Hệ lụy khi con nghiện Iphone, Ipad
Hiện giờ, nhiều phụ huynh không còn phải “bở hơi tai” chạy theo bọn trẻ mà hoàn toàn yên tâm “giao phó” con cho đồ công nghệ hiện đại.
3-4 tuổi đã nghịch công nghệ số nhoay nhoáy
Đến nhà Ngọc Linh (Vương Thừa Vũ, HN), không khó để thấy Tôm – cậu con trai gần 4 tuổi nhà Linh ngồi gọn trên ghế salon mê mải tí toáy Ipad của riêng mình.
Thấy khách lạ, Tôm cũng chẳng buồn ngẩng lên chào mà vẫn tiếp tục cắm đầu chơi trò “Chém hoa quả”. Được biết, do đặc thù công việc nên anh xã Linh sở hữu nhiều sản phẩm công nghệ hiện đại. Mới đây, dịp nghỉ hè cũng trùng với sinh nhật con nên anh xã Linh “tậu” luôn cho con trai một chiếc Ipad.
2 tuần nay nghỉ hè, Tôm tha hồ lần mò hết trò chơi này sang trò chơi khác trên Ipad.
Từ khi có Ipad mới, học mẫu giáo về là con trai Linh lại lôi máy ra nghịch. 2 tuần nay lại bắt đầu nghỉ hè nên cháu càng tha hồ lần mò hết trò chơi này sang trò chơi khác. “Đấy cô xem, mới nứt mắt ra đã biết sử dụng Ipad nhoay nhoáy. Bố mẹ đều bận nên cũng chẳng ai hướng dẫn cả, toàn tự con mày mò hết. Nó thích nhất là chơi trò tô màu, rồi Cá mập săn mồi, Fruit ninja các kiểu. Sờ đến Ipad là con có thể ngồi cả buổi”. – Linh hãnh diện nói. Ông xã Linh còn sắm đầy đủ đầu đĩa, tivi, laptop, máy chơi điện tử… để trong phòng làm việc, cậu con trai thích chơi gì đều có hết. Bà mẹ trẻ cho biết, cả gia đình đều thấy vui vì con trai sớm làm quen với đồ công nghệ hiện đại.
Anh Cường, ông xã Linh ngồi cạnh cũng khoe: “Từ ngày có Ipad mới, Tôm dính với nó như sam. Bố dính với cái lap thế nào thì Tôm cũng ngồi với Ipad như thế. Mẹ Tôm đỡ vất vả, thoải mái làm việc nhà, không phải hò hét con như trước. Đến bữa chỉ cần bắt con dừng lại ngồi vào bàn ăn”.
Video đang HOT
Kết thúc năm học lớp 1, cậu con trai nhà anh Dũng (Tôn Đức Thắng, HN) đạt danh hiệu học sinh giỏi. Hãnh diện vì con nên anh Dũng đã tặng chiếc smartphone Samsung giá gần chục triệu làm phần thưởng, nhưng chỉ cho con chơi khi đã về nhà. Khi chưa có điện thoại, cứ rảnh là con trai anh lại chiếm mất máy tính, điện thoại của bố mẹ. Còn đã sở hữu chiếc điện thoại với vô số trò chơi hấp dẫn, bé không quấy nhiễu hay phiền bố mẹ nữa. Thỉnh thoảng gia đình về quê, thấy cậu bé ngồi một chỗ nghịch smartphone thành thạo, cả nhà đều xuýt xoa khen con trai anh giỏi giang, thông minh.
Dế mới 3 tuổi nhưng luôn thích nghịch Iphone của mẹ không chán!
Kể từ khi nghỉ hè, Dế – cậu con trai 3 tuổi nhà chị H (Thanh Xuân, HN) suốt ngày cặm cụi chơi Iphone, nghịch lap của bố mẹ. “Được chơi nhiều game trên Iphone, Dế ngoan ngoãn hẳn, không còn nghịch và quấy khóc. Những lúc bố đi công tác, cứ cho Dế ở phòng cả buổi chơi Iphone, xem ti vi. Thời gian ấy mình tha hồ làm việc nhà. Mà thấy con nhoay nhoáy sử dụng đồ điện tử, phải công nhận bây giờ bọn trẻ nhạy mấy cái này thật”, chị H vui vẻ cho biết.
Hệ lụy khi con nghiện Iphone, Ipad
Hãnh diện khi thấy con sử dụng phương tiện công nghệ thành thạo hơn cả người lớn, nhưng nhiều phụ huynh lại phải đau đầu và lo lắng khi trẻ bỗng dưng bị chi phối quá nhiều thời gian vào các sản phẩm này.
Như con gái 5 tuổi nhà anh Quân – chị Hằng (Hà Đông) là một ví dụ. Cứ lúc nào bố đi làm về là y như rằng con chạy đến lục túi lấy Ipad ra chơi. Cứ thế, con chúi mũi chơi trò chơi mà chẳng đoái hoài đến ăn uống. Khi cấm không cho chơi nữa thì y như rằng cô bé phụng phịu, giận dỗi, vùng vằng, thậm chí khóc lóc.”Có hôm cháu còn mặc cả, đòi được nghịch máy của bố mới chịu ăn. Không biết làm thế nào đành phải chịu thua con đấy!”, chị Hằng than thở.
Cách đây vài hôm, khi anh chị M.T (Cầu Giấy, HN) bàn ý định mấy hôm nữa sẽ cho con trai về quê chơi hè 1 tháng thì con trai 6 tuổi nhà chị T cứ khóc đòi ở lại Hà Nội. Tưởng con nhớ bố mẹ không muốn về quê, nào ngờ cậu bé lại ra điều kiện: “Con chỉ ở nhà ông bà nếu bố cho con mang theo Ipad của bố. Nếu không thì phải có Ipone của mẹ” (!?)
“Con chỉ ở nhà ông bà nếu bố cho con mang theo Ipad của bố. Nếu không thì phải có Ipone của mẹ”.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Minh Huệ (Trường Dạy trẻ tự kỷ Ánh Sâng – Nguyễn Huy Tưởng, Q.Bình Thạnh) thì phụ huynh vô tình hay cố ý cho con chơi các sản phẩm công nghệ số sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. “Đừng nhốt trẻ trong 4 bức tường với những chiếc Ipad, Iphone, tivi, máy tính… Nghiện chơi các trò chơi điện tử trên máy tạo cho các em thêm vẻ cuống cuồng, tăng động, vội vàng hơn. Đó chưa kể là những tác hại từ máy móc với các em như cận thị, lười biếng, rập khuôn”.
Cũng theo chuyên gia thì các phụ huynh không nên lo lắng quá, có thể để các con tiếp cận với đồ chơi công nghệ nhưng theo một mức độ vừa phải, hạn chế và phải đề ra quy luật nghiêm khắc khi cho trẻ sử dụng. Sau đó, thời gian rảnh rỗi hãy hướng trẻ đến các hoạt động vui chơi ngoài trời khác, chứ không thể giao phó con hoàn toàn cho máy móc để tiện việc của mình.
Theo TTVN
Vì sao nên hạn chế ra mồ hôi trong mùa đông?
Mùa đông đã bao trùm phía bắc bán cầu, những người làm việc ngoài trời, những người chơi thể thao hay vui chơi ngoài trời nên thường xuyên nghỉ giữa giờ, tránh đổ mồ hôi nếu không muốn bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo chuyên gia Kersten Bux, chuyên gia khí hậu của Viện Sức khỏe và An toàn lao động Đức, khi nhiệt độ dưới -5oC, những người làm việc ngoài trời như cảnh sát, lao công, người khuân vác... chỉ nên làm việc tối đa ngoài trời là 90 phút mỗi lần và giữa mỗi lần làm việc cần nghỉ ngơi trong chỗ ấm ấp 15 phút.
Ở nhiệt độ trên -5oC, thời gian làm việc ngoài trời liên tục tối đa cũng chỉ nên là 150 phút và nghỉ ngơi ở nơi ấm áp 10 phút. Nếu nhiệt độ dưới -18oC, thì cần nghỉ 30 phút giữa mỗi 90 phút làm việc.
Mưa tuyết và gió sẽ khiến sức chịu đựng của cơ thể càng hữu hạn. Gió cắt da cắt thịt sẽ khiến thân nhiệt hạ nhanh hơn là khi trời chỉ lạnh, không có gió.
Để bảo vệ cơ thể khỏi cái lạnh, những người làm việc ngoài trời cần mặc nhiều lớp áo. Mặc vài lớp áo mỏng sẽ tốt hơn là chỉ mặc 1 áo dày. Mặc, tay và chân cũng cần được bảo vệ đặc biệt.
Khi chọn giày, người làm việc ngoài trời cần trao đổi với người bán để chọn loại giày dày dặn, giữ ấm tốt.
Bà Bux cũng nói điều quan trọng là không được để mồ hôi khi làm việc ngoài trời và cả những người tham gia các hoạt động vui chơi, luyện tập ngoài trời. "Quần áo ngấm mồ hôi rất nguy hiểm vì chúng sẽ làm thân nhiệt hạ nhanh hơn", bà cảnh báo.
Theo Dantri
Những hệ lụy do uống nước sai cách Theo một số chuyên gia nhận định, hơn phân nửa dân công sở uống nước chưa khoa học. Điều này có thể gây nên những hệ lụy không đáng có cho sức khoẻ. Chị Nguyễn Tuyết Hoa, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển công nghệ Data cho hay, ở cơ quan chị ít khi chủ động đứng dậy lấy nước uống....