Hệ lụy định danh mới về doanh nghiệp nhà nước
Việc sửa đổi khái niệm về doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi không chỉ làm chậm quá trình cổ phần hóa DNNN, mà còn làm tăng áp lực nợ công…
Theo dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, DNNN là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Kéo lùi doanh nghiệp đại chúng
Việc thay đổi khái niệm về DNNN, cụ thể là mở rộng nội hàm DNNN với tất cả các doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn sẽ khiến số lượng DNNN đông hơn, hoặc ít nhất gần bằng thời kỳ tiền cổ phần hóa DNNN. Cùng với đó là thay đổi bản chất hoạt động của một số doanh nghiệp đã thoát bóng DNNN và lên đời đại chúng.
Chẳng hạn CTCP Viễn Thông FPT ( FPT Telecom, UPCoM: FOX) đã được chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần từ năm 2005 và niêm yết tại UPCoM.
Tuy nhiên, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vẫn đang án ngữ tại đây với hơn 50% cổ phần sở hữu, và không hề có ý định bán ra khi đã được Nhà nước phê duyệt nắm giữ dài hạn. Nay nếu dự Luật Doanh nghiệp sửa đổi được thông qua và có hiệu lực, FPT Telecom sẽ trở lại là DNNN như trước đây. Theo đó, tham vọng của FPT nhằm tăng sở hữu tại doanh nghiệp này theo tinh thần Luật Viễn thông hiện hành không yêu cầu Nhà nước phải nắm cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp viễn thông, sẽ càng khó trở thành hiện thực.
FPT Telecom hiện đang là doanh nghiệp tăng trưởng khá nhanh. Song từ doanh nghiệp đại chúng được trở về DNNN, không ai nói trước doanh nghiệp này có tránh được tác động về mô hình quản trị, thậm chí sức ỳ trong thay đổi quản trị hay không. Không chỉ FPT Telecom, mà hiện có rất nhiều doanh nghiệp mà sau cổ phần hóa, Nhà nước vẫn còn nắm giữ hơn 50% vốn ở những lĩnh vực không cần chi phối.
Trách nhiệm với nợ công
Video đang HOT
Một yếu tố khác cần cân nhắc khi thay đổi khái niệm DNNN theo hướng nói trên là khả năng nợ công sẽ cao hơn.
Chính phủ đã siết chặt việc bảo lãnh DNNN vay vốn, đặc biệt vay vốn nước ngoài để đầu tư, kinh doanh, và nợ công cũng được tách bạch các khoản mục không bao gồm Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, không ít DNNN vẫn được nhà đầu tư “ưu đãi vô hình” với tư duy cho vay thông qua các hình thức tham gia mua trái phiếu phát hành của doanh nghiệp một cách dễ dàng, nếu được xác định là DNNN.
Cùng với đó, nhiều tổ chức/định chế quốc tế trong những thống kê vẫn gộp nợ công của Việt Nam bao gồm nợ của các DNNN mà Chính phủ không bảo lãnh, đẩy tỷ lệ nợ công lên mức cao hơn nhiều lần so với thực tế.
Ở khía cạnh khác, một Luật sư, Trọng tài viên của một Trung tâm Trọng tài thương mại lấy ví dụ: Giả định, một doanh nghiệp mang danh DNNN có khoản nợ vay quốc tế không trả được. Khi đó, trách nhiệm không chỉ thuộc về doanh nghiệp đó nếu bị kiện ra xét xử tại trọng tài quốc tế. Nếu Tòa án quốc tế nhận được phán quyết của trọng tài thương mại, sẽ có thể “cấm vận” đối với một số hoạt động từ phía Việt Nam cho đến khi Việt Nam trả hết khoản nợ đó. Do đó, định danh DNNN không chỉ cần có sự thận trọng nhất định và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, mà còn phải tiệm cận và sát chuẩn mực quốc tế.
Lê Mỹ
Theo Enternews.vn
Cơ chế báo cáo và giám sát quản trị công ty
Việc công bố thông tin về quản trị công ty sẽ giúp tăng cường sự minh bạch và niềm tin của các bên có quyền lợi liên quan.
ể đảm bảo được hoạt động quản trị công ty xuyên suốt thì cần cơ chế báo cáo và
giám sát ra sao?
ối với mọi hoạt động trong doanh nghiệp, nhiệm vụ thông tin - báo cáo và giám sát - đánh giá đều rất quan trọng. Quản trị công ty không phải là một ngoại lệ.
Thứ nhất, về nhiệm vụ thông tin và báo cáo, hội đồng quản trị có trách nhiệm công bố thông tin về các luật lệ, quy tắc, quy trình nội bộ của quản trị công ty cho nhân viên thuộc tất cả các bộ phận, phòng, ban biết để họ có thể tuân thủ theo.
Ngược lại, các phòng, ban này cũng có trách nhiệm báo cáo cho lãnh đạo về việc họ thực hiện quản trị công ty ra sao. Gắn với đó là việc xây dựng cơ chế báo cáo để xác định rõ ai báo cáo cho ai, thời điểm, hình thức và nội dung báo cáo ra sao...
Thứ hai, về nhiệm vụ giám sát và đánh giá, hội đồng quản trị cần đảm bảo rằng các phòng, ban đã thực hiện quản trị công ty đúng theo yêu cầu và báo cáo chính xác những gì đã thực hiện. Việc giám sát và đánh giá cũng cần cơ chế riêng và bộ tiêu chí riêng.
Không chỉ báo cáo trong nội bộ tổ chức, việc công bố thông tin về quản trị công ty ra bên ngoài cho các đối tượng liên quan là rất cần thiết, đặc biệt nếu doanh nghiệp muốn thu hút nhà đầu tư.
Việc lập báo cáo quản trị công ty cần tuân thủ những quy định, chuẩn mực nào?
Hiện nay, yêu cầu về công bố thông tin quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết được quy định trong Thông tư 155/2015/TT-BTC, bên cạnh các quy định khác theo Luật Chứng khoán 2006, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Nghị định 71/2017/N-CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Theo đó, định kỳ (6 tháng và hàng năm), các tổ chức niêm yết phải công bố thông tin về tình hình quản trị công ty, với những nội dung cơ bản về cơ cấu và hoạt động của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát.
Các yêu cầu công bố thông tin này mang tính chất tối thiểu và chưa thực sự phản ánh được hết hoạt động quản trị công ty.
Từ Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết Việt Nam năm 2018, Ban Tổ chức đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá quản trị công ty dựa trên nền tảng 5 nguyên tắc quản trị công ty của OECD, bao gồm: ảm bảo quyền của cổ đông; đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; đảm bảo vai trò các bên có quyền lợi liên quan; đảm bảo minh bạch và công bố thông tin; đảm bảo vai trò và trách nhiệm của hội đồng quản trị.
ây được coi là động lực mới thúc đẩy các doanh nghiệp vượt qua các yêu cầu công bố thông tin tối thiểu để tiệm cận với các thông lệ quốc tế.
Thực tế là có nhiều doanh nghiệp thực hiện quản trị công ty tốt, nhưng chưa biết truyền tải các thông tin này đến đối tượng đại chúng.
Do vậy, giải pháp tối ưu nhất để giúp các nhà quản lý và các nhà đầu tư đánh giá được đúng và đủ về hoạt động quản trị công ty của doanh nghiệp là thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế trong thực hành và công bố thông tin quản trị công ty.
Tầm quan trọng của việc công bố thông tin quản trị công ty ra ngoài là gì?
Hiện nay, tại Việt Nam, trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết đã bắt buộc có nội dung về quản trị công ty và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, việc có lập một báo cáo quản trị công ty hay không thuộc quyền quyết định của hội đồng quản trị. Dù được công bố trong báo cáo riêng hay trong khuôn khổ báo cáo thường niên, các thông tin về quản trị công ty rất được quan tâm.
Mục đích chính của quản trị công ty là bảo vệ lợi ích của tất cả các bên có quyền lợi liên quan như nhà đầu tư, người lao động, khách hàng, nhà cung ứng, các cơ quan quản lý, cộng đồng xã hội, cũng như bản thân các nhà quản lý doanh nghiệp.
Do vậy, việc công bố thông tin quản trị công ty sẽ giúp tăng cường sự minh bạch và niềm tin của các bên liên quan. Các thông tin quản trị công ty tích cực sẽ có ảnh hưởng tốt đến hình ảnh và uy tín của của doanh nghiệp.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao được khả năng tiếp cận các nhà đầu tư cũng như thu hút được nhân tài. Các nghiên cứu khảo sát cho thấy, giá cổ phiếu và giá trị của các doanh nghiệp cũng cao hơn khi các thông tin phản ánh tình hình quản trị công ty tốt.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
HCD bị HoSE nhắc nhở chậm thực hiện trả cổ tức bằng tiền năm 2017 Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo nhắc nhở chậm thực hiện trả cổ tức năm 2017 bằng tiền đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại HCD (HoSE: HCD). Ảnh Internet Theo đó, ngày 15/11, HoSE đã nhận được Nghị quyết Hội đồng quản trị của HCD về việc thay đổi thời gian trả...