Hệ lụy khủng khiếp sau vụ F-35 rơi xuống biển…
Máy bay đắt tiền, sản xuất hàng loạt để trang bị cho quân đội nhưng thử nghiệm chưa nghiêm ngặt là liều lĩnh…
Chúng tôi sẽ không đề cập đến chuyện việc Nga và Trung Quốc đang có ý định tìm kiếm để tìm thấy trước Mỹ – Nhật Bản bí mật của F-35 dưới đáy đại dương…như công nghệ tàng hình, công nghệ điện tử…mang tính tuyệt mật của Mỹ mà chỉ quan tâm đến góc nhìn khác nguy hại hơn…
Trước hết, các chuyên gia về khoa học công nghệ quốc phòng, các phi công giàu kinh nghiệm đều cho rằng, do phi công không đưa ra một tín hiệu nguy hiểm cuối cùng trước khi rơi, nên có thể sẽ có 2 nguyên nhân chính khiến cho máy bay rơi:
- Hoặc là do hệ thống kỹ thuật bị lỗi (hạng mục nào thì rất khó biết) nên không đưa ra tín hiệu cảnh báo, khiến “phi công không cảm thấy tình huống nguy hiểm nào” cho đến khi đâm xuống biển. Nghĩa là phi công cứ đinh ninh rằng không có chuyện gì xảy ra, vẫn biển trời bao la, rộn vang tiếng ca…cho đến khi…
- Hoặc là hệ thống cung cấp oxy cho phi công bị trục trặc khiến họ mất ý thức, không có khả năng thực hiện hành động thao tác kỹ thuật để bung ra khỏi buồng lái cho đến khi máy bay đâm xuống biển. Thực ra, tình huống này đã xảy ra và Mỹ đã khắc phục, tuy nhiên, có khắc phục được 100% hay không lại là chuyện khác…
Dù sao thì F-35 cũng đã rơi xuống biển, các nhà khoa học quân sự Mỹ, nhà chế tạo sẽ cần thời gian để tìm hiểu nguyên nhân, nhưng hệ lụy sau vụ F-35 thì nhãn tiền, nó không chờ thời gian…
1, Thương mại.
Video đang HOT
Chúng ta đã chứng kiến mới đây, hãng chế tạo máy bay Boing Mỹ bị điêu đứng khi chưa đầy 5 tháng, 2 chiếc máy bay chở khách Boeing 737 MAX rơi tại Ethiopia khiến 156 người thiệt mạng và vụ trước đó tại Indonesia cũng làm 189 người thiệt mạng.
Toàn bộ thế giới và ngay cả nước Mỹ cũng đã quyết định đình chỉ bay đối với dòng loại máy bay này, có nghĩa tương lai sử dụng loại máy bay Boeing 737 MAX chưa biết đến bao giờ và sự thiệt hại về kinh tế của hãng Boeing ra sao, ở mức nào thì chúng ta có thể đoán định.
Tuy nhiên, nếu không có Boing 737 MAX thì có máy bay khác, hãng hàng không khác phục vụ khách hàng trên toàn thế giới…nhưng máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ lại là chuyện khác.
F-35 là loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 là loại máy bay đắt tiền nhất thế giới (trên 100 triệu USD/chiếc) được các đồng minh Mỹ và toàn bộ khối NATO, tất cả (đều bị ép buộc) đặt hàng cho Mỹ. Vì thế, việc F-35 rơi chưa rõ nguyên nhân (trước đây F-35 có một thời cấm bay vì trục trặc kỹ thuật) sẽ khiến cho lòng tin của khác hàng vào F-35 ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chi tiền.
Rốt cuộc, các nhà sản xuất F-35 của người Mỹ có thể cũng rơi vào hoàn cảnh của Boeing 737 MAX.
2, Quân sự.
Đã có nhiều lần F-35 “đắp chiếu” vì do phát hiện ra khâu kỹ thuật chưa hoàn thiện, còn trục trặc. Việc một chiếc F-35 của không quân Nhật Bản bị rơi trong diễn tập đã khiến cho chúng ta nghi ngờ về những tin tức mà báo chí Israel, phương Tây…tung tin F-35 của Israel vượt qua S-300, S-400 của Nga tấn công vào Iran, Hezbollah tại Syria…
Người Israel giỏi nhưng chưa thể vượt qua được người Nhật. Nếu như Israel tự cải tiến F-35 của Mỹ thành F-35I của mình để tham gia chiến đấu mà không gặp một trở ngại nào thì tại sao Mỹ, Nhật không lấy đó để hoàn thiện F-35 mà để xảy ra tình trang như vừa rồi?
Như vậy, việc F-35I của Israel tung hoành ngang dọc trên bầu trời Syria, Iran như báo chí truyền thông đăng tải vừa qua…chỉ là tin lá cải, vỉa hè. Đúng thôi, F-35 là máy bay tàng hình mà, nên không bay nói là bay thì chẳng ai biết vì không ai thấy, không thể thấy.
3, Uy tín Mỹ bị tổn hại nghiêm trọng…
F-35 là nói chung là một trong những dự án máy bay quân sự đắt nhất của Mỹ. Và vụ tai nạn F-35 trên Thái Bình Dương chỉ cho thấy chi phí này không tương ứng với những gì cuối cùng được thực hiện bởi các nhà thiết kế, và…như đã quảng cáo lâu nay.
Hóa ra máy bay thế hệ thứ 5 này hoàn toàn không được thử nghiệm nghiêm ngặt, giám định kết quả chính xác trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt trang bị cho quân đội. Thế nhưng đáng tiếc là F-35 đã sản xuất hàng loạt trong khi nó vẫn liên tục xuất hiện nhiều vấn đề…
Trong khi đó, những chiếc Su-57 của Nga đã được thử nghiệm ở Syria trong điều kiện chiến đấu và hiện vẫn đang được tiếp thục thử nghiệm ở Nga nhằm tìm ra điểm tối ưu, những lỗi kỹ thuật nhỏ nhất trước khi yên tâm 100% đưa chúng vào phục vụ trong VKS Nga và bán cho khách hàng.
Hai vụ rơi máy bay F-35 và Boeing 737 MAX của Mỹ là một vụ bê bối thực sự phơi bày thực tế rằng Hoa Kỳ không phải là cường quốc hàng đầu và vượt trội nhất trong ngành công nghiệp máy bay quân sự, như họ tự vỗ ngực.
Người Mỹ đã đặt nhiều hy vọng vào F-35 để lấn át, dìm hàng SU-35, SU-57 của Nga, nhưng với tình trạng này thì Mỹ chỉ còn cách cấm vận, trừng phạt đồng minh của mình khi họ cứ thèm thuồng SU-35, SU-57 của Nga mà thôi.
Lê Ngọc Thống
Theo Datviet
Vụ rơi máy bay F-35A tại Nhật: Anh giám sát chặt vì muốn mua 138 chiến đấu cơ
Ngày 10/4, một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Anh cho biết cơ quan này đang duy trì liên lạc với các quan chức Mỹ và giám sát chặt chẽ tình hình sau vụ rơi máy bay chiến đấu F-35A của Nhật Bản tại Thái Bình Dương ngày 9/4.
Máy bay chiến đấu F-35A của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản tại Toyoyama, tỉnh Aichi, tháng 6/2017. Ảnh: AFP/ TTXVN
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Anh nêu rõ: "An toàn là vấn đề quan trọng nhất và được quản lý hết sức chặt chẽ trong chương trình F-35. Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá lại tình hình khi có thêm thông tin". Quan chức này cho biết giới chức Anh đang liên lạc chặt chẽ với Văn phòng quản lý chương trình F-35 của Mỹ, song hiện cho rất ít thông tin về sự cố.
Chính phủ Anh, có kế hoạch mua tổng cộng 138 chiếc F-35 do tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) chế tạo, hồi tháng 1 tuyên bố phi đội chiến đấu cơ phản lực F-35B của nước này đã sẵn sàng cho các hoạt động chiến đấu ban đầu từ mặt đất.
Đến nay, nước Anh - hiện có 17 chiếc F-35B - chưa tạm dừng hoạt động của các chiến đấu cơ mà chỉ đang giám sát chặt chẽ tình hình. Trước đó, Nhật Bản tuyên bố dừng hoạt động của toàn bộ máy bay quân sự của Lực lượng phòng vệ trên không (JASDF) trong ngày 10/4, ngoại trừ các máy bay trực chiến và máy bay vận tải, sau sự cố xảy ra với máy bay chiến đấu F-35A tối 9/4.
Tối 9/4, một máy bay F-35 thuộc đội bay số 302, Không đoàn bay số 3 của JASDF đồn trú tại căn cứ Misawa ở tỉnh Aomor, cất cánh từ căn cứ Misawa để tiến hành huấn luyện nhưng sau đó đã biến mất khỏi màn hình radar tại khu vực ngoài khơi cách thành phố Misawa khoảng 135km về phía Đông Bắc. Vào lúc xảy ra sự cố, có 1 phi công cấp tá trên máy bay. Viên phi công này đã không thông báo bất cứ dấu hiệu bất thường hay gửi tín hiệu cấp cứu nào tới trung tâm điều hành bay trước khi máy bay biến mất.
Lực lượng tìm kiếm đã phát hiện một vật được cho là mảnh vỡ từ cánh đuôi của máy bay F-35A trôi trên biển và xác nhận máy bay này đã gặp sự cố và rơi xuống biển. Lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm tại vùng biển ngoài khơi tỉnh Aomori nhưng tới nay vẫn chưa tìm thấy tung tích viên phi công trên chiếc máy bay gặp nạn. Ngoài các máy bay và tàu tìm kiếm của JASDF và Lực lượng phòng vệ trên biển (JMSDF), lực lượng Mỹ tại Nhật Bản cũng đã cử 2 tàu tới cùng tham gia công tác cứu nạn.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN)
Số đơn đặt hàng của Boeing 'tuột dốc không phanh' vì sự cố 737 MAX Số đơn đặt hàng và giao hàng của nhà chế tạo máy bay Boeing Co (Mỹ) đã "tuột dốc không phanh" trong quý I/2019 khi họ không ghi nhận đơn đặt hàng mới nào đối với dòng Boeing 737 MAX, giữa lúc một loạt quốc gia và hãng hàng không trên thế giới tạm ngừng khai thác Boeing 737 MAX. Máy bay Boeing...