Hé lộ thêm phần bí ẩn về những viên đá tự di chuyển ở Thung lũng chết
Các nhà khoa học vừa tìm thấy những bằng chứng mới về niên đại của những viên đá tự di chuyển tại Thung lũng Chết ở Mỹ.
Dựa trên những căn cứ thu được, một nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng họ đã tìm thấy những bằng chứng sớm nhất về những tảng đá tự di chuyển được và quan trọng hơn là nó có thể đã có ở đó từ hàng triệu năm trước.
Những dấu vết cho thấy đá trượt có thể có niên đại lâu hơn rất nhiều.
Đá thuyền, còn được gọi là đá trượt khiến các nhà địa chất từng suốt một thời gian dài đau đầu vì không thể tìm ra nguyên nhân vì sao chúng có thể tự di chuyển. Chúng dường như di chuyển qua sa mạc và để lại dấu vết dài mà không có sự can thiệp của con người hoặc động vật.
Video đang HOT
Dưới đáy hồ cạn nước Racetrack Playa có hàng trăm tảng đá với những vết di chuyển trên mặt đất.
Băng, gió và thậm chí vi khuẩn từng được cho là nguyên nhân làm cho những tảng đá nặng di chuyển nhưng chưa chắc đã chính xác.
Cho đến mới đây, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng họ đã phát hiện ra những dấu vết mới hơn trên một hóa thạch dấu chân khủng long được bảo tồn tốt, cách đây 200 triệu năm. Dấu vết liên quan trên hóa thạch dấu chân khủng long này được cho là từ một viên đá buồm cổ xưa nhất.
Nhà nghiên cứu sinh vật học Paul Olsen của Đại học Columbia và nhóm của ông đã trình bày những phát hiện của họ về dấu vết vết dài mà bạn có thể thấy giữa những dấu chân khủng long, điều mà trước đây không mấy người quan tâm. Điều rất đáng chú ý hơn nữa là hóa thạch đã được trưng bày từ năm 1896.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét làm thế nào đá buồm sẽ di chuyển giữa các dấu chân và lập luận rằng những phát hiện của họ có thể là bằng chứng của một thời kỳ đóng băng ngắn trong kỷ Jura sớm.
Điều này sẽ phù hợp với lý thuyết rằng những viên đá di chuyển khi băng được hình thành nếu khu vực chúng bị ngập. Sau đó, chúng được cho là đi thuyền băng băng khi nó tan chảy, tạo ra một vệt trong bùn cứng lại và tồn tại khi nước bay hơi.
Thực tế quan trọng hơn đó là nếu các nhà nghiên cứu đúng thì họ có thể đã tìm thấy bằng chứng về sự thay đổi khí hậu quyết liệt hoặc một sự kiện thời tiết kỳ dị từ hàng triệu năm trước. Họ thậm chí đã liên kết nó với một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt gây ra bởi hoạt động núi lửa được cho là đã xảy ra 201,3 triệu năm trước.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/The Sun
Nhà khoa học Mỹ tìm thấy dấu vết côn trùng trên sao Hỏa?
Nhà nghiên cứu William Romoser, Đại học Ohio, Mỹ vừa tuyên bố tìm thấy dấu vết của lớp côn trùng trên sao Hỏa, trong các bức ảnh được chụp bởi tàu Curiosity.
Theo nhận định của William Romoser, trên sao Hỏa vẫn có các dạng sống tương tự như động vật chân đốt ở Trái Đất. Những sinh vật này sở hữu đặc điểm giải phẫu tương tự như cánh, râu và cơ thể đối xứng phân đoạn.
Nhà khoa học Mỹ tìm thấy bằng chứng côn trùng trên sao Hỏa.
Nhà côn trùng học người Mỹ kiểm tra cẩn thận các bức ảnh được chuyển về từ sao Hỏa, sau đó phân tích cấu trúc nổi bật của các lớp đất lỏng. Nhiều hình ảnh cụ thể là bằng chứng về loài côn trùng có thể bay và di chuyển trên mặt đất.
Tuy nhiên, Tạp chí khoa học nổi tiếng Science Alert cho rằng William Romoser có thể bị "nhầm lẫn" bởi những bức ảnh có đặc điểm "giống như côn trùng" trên sao Hỏa.
Theo Science Alert, các ảo ảnh lan rộng Pareidolia trong vũ trụ nói chung và Sao Hỏa nói riêng là những hình ảnh xuất hiện ngẫu nhiên, giống khuôn mặt người hay động vật. Ví dụ nổi tiếng về Pareidolia là bức ảnh "Mặt người trên sao Hỏa", là sự kết hợp giữa ánh sáng, vùng tối và độ phân giải thấp của máy ảnh khi chụp.
Theo vtc.vn
Đào đường xây cầu, lạc vào "ngôi làng ma" mất tích 12.500 năm Một ngôi làng với hơn 15.000 cổ vật đã được phát hiện tình cờ tại công trường xây cầu bắc qua sông Farmington ở Connecticut, phía Nam New England (Mỹ). "Ngôi làng ma" 12.500 tuổi là một trong những khu định cư cổ xưa nhất của loài người từng được phát hiện. Sau hơn một thiên niên kỷ bị chôn vùi, khu định...