Hé lộ triết lý sáng tạo ‘độc chiêu’ của ông trùm công nghệ Werner Vogels
Tiến sĩ Werner Vogels đang là Giám đốc công nghệ (CTO) của tập đoàn Amazon. Đây là một vị trí đầy &’số má’ trong làng công nghệ toàn cầu. Hiện nay, Amazon và Apple chính là hai Cty đầu tiên trên thế giới có giá trị vốn hóa cán mức 1.000 tỉ USD.
Sáng tạo phải trở thành một thành phần trong DNA
Tiến sĩ Werner Vogels đến Việt Nam diễn thuyết trong một sự kiện về chuyển đổi số (Digital Transformation) nhưng khoảng 30 phút ngắn ngủi thuyết trình của ông lại hầu như đề cập tới chủ đề sáng tạo – vai trò, giá trị cũng như một số nguyên tắc triển khai nó.
Một trong những triết lý về sáng tạo truyền cảm hứng mạnh mẽ từ Werner Vogels chính là câu nói: “Sáng tạo phải trở thành một thành phần trong DNA của tổ chức” (DNA cấu tạo nên nhiễm sắc thể). Ông đặt câu hỏi rồi tự giải thích: “Vì sao Amazon đã 25 tuổi rồi mà vẫn còn đổi mới, sáng tạo? Vì nếu không sáng tạo thì không thể phát triển…”.
Werner Vogels cho biết, cách thức họp bàn, thảo luận một kế hoạch hay đề án nào đó tại Amazon là “không Powerpoint”. Thay vào đó, người có vai trò đưa ra quyết định gì đó phải viết ra được 6 trang giấy và im lặng ngồi đọc trong 30 phút. “Viết được ra thành văn thì chứng tỏ tư duy đã thông suốt. Song “độc chiêu” sau đây mới khiến cử tọa phì cười là “nguyên tắc 2 chiếc bánh pizza” mà ông đưa ra: Mỗi đội/nhóm làm công tác sáng tạo không nên quá đông, mà số lượng người nên ở mức chỉ cần mua 2 chiếc bánh pizza là đủ ăn, theo đó không quá 25 người. Song còn một nguyên tắc quan trọng hơn nữa về tính tổ chức của bộ phận làm công tác sáng tạo, là phải trực thuộc trực tiếp ban lãnh đạo để cần gì là đề đạt và được giải quyết nhanh, ngắn và sớm nhất chứ không nên để phụ thuộc vào quá nhiều phòng ban sẽ ngăn trở sự sáng tạo.
Nhưng đội/nhóm lên đến vài chục người và mỗi người một ý thì mỗi lần thảo luận, bàn bạc, thậm chí tranh cãi với những ý kiến khác nhau cũng dễ dẫn đến không đi tới đâu, thậm chí căng thẳng, người này phản bác người kia và mãi không chốt được vấn đề. “Ông trùm” công nghệ Werner Vogels lại hé lộ thêm một nguyên tắc “độc chiêu” khác: “Cơ chế đồng thuận phải mang tính có tổ chức, phải bàn vô chứ không bàn ra. Ai không đồng tình thì phải chứng minh được là mình đúng, có lý, có cơ sở để phản bác cái anh đồng tình. Như vậy thì mới giúp giảm được tới 95% sự phản bác vô căn cứ và sự bàn ra”.
Video đang HOT
Một “độc chiêu” nữa trong triết lý sáng tạo của Werner Vogels là phương châm “không sợ bị hiểu lầm, sẵn lòng bị hiểu lầm trong một thời gian dài”. Theo ông, đã sáng tạo thì cũng đồng thời luôn phải thử nghiệm. Thử nghiệm càng nhiều thì có thể sai cũng càng nhiều. Những thứ ban đầu chúng ta tạo ra chưa chắc là người khác hay khách hàng đã hiểu và thích, mà có thể bị hiểu lầm, bị chê bai. Nhưng chúng ta cần biết học văn hóa chấp nhận – chấp nhận thất bại và nhận lãnh trách nhiệm. Tuy nhiên cũng theo ông, một khi thất bại thì cũng kéo theo thiệt hại. Vì vậy, để hạn chế thiệt hại thì nên chọn những thứ có quy mô nhỏ triển khai trước.
Cái gì sẽ không thay đổi dù rất nhiều thứ cần phải sáng tạo đổi mới?
Diễn thuyết về sự sáng tạo, nhưng câu hỏi phản đề ngược lại của Werner Vogels đã gây bất ngờ. Theo ông, có những thứ phải luôn giữ gìn nó dù đó chỉ là một kiểu thiết kế catalog vốn dĩ giúp cho khách hàng dễ xem, dễ tìm kiếm món hàng hay những thứ họ quan tâm. Thứ hai là bất cứ những gì có thể giúp giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Tiến sĩ Werner Vogels cho biết, khi Amazon cho ra đời mẫu siêu thị Amazon Go với phương châm “No Gatekeepers” (không cần người canh giữ) đã phải sử dụng tới 17.000 robot mà không cần đến nhân công khuân vác, canh giữ. Siêu thị bán hàng nhưng không cần đến nhân viên bán hàng lẫn thu ngân. Hay khi Amazon cho ra đời máy đọc sách Kindle bán với mức giá rẻ. “Bởi chúng tôi không cần lãi từ việc bán thiết bị, mà lấy lãi từ việc bán sách điện tử”, Werner Vogels cho biết. Nhờ thế, Amazon luôn có mức giá hàng hóa rẻ hơn các đối thủ.
Gần đây, Amazon có báo cáo tài chính quý II/2018 lãi trên 2 tỉ USD và được đánh dấu là lần đầu tiên trong lịch sử lãi nhiều như vậy. Bởi suốt 25 năm hoạt động, dù doanh thu cực “khủng” nhưng lợi nhuận mỗi năm của Amazon chỉ 1,2 tỉ USD, so với Apple, Samsung, Google, Facebook… hay các “đại gia” cùng ngành như Alibaba chỉ bằng “móng tay”.
Ông Werner Vogels lý giải: “Chúng tôi tạo ra thị trường và giá trị dài hạn chứ không chạy theo lợi nhuận ngắn hạn như mong muốn của Phố Wall. Chúng tôi tập trung vào khách hàng chứ không tập trung vào cổ đông”. Trên thực tế thị trường chứng khoán Mỹ, dù Amazon lãi ít hơn Apple vài chục lần, nhưng giá trị cổ phiếu thì cao hơn cả chục lần.
Trong sự “không thay đổi” theo triết lý của “ông trùm” công nghệ Werner Vogels, nguyên tắc bất di bất dịch là “quy trình sáng tạo từ điểm đầu là khách hàng và lùi ngược trở lại”. Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức cần luôn tạo cơ chế thuận lợi nhất để tương tác với khách hàng và tiếp nhận ý kiến từ khách hàng, xem khách hàng cần gì và từ đó sáng tạo trên nhu cầu của khách hàng, và cũng xem khách hàng có khó khăn gì cần tháo gỡ để hỗ trợ. “Bạn phải tập trung vào khách hàng để tìm ra những gì cần sáng tạo”, ông nhấn mạnh.
Xu thế chuyển đổi số – Việt Nam đang ở đâu?
Theo vị CTO, xu thế chuyển đổi số đang diễn ra trong hầu hết các doanh nghiệp từ trước đến nay làm việc theo quy trình dựa trên giấy tờ. Bước vào một kỷ nguyên khi họ phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nhỏ, trẻ và phát triển nhanh, hoàn toàn dựa trên nền tảng số hóa. Rất nhiều sản phẩm hiện nay là sản phẩm số, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp lớn cũng phải chuyển đổi số để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trẻ hơn, hiệu quả hơn trong việc hạ thấp chi phí đồng thời cũng giúp tăng khả năng tuyển dụng được những nhân viên giỏi nhất. Ngày nay, những tài năng trẻ tốt nghiệp ra trường sẽ không muốn làm việc cho những doanh nghiệp vẫn hoạt động dựa trên giấy tờ.
Tiến sĩ Werner Vogels cho rằng, yếu tố cốt lõi của quá trình chuyển đổi số là cách thức các Cty sử dụng dữ liệu, cách dữ liệu được tạo ra và cách mà công nghệ phân tích được sử dụng nhằm có được sự thấu hiểu người dùng để phục vụ khách hàng tốt hơn, để tạo ra những sản phẩm tốt hơn hoặc những sản phẩm mới, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Trong tất cả các yếu tố đó, công nghệ đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Trước câu hỏi có phải Việt Nam đang chậm nhịp trong xu thế chuyển đổi số, tiến sĩ Werner Vogels không đồng tình. “Trên thực tế, chuyển đổi số tại Việt Nam không chậm hơn mà cũng không nhanh hơn so với nhiều quốc gia. Những gì chúng ta thấy, có một số Cty đang tiến rất nhanh nhờ sức sáng tạo. Trong khi đó, cũng còn không ít Cty theo đuôi vẫn còn rất bảo thủ, chỉ ngồi chờ xem những công ty khác thực hiện chuyển đổi số như thế nào.
Để quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh, các tổ chức, doanh nghiệp cần tuyển dụng những tài năng. Tôi cho rằng hiện nay ở mọi quốc gia trên thế giới luôn có tình trạng khan hiếm tài năng công nghệ thông tin. Do đó, chúng ta càng đào tạo thế hệ trẻ tốt trong các lĩnh vực kỹ thuật này thì chúng ta càng thấy các cty có thể phát triển nhanh hơn khi những tài năng trẻ này tham gia vào thị trường lao động”.
Nguồn: Lao Động
Ông trùm hàng hiệu nhảy vào mảng phân phối thiết bị công nghệ
Cửa hàng đầu tiên sẽ được khai trương tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vài ngày tới và hệ thống này thuộc dạng đại lý cấp 1 của Apple chứ không phải đại lý cấp 2 như phần lớn các hệ thống phân phối tại Việt Nam hiện nay.
Trong bối cảnh thị trường phân phối thiết bị công nghệ Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt với nhiều vụ mua bán sáp nhập thì mới đây Tập đoàn Imex Pan Pacific (IPPG) của ông Johnathan Hạnh Nguyễn - người được mệnh danh là Ông trùm hàng hiệu cho biết sẽ chính thức khai trương chuỗi cửa hàng kinh doanh bán lẻ và dịch vụ sửa chữa cao cấp chuẩn Apple mang tên eDiGi vào ngày 10/9 tới.
Ông Vũ Hoàng Long - Phó tổng giám đốc IPPG cho biết cửa hàng cung cấp đầy đủ toàn bộ sản phẩm của Apple và phụ kiện khác. Đây cũng là cửa hàng cao cấp chuẩn Apple đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh bán lẻ và cung cấp dịch vụ bảo hành ngay cùng một địa điểm. Cửa hàng eDiGi đầu tiên có quy mô 250 m2, đặt tại số 2 Công Xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
Cửa hàng eDigi chuẩn bị khai trương tại Tp.HCM.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh các mặt hàng cao cấp nổi tiếng thế giới, IPPG đang có một tập khách hàng ở phân khúc này, và chắc chắn phần đông trong số họ ưa chuộng thương hiệu của Apple. Ngoài ra, IPPG còn có lợi thế về một hệ sinh thái các sản phẩm cao cấp khác, giúp cho việc triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng. Không chỉ phục vụ tốt hơn nữa tập khách hàng của mình, eDigi còn khá hấp dẫn với tất cả những người dùng/hoặc đang có ý định mua sắm một chiếc iPhone. Vì vậy, eDigi được cho là sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt so với các đối thủ trên thị trường Việt Nam trong mảng kinh doanh các sản phẩm của Apple.
Một lợi thế nữa của eDigi chính là việc đây là cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam nhận được tiêu chuẩn ASP của Apple - tức là công ty được ủy quyền cung cấp dịch vụ sửa chữa cho tất cả khách hàng của Apple. Và các công ty này được hưởng những quyền lợi như hoàn trả chi phí lao động, linh kiện để sữa chữa và bảo hành do Apple bảo hành hoặc thỏa thuận dịch vụ mở rộng. Những cửa hàng này cũng sẽ được hiển thị thông tin trên hệ thống định vị của Apple.
Như vậy, không chỉ khách hàng tại Việt Nam, những người nước ngoài đến Việt Nam cũng có thể tra cứu trên hệ thống của Apple và đến eDigi sửa chữa, mua sắm. Các máy iPhone mua theo dạng "xách tay" cũng có thể sẽ được hỗ trợ sửa chữa, bảo hành tại đây. Lượng máy iPhone kiểu này tại Việt Nam không hề nhỏ.
FPT Retail - Đại lý cấp 1 của Apple đầu tiên tại Việt Nam cũng đang nỗ lực để nhận được tiêu chuẩn này của Apple.
Hiện nay FPT Retail và Thế Giới Di Động đang chiếm khoảng 80% doanh số bán sản phẩm Apple chính hãng ở Việt Nam, còn lại đến từ nhà mạng và các nhà bán lẻ cỡ nhỏ. Với những lợi thế kể trên của eDigi, có thể thị phần này sẽ sớm thay đổi.
Theo xahoithongtin
"Ông trùm" Jeff Bezos kiếm tiền ra sao, tiêu tiền thế nào mà giàu hơn Bill Gates tận 50 tỷ USD? Đứng đầu đế chế Amazon trị giá hàng trăm tỷ đô, không ngán một đối thủ nào trên thương trường, CEO Jeff Bezos đã, đang và sẽ làm gì với cơ ngơi đồ sộ của mình? Jeff Bezos hiện đang là người giàu nhất thế giới hiện nay, nắm giữ tổng tài sản cá nhân vượt xa mọi kỷ lục từng ghi được...