Hệ lụy “cắt phao” tín dụng ngoại tệ
Theo Thông tư số 31/2016/TT-NHNN, chỉ còn hơn hai tháng nữa để các ngân hàng thương mại kết thúc hoạt động cho vay bằng ngoại tệ.
Nếu không điều chỉnh thời hạn, dự kiến hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng sẽ chuyển sang quan hệ mua – bán sau ngày 31/12/2017. Điều này sẽ tác động như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Trong 7 năm qua, đã nhiều lần Ngân hàng Nhà nước muốn chấm dứt cho vay ngoại tệ, nhưng do yêu cầu thực tế nên cơ quan này đã phải “nới” thời hạn cho đến nay.
Khách hàng gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Dong A Bank
Cho vay ngoại tệ tăng mạnh
Báo cáo cập nhật định kỳ của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho thấy, tín dụng ngoại tệ liên tục tăng mạnh từ đầu năm nay, cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2017, tín dụng ngoại tệ ước tăng 12,9%, cao hơn nhiều so với mức 5,4% của cùng kỳ năm 2016 và chiếm 8,4% tổng tín dụng.
Nếu nhìn vào một số ngân hàng lớn có hoạt động tín dụng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn so với toàn ngành hiện nay, thì sẽ thấy sự tương phản đáng kể giữa hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ. Như tại VietinBank, huy động ngoại tệ giảm 0,1% nhưng cho vay ngoại tệ tăng đến 11,5%, trong khi tiền gửi ngoại tệ của BIDV giảm mạnh 10,7%, thì cho vay lại tăng 6,3%; tương tự tại Sacombank 2 con số này là giảm 9,3% và tăng 12,6%.
Video đang HOT
Ngoài ra, một số TCTD có tốc độ tăng trưởng cho vay ngoại tệ rất cao, như MB tăng đến 24,9%, nhưng huy động vốn ngoại tệ giảm 3,6%; thậm chí cho vay ngoại tệ của VPBank tăng tới 45,5% nhưng huy động ngoại tệ giảm 13,8%, tiếp nối mức giảm mạnh 35,1% của năm 2016.
Dẫn đầu về dư nợ cho vay ngoại tệ trên toàn hệ thống hiện nay là Vietinbank, với số dư hơn 89,8 nghìn tỷ đồng, nhưng lượng tiền gửi ngoại tệ chỉ ở mức 44,4 nghìn tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ dư nợ cho vay/ tiền gửi ngoại tệ lên đến 202%, tăng từ mức 144% trong năm 2015 và 181% trong năm 2016. Tương tự tại BIDV, tỷ lệ này cũng lên tới 196%, tăng đáng kể so với mức 136% vào cuối năm 2015 và 164% cuối năm 2016.
Sẽ chuyển dịch theo hướng mua – bán
Rất nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng USD tăng mạnh chưa đáng lo ngại. Bởi khi lãi suất tiền đồng được duy trì ở mức cao hơn so với ngoại tệ, cộng với tỷ giá được NHNN cam kết ổn định, sẽ xuất hiện nhiều người đã dịch chuyển từ ngoại tệ sang gửi tiết kiệm tiền đồng.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, tín dụng ngoại tệ ước tăng 12,9%, cao hơn nhiều so với mức 5,4% của cùng kỳ năm 2016
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng- Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, nếu phân tích sâu về nghiệp vụ và dưới góc độ quản lý, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ thời gian qua diễn ra bình thường, phản ánh những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế vĩ mô. Tín dụng ngoại tệ tăng phản ánh hoạt động sản xuất – kinh doanh xuất nhập khẩu của nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng tốt.
Bởi lẽ, tín dụng ngoại tệ là tín dụng có điều kiện, chỉ các đối tượng doanh nghiệp, các dự án sản xuất – kinh doanh xuất nhập khẩu có đủ điều kiện mới được tiếp cận nguồn vốn này.
Ông Hà Văn Huệ – Giám đốc Cty Xuất Nhập khẩu Khánh Hà, cho biết, thời gian qua, đối tượng được vay ngoại tệ để bán ra tiền đồng là những doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu vay vốn rất lớn. Nếu không được vay ngoại tệ nữa, chắc chắn các doanh nghiệp này sẽ phải vay tiền đồng, đẩy nhu cầu tiền đồng tăng lên, khiến mặt bằng lãi suất cho vay cũng sẽ tăng, nhất là ở những ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản.
Trước diễn biến trên, nhiều chuyên gia đã cảnh báo về rủi ro tiềm ẩn của tín dụng ngoại tệ đối với tỷ giá và tình trạng đô la hóa. Theo đó, NHNN đã bắt đầu định hướng siết lại tín dụng ngoại tệ. Theo định hướng chung, NHNN sẽ thực hiện chính sách chuyển đổi dần hoạt động huy động – cho vay ngoại tệ trong hệ thống sang quan hệ mua bán thương mại đơn thuần. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Bảy năm “rút phao” tín dụng ngoại tệ
Theo Hà Phương
Vay vốn ưu đãi mua nhà: Sự lựa chọn khôn ngoan
"Ở nhà thuê, gửi tiết kiệm" từ lâu đã là sự lựa chọn phổ biến ở các đô thị. Tuy nhiên, chi phí thuê nhà có thể "ngốn" một lượng tài chính hàng tháng không nhỏ, trong khi đó với số tiền ấy có thể đổi lấy một lựa chọn dễ dàng và lâu dài hơn nhiều: vay vốn ưu đãi mua nhà.
Thuê nhà ở thành thị: rẻ ngắn, đắt dài!
Nhiều người lựa chọn từ bỏ dự định mua nhà vì suy nghĩ "làm cả đời cũng chả đủ tiền". CBRE trong một bài phân tích gần đây đã minh họa cho nhận định trên khi chỉ ra 80% hộ dân tại Hà Nội và 81% tại Tp.HCM có thu nhập bình quân dưới 15 triệu đồng/tháng. Vay tiền thì sợ lãi vay cao, để dành tiền mua thì lo tiền mất giá, việc "tậu nhà" của dân thành thị tại Việt Nam thường dở dang ngay từ khi lên kế hoạch. Thực tế, không chỉ ở Việt Nam, xu hướng ở nhà thuê cũng khá được ưa chuộng tại nhiều nước phát triển: đơn cử như ở Mỹ là 35%, Anh 33%, Đức 47%, Pháp 37%, thậm chí tại Thuỵ Sỹ tỷ lệ người thuê nhà ở lên tới 56%. Vậy, ở nhà thuê có thật sự là xu hướng an cư "tiện" và "rẻ" hơn so với mua nhà?.
Nhận định trên là đúng, nhưng chỉ khi các phép so sánh cân nhắc trên những lợi ích ngắn hạn. CBRE trong một khảo sát gần đây đã làm một phép toán cho mức thuê nhà cho dân thành thị trong 15 năm. Dựa trên khảo sát thực tế với giá thuê một căn hộ trung bình hiện nay từ 6 - 7 triệu đồng/tháng, tỷ lệ tăng giá được giả định 2%/năm, thì sau 15 năm, tổng chi phí thuê nhà khoảng 1,29-1,5 tỷ đồng. Dù mức chi này hiện nay là rủng rỉnh để lựa chọn các căn hộ chung cư đủ "chất", nhiều người vẫn e ngại vì sợ chi phí lãi vay khi mua nhà đẩy tổng thực chi cao hơn rất nhiều so với giá căn hộ. Tuy vậy, bên cạnh việc giá chung cư đang khá mềm khi phân khúc chung cư vài trăm triệu đến 1 tỷ đồng đang ngày càng dồi dào, nếu cân nhắc về giá trị thời gian của khoảng vay, chi phí cơ hội và những tiện ích sống lâu dài, an cư trong căn nhà của chính mình có rất nhiều ưu thế so với việc "sống tạm" ở nhà thuê.
Cụ thể, chi 1,5 tỷ đồng trong 15 năm cho việc thuê nhà hoàn toàn là "tiêu tiền" khi giá trị thu hồi bằng không. Trong khi mua nhà là đầu tư vào một tài sản với triển vọng lợi nhuận rất sáng sủa. Không chỉ vậy, tình trạng ở nhà thuê tại Việt Nam mang đến rất nhiều bất cập: tăng giá, chấm dứt giao kèo bất ngờ, thường xuyên phải chuyển chỗ hay không được tự quyết các chi phí hàng ngày là những rủi ro luôn đi kèm với việc "ở nhà người ta". Đã đến lúc các cư dân thành thị thay đổi quan điểm "tiết kiệm tiền" với sự lựa chọn "rẻ ngắn, đắt dài" mang tên ở nhà thuê.
Ơn giời, có thể mua nhà rồi!
Một trong những mối lo ngại hàng đầu khi mua nhà- lãi vay cao- thực tế có thể được giải quyết nếu người mua nhà nhanh tay chớp được các gói vay ưu đãi đang khá thịnh hành hiện nay. BIDV- một trong những "nguồn cung" các khoản vay ưu đãi nhiều nhất thị trường- đang gây sốt trong giới mua nhà với gói vay ưu đãi Tổ ấm Bình An 2016. Từ khi chào sân, gói vay ưu đãi này đã biến giấc mơ mua nhà của rất nhiều cư dân đô thị thành hiện thực với lãi suất từ 7%/năm - tương đương lãi suất huy động hiện nay. Thực tế, đặt mình vào tâm tư của người đi mua nhà, BIDV đã giản lược quá trình vay vốn cũng như đa dạng hóa sự lựa chọn về cách thức thanh toán, thời hạn thanh toán và cả mức lãi suất.
Hiểu được tâm lí: "năm đầu sau khi vay là năm khó khăn nhất" sau khi phải chi một khoản không nhỏ cho việc đặt cọc, gói vay Tổ ấm Bình an của BIDV mang đến mức lãi suất vô cùng ưu đãi để cùng người mua nhà vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu của việc thanh toán: từ 7%/năm trong 6 tháng đầu tiên, từ 7,5%/năm cho 12 tháng đầu tiên hoặc từ 9,2%/năm trong suốt 24 tháng đầu tiên (lãi suất thực tế áp dụng theo các Chi nhánh BIDV). Không chỉ hỗ trợ trong giai đoạn những sắp xếp tài chính chưa thật sự vào guồng, gói Tổ ấm Bình an 2016 còn hỗ trợ khách hàng từ các công cụ quản lí tài chính cá nhân (miễn phí sử dụng BIDV Online, BIDV Smart Banking, BSMS trong thời gian đầu cùng) tới các chi phí bảo hiểm liên quan (giảm 20% phí bảo hiểm BIC Bình An, giảm 30% phí bảo hiểm BIC HomeCare).
"Tổ ấm Bình An 2016" là gói vay ưu đãi vô cùng hấp dẫn của BIDV
Thông qua gói vay ưu đãi "Tổ ấm Bình An 2016", BIDV tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong việc am hiểu khách hàng cá nhân khi mang đến một giải pháp "chất lừ" cho việc an cư trong tổ ấm của riêng mình. Các cư dân thành thị giờ đây có thể thở phào nhẹ nhõm để yên tâm "lạc nghiệp" và hưởng thụ cuộc sống vì "ơn giời, có thể mua nhà bây giờ rồi!"
Thanh Châu
Theo Dantri
Mê bánh vẽ, nhiều doanh nghiệp nhận trái đắng Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam "tham bát bỏ mâm", lóa mắt bởi lợi ích trước mắt như ham giá cao, quá tin tưởng vào đơn vị môi giới, bỏ qua tiểu tiết trong hợp đồng... Hàng hóa xuất khẩu tập kết tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Hồng Vĩnh. Khi phát hiện bị lừa, doanh nghiệp (DN) rơi vào cảnh "tiền mất...