và hộ gia đình buộc phải tiết kiệm nhiều hơn trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt do thiếu hụt nguồn cung.

Nhưng, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang nhanh chóng lấp đầy sự thiếu hụt đó. Mỹ sẽ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới vào năm 2023, dù vậy nước này không có đủ nguồn cung dư thừa để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của châu Âu, ngay cả sau khi Mỹ đã chuyển một phần xuất khẩu từ châu Á sang thị trường châu Âu. 68% xuất khẩu LNG của Mỹ hiện đang hướng tới các nước Liên minh châu Âu (EU). Con số đó có thể sẽ còn tăng lên.

Về lâu dài, châu Âu sẽ giảm đáng kể nhu cầu khí đốt của Nga. Châu Âu dường như cũng đã quyết tâm không bao giờ rơi vào tình thế phải phụ thuộc vào nguồn hydrocarbon giá rẻ của Nga nữa. Mặc dù Nga sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu năng lượng, một số nhà quan sát tin rằng trong vài năm tới, vị thế siêu cường năng lượng của nước này sẽ giảm sút. Nga sẽ tiếp tục chuyển hoạt động xuất khẩu từ châu Âu sang các thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng với mức giá thấp hơn.

An ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa

Giống như năng lượng, xung đột Nga-Ukraine đã giáng một “đòn chí mạng” vào an ninh lương thực của thế giới.

Cả Nga và Ukraine đều thuộc nhóm những cường quốc nông nghiệp quan trọng nhất. Năm 2021, cả hai đều nằm trong số 3 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa mỳ, lúa mạch, ngô, hạt cải và dầu hạt cải, hạt hướng dương và dầu hướng dương. Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới: Xuất khẩu phân đạm, kali và phân hỗn hợp của nước này lần lượt chiếm 13%, 16% và 15% thị trường toàn cầu vào năm 2019. Việc nguồn cung cấp ngũ cốc và phân bón tập trung cao vào hai quốc gia này khiến nhiều nước bị tổn thương trước tình trạng mất an ninh lương thực trong cuộc xung đột.

Tình hình càng đáng lo ngại hơn kể từ khi Moscow rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen vào tháng 7/2023. Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc hiện đang thảo luận với Moscow để khôi phục thỏa thuận nhằm cho phép các tàu chở ngũ cốc của Ukraine đi qua Biển Đen mà không gặp trở ngại. Tuy nhiên, tình hình không có vẻ lạc quan khi Nga nhiều lần khẳng định nước này sẽ không khôi phục thỏa thuận khi quyền lợi chưa được bảo đảm.

Châu Phi – đặc biệt là Đông Phi – là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Nhiều thập kỷ xung đột và biến đổi khí hậu, theo thời gian, đã khiến Đông Phi trở nên dễ bị tổn thương và phụ thuộc một cách nguy hiểm vào các loại ngũ cốc quan trọng – với khoảng 80% lượng ngũ cốc nhập khẩu của Đông Phi là từ Nga và Ukraine.

Ở Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine đã khiến giá lúa mì và nhiên liệu tăng vọt. Người tị nạn Syria nằm trong số những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì nhiều người không có thu nhập để trang trải cho chi phí sinh hoạt vốn đã gia tăng đáng kể.

Ở Trung Mỹ, giá lương thực thiết yếu như ngô trắng cao hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm. Cùng với biến đổi khí hậu và tình trạng mất an ninh đang diễn ra, gần 13 triệu người trên toàn khu vực phải đối mặt với nạn đói ngày càng tăng.

Hệ lụy toàn cầu từ cuộc xung đột Nga-Ukraine - Hình 2
Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đã định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu trong bối cảnh châu Âu nỗ lực tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.

“Bức màn sắt” mới

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực năng lượng và lượng thực, xung đột Nga-Ukraine còn gây ra những hệ lụy về mặt chính trị, tạo ra một “bức màn sắt” vô hình mới. Tracey German, giáo sư về xung đột và an ninh tại King’s College London, cho rằng cuộc xung đột đã làm xuất hiện sự chia rẽ giữa một bên là “trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo” và bên kia là nước Nga giận dữ và siêu cường đang trỗi dậy Trung Quốc.

Thực tế cho thấy cuộc khủng hoảng này đã giúp hồi sinh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Liên minh quân sự này – vốn được lập ra nhằm chống lại Liên Xô – đã có ý thức mới về mục đích và kết nạp thêm 2 thành viên mới đầy tham vọng là Phần Lan và Thụy Điển. Hai quốc gia này đã từ bỏ quan điểm không liên kết trong nhiều thập kỷ và xin nhập NATO để được bảo vệ trước điều mà họ cho là mối đe dọa từ Nga. Trong khi đó, xung đột Nga-Ukraine đã phần nào giúp gác lại những tranh cãi về Brexit trong EU, làm tan băng mối quan hệ ngoại giao khó xử giữa khối và cựu thành viên Anh.

Tuy nhiên, đã có một số vết nứt trong mặt trận thống nhất của phương Tây. Thủ tướng Hungary Viktor Orban – đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Putin ở EU – đã vận động chống lại các lệnh trừng phạt đối với Moscow, từ chối gửi vũ khí tới Ukraine và từ chối gói viện trợ của khối cho Kiev. Sự thống nhất của phương Tây sẽ ngày càng chịu nhiều áp lực hơn khi xung đột càng kéo dài.

Ở phía bên kia “bức màn sắt”, Moscow cũng đang củng cố liên minh của mình. Nga đã tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh vẫn giữ khoảng cách với cuộc xung đột và cho đến nay vẫn chưa gửi vũ khí cho Moscow. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát bày tỏ lo ngại rằng điều đó có thể sẽ sớm thay đổi. Trung Quốc hiện đang theo dõi chặt chẽ một cuộc xung đột để rút ra những bài học cho riêng mình về cách thức phản ứng của Mỹ và phương Tây trước những tình huống tương tự.

Ngoài Trung Quốc, Nga cũng đang tăng cường liên kết với CHDCND Triều Tiên và Iran. Từ năm 2022, Kiev và các đồng minh phương Tây liên tục cáo buộc Iran cung cấp vũ khí cho Nga để sử dụng trong cuộc chiến tại Ukraine – điều mà Tehran bác bỏ. Về phần CNDCND Triều Tiên, chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Kim Jong-un hồi giữa tháng 9 được coi là bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển quan hệ giữa hai nước. Cho dù Moscow tăng cường hợp tác quân sự với Bình Nhưỡng và Tehran, điều đó không hẳn sẽ làm thay đổi cục diện chiến sự tại Ukraine, nhưng đây sẽ là động thái đào sâu sự chia rẽ trong môi trường địa chính trị toàn cầu hiện nay, một kiểu tái diễn Chiến tranh Lạnh với một trục là phương Tây và trục kia gồm các nước chịu nhiều trừng phạt như CHDCND Triều Tiên, Nga, Iran…

Khủng hoảng Nga-Ukraine sẽ diễn biến ra sao trong những tháng tới – và thậm chí nhiều năm tới – là điều không ai biết chắc. Bất chấp thương vong nặng nề, không bên nào tỏ ra sẵn sàng lùi bước. Cuộc khủng hoảng này không phải là một cuộc khủng hoảng có tính tách biệt, những tác động lan tỏa của nó có thể được cảm nhận trên toàn cầu. Do đó, chấm dứt xung đột này phải được coi là ưu tiên hàng đầu hiện nay của các nhà lãnh đạo thế giới. Những câu hỏi khó và nhạy cảm về mặt chính trị trong cuộc xung đột này không thể bị bỏ qua.

Khó lường an ninh ở biển Đen

Nga bắt đầu xem mọi tàu thuyền di chuyển qua biển Đen đến Ukraine là mục tiêu quân sự, Ukraine tối qua cũng ra tuyên bố tương tự nhắm vào tàu tới cảng Nga.

Hãng TASS đưa tin Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố xem tất cả tàu thuyền di chuyển qua biển Đen đến các cảng ở Ukraine là các tàu hàng quân sự kể từ 0 giờ ngày 20.7, sau khi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua vùng biển này hết hạn hôm 16.7. Kiên quyết hơn, Nga nhấn mạnh mọi quốc gia có tàu di chuyển như thế sẽ bị xem là đứng về phía Ukraine tham gia xung đột.

Nga lại tấn công Odessa, đe dọa tàu ngũ cốc

Diễn biến nóng ở các cảng

Bộ Quốc phòng Nga cho hay nhiều vùng biển quốc tế phía tây bắc và đông nam biển Đen đã được tuyên bố tình trạng tạm thời nguy hiểm đối với tàu thuyền. Liên quan tình hình vùng biển này, AFP ngày 20.7 dẫn lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Adam Hodge cảnh báo khả năng quân đội Nga có thể mở rộng việc nhằm vào các cơ sở ngũ cốc của Ukraine sang tàu thuyền dân sự.

Khó lường an ninh ở biển Đen - Hình 1

Một tàu hàng của Thổ Nhĩ Kỳ ở biển Đen hôm 17.7. Ảnh Reuters

Tối qua, Bloomberg đưa tin Bộ Quốc phòng Ukraine ra tuyên bố tương tự, xem mọi tàu đến các cảng của Nga và cảng của Ukraine ở biển Đen do Nga kiểm soát là mục tiêu quân sự, bắt đầu từ ngày 21.7.

Trước đó, giới chức Ukraine cho hay phía Nga tối 19.7 không kích đêm thứ 3 liên tiếp tại các thành phố cảng Odessa và Mykolaiv, khiến ít nhất 21 người bị thương. Theo trang tin The Kyiv Independent, Không quân Ukraine tố phía Nga ồ ạt tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV). Một số tên lửa hành trình phóng trúng khu vực chứa ngũ cốc và dầu tại một cảng ở Odessa, làm thiệt hại các thiết bị bốc dỡ hàng và 60.000 tấn ngũ cốc. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chỉ đạo quân đội tăng cường an ninh tại các cảng, đồng thời cho biết nước này cần thêm các hệ thống phòng không SAMP-T hoặc Patriot.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.7 thì cho hay nước này tiếp tục "tấn công trả đũa" Ukraine ở Odessa và Mykolaiv. Theo đó, Nga đã tấn công bằng vũ khí chính xác cao từ biển và trên không, nhằm vào các nhà xưởng và kho chứa xuồng không người lái tại Odessa, đồng thời phá hủy cơ sở hạ tầng nhiên liệu và kho đạn của Ukraine ở Mykolaiv.

Mất an ninh lương thực

Theo Reuters, việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc biển Đen và những lo ngại về an ninh tại các tuyến đường biển trong khu vực đe dọa nguồn cung lương thực toàn cầu, do Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Giá lúa mì hợp đồng tương lai tăng 8,5% hôm 19.7, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi nổ ra chiến sự. Tổng thống Zelensky cho hay các cảng bị Nga tấn công hôm 19.7 chứa khoảng 1 triệu tấn lương thực lẽ ra đã giao đến châu Á và châu Phi, còn 60.000 tấn nông sản bị thiệt hại vốn dự định giao đến Trung Quốc. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 19.7 cho biết việc Nga rút khỏi thỏa thuận có thể khiến tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu trở nên xấu hơn và làm tăng giá lương thực, nhất là tại các nước nghèo.

Kinh tế Ukraine có phục hồi khi dân số giảm?

Trong cuộc họp với các quan chức chính phủ hôm 19.7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow sẵn sàng quay lại thỏa thuận ngay lập tức nếu mọi điều kiện đã thống nhất trước đó được đáp ứng. Moscow luôn nhấn mạnh việc cần nới lỏng các giới hạn về xuất khẩu lương thực và phân bón của mình, trong khi phương Tây cho rằng đây là đòn bẩy để làm suy yếu các lệnh cấm vận. Ông Putin cáo buộc phương Tây đã "bóp méo hoàn toàn bản chất" của thỏa thuận ngũ cốc, giúp đem lại lợi nhuận cho các công ty châu Âu và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Nga.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?
17:26:38 20/01/2025
Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?
22:07:32 21/01/2025

Tin đang nóng

Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCMTai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM
09:15:42 22/01/2025
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025
Giáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nóiGiáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nói
08:37:56 22/01/2025
Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!
08:27:54 22/01/2025
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâuCách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu
06:43:02 22/01/2025
Hòa Minzy nói gì trước thông tin đưa Văn Toàn cùng về quê ăn Tết?Hòa Minzy nói gì trước thông tin đưa Văn Toàn cùng về quê ăn Tết?
07:56:26 22/01/2025
Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?
08:05:26 22/01/2025

Tin mới nhất

Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

08:41:59 22/01/2025
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Ngoại trưởng Marco Rubio, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh.
Ông Trump ân xá 1.500 người trong vụ bạo loạn Điện Capitol

Ông Trump ân xá 1.500 người trong vụ bạo loạn Điện Capitol

08:34:30 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 đã ký lệnh ân xá cho khoảng 1.500 người tham gia vụ bạo loạn ngày 6.1.2021 tại Điện Capitol.
Những vấn đề nóng không được ông Trump nhắc đến trong diễn văn nhậm chức

Những vấn đề nóng không được ông Trump nhắc đến trong diễn văn nhậm chức

08:29:46 22/01/2025
Xung đột tại Ukraine, thuế quan và quyền phá thai nằm trong số những vấn đề không được Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đến trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1.
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump

Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump

08:16:19 22/01/2025
Đây không phải là chiến thắng bình thường. Đây là ngã ba đường của nền văn minh nhân loại. Chiến thắng này thực sự quan trọng. Cảm ơn vì đã giúp điều này xảy ra! Cảm ơn , ông Musk hào hứng nói.
Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới

Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới

08:02:31 22/01/2025
Hãng AFP ngày 21.1 đưa tin Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức mà ông nhiều lần chỉ trích về việc đối phó đại dịch Covid-19.
Panama bác bỏ phát biểu của ông Trump, tuyên bố giữ kênh đào

Panama bác bỏ phát biểu của ông Trump, tuyên bố giữ kênh đào

07:48:47 22/01/2025
Trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố Washington sẽ giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama.
Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

07:20:34 22/01/2025
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

07:16:59 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một số sắc lệnh hành pháp và hủy vài lệnh của chính quyền trước ngay sau khi nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 47 của nước này.
Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

05:38:36 22/01/2025
Nhà lãnh đạo Nga cũng bày tỏ vui mừng đã gặp lại nhà lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng 10 tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan (Nga).
Hỏa hoạn ở khách sạn nghỉ dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ, 66 người thiệt mạng

Hỏa hoạn ở khách sạn nghỉ dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ, 66 người thiệt mạng

22:23:34 21/01/2025
Ít nhất 66 người thiệt mạng và 51 người bị thương khi hỏa hoạn bùng lên tại một khách sạn nghỉ dưỡng trượt tuyết ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Thời tiết lưỡng cực đe dọa Mỹ

Thời tiết lưỡng cực đe dọa Mỹ

21:50:09 21/01/2025
Nước Mỹ đang trải qua tình trạng thời tiết lưỡng cực, với một bên là giá rét sâu dưới âm độ C, còn một bên tiếp tục cháy rừng.
Di sản của nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden

Di sản của nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden

21:47:21 21/01/2025
Khi nhậm chức vào năm 2021, tỷ lệ ủng hộ ông Biden vào tháng 2 năm đó là 61%. Tuy nhiên, sau quyết định rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 8 cùng năm, ông Biden bị tụt dần sự ủng hộ.

Có thể bạn quan tâm

Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng

Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng

Netizen

09:53:52 22/01/2025
Nhắc đến nghề đồng nát, bất kỳ ai cũng văng vẳng đâu đây những âm thanh quen thuộc như trên. Tiếng rao vang vọng từ nông thôn đến thành thị, và giữa lòng Hà Nội đôi khi cũng vang lên âm thanh mộc mạc ấy.
Mourinho toan tính về việc rời bỏ bóng đá

Mourinho toan tính về việc rời bỏ bóng đá

Sao thể thao

09:39:04 22/01/2025
Huấn luyện viên người Bồ Đào Nha, Jose Mourinho đang gây sự chú ý khi có những toan tính về việc rời bỏ bóng đá, với màn đặt cược vào một công việc kinh doanh mới.
Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Mọt game

09:36:45 22/01/2025
Vào ngày 22/01 tới đây, Tam Quốc Chí Online sẽ chính thức ra mắt phiên bản 20 Lâu Lan Chiến, mở ra một thế giới mới đầy hấp dẫn với vô vàn tính năng đặc sắc
Bố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mất

Bố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mất

Góc tâm tình

09:27:42 22/01/2025
Cúng tất niên xong, bố gọi anh em tôi lại và bàn chuyện chia thừa kế vào năm sau. Mẹ tôi mất vào 5 năm trước. Đó là thời gian khủng hoảng, tăm tối nhất trong cuộc đời tôi.
Mùa đông NÊN diện trang phục tông màu đất: Thời thượng, sang trọng mà không nhàm chán

Mùa đông NÊN diện trang phục tông màu đất: Thời thượng, sang trọng mà không nhàm chán

Thời trang

09:12:36 22/01/2025
Khi phần lớn mọi người chọn gam màu đen, trắng, xám đầy an toàn, thì tông màu đất, với sự ấm áp và chiều sâu đặc trưng, đã âm thầm trở thành xu hướng nổi bật.
Bắt gã trai chuyên đánh thuốc mê những phụ nữ khát tình để cướp

Bắt gã trai chuyên đánh thuốc mê những phụ nữ khát tình để cướp

Pháp luật

09:00:06 22/01/2025
Huỳnh Văn Tài săn những người phụ nữ khát tình để đưa vào khách sạn vui vẻ . Tuy nhiên sau đó, Tài đặt điện thoại quay lén cảnh ái ân và đặc biệt là đánh thuốc mê để cướp.
5 địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam 'bùng nổ' lễ hội chào đón tết Ất Tỵ 2025

5 địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam 'bùng nổ' lễ hội chào đón tết Ất Tỵ 2025

Du lịch

08:27:38 22/01/2025
Với nhiều sự kiện đặc sắc chào đón năm mới, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM, Phú Quốc, Tây Ninh, Cần Thơ trở thành lựa chọn hàng đầu cho những du khách.
Sao Hàn 22/1: Đạo diễn Hong Sang Soo 'ruồng bỏ' vợ con vì tình trẻ Kim Min Hee

Sao Hàn 22/1: Đạo diễn Hong Sang Soo 'ruồng bỏ' vợ con vì tình trẻ Kim Min Hee

Sao châu á

08:01:58 22/01/2025
Sau khi công khai ngoại tình với Kim Min Hee, đạo diễn Hong Sang Soo vướng vào nhiều chỉ trích vì những hành động bỏ rơi, đoạn tuyệt quan hệ với vợ con.
Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Sáng tạo

08:00:43 22/01/2025
Năm này qua năm khác, gia đình thực sự tích lũy quá nhiều thứ không cần thiết, thậm chí có những thứ họ biết sẽ không bao giờ dùng đến nữa nhưng vẫn không vứt đi đúng lúc.
Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao việt

08:00:08 22/01/2025
Trung Quân khoe món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm làm việc chăm chỉ, Ngô Thanh Vân cùng ông xã chụp bộ ảnh mới đón Tết.
Nóng: Justin Bieber chính thức lên tiếng vụ unfollow vợ, nhưng cú twist sau đó mới khiến dân mạng toàn cầu hoang mang hơn cả!

Nóng: Justin Bieber chính thức lên tiếng vụ unfollow vợ, nhưng cú twist sau đó mới khiến dân mạng toàn cầu hoang mang hơn cả!

Sao âu mỹ

07:52:55 22/01/2025
Những cú twist liên tiếp làm cư dân mạng cảm thấy xoay như chong chóng . Trước đó, nhiều người nêu thuyết âm mưu vợ chồng Justin Bieber gặp trục trặc, rồi ekip chiêu trò...