Hé lộ những điều tệ nhất khi làm việc ở Apple
Nếu là một người làm trong lĩnh vực công nghệ, hẳn bạn đã từng mơ ước được làm việc tại Apple. Một bộ hồ sơ xin việc với dòng chữ “Apple Inc.” ở trong phần kinh nghiệm làm việc hẳn sẽ gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng.
Vậy trải nghiệm làm việc tại công ty công nghệ sáng tạo nhất thế giới thực sự như thế nào? Phần lớn những người từng làm việc ở đây đều cảm thấy ổn. Tuy nhiên không có nơi nào là hoàn hảo và Apple không phải ngoại lệ.
Trang Business Insider mới đây đã tổng hợp lại những ý kiến của các cựu nhân viên Apple, từ dữ liệu của họ kết hợp với những trang web hỏi đáp việc làm như Quora và Glassdoor, để đưa ra những góc tối khi làm việc tại Apple.
Chính sách bảo mật quá nghiêm ngặt, kể cả với người thân
Theo cựu nhân viên Robert Bowdidge, chính sách bảo mật của Apple quá nghiêm ngặt, tới nỗi nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình:
“Tôi chẳng thể tiết lộ điều gì với vợ. Cô ấy chỉ biết tôi làm ở tòa nhà đối diện, và thường về rất muộn, nhưng không hề biết tôi làm công việc gì. Khi tôi tới Manchester, Anh để làm việc với đội ngũ dự án Transitive, cô ấy muốn đi cùng, và tôi phải từ chối – lúc đó vợ tôi đang làm việc tại IBM, và tôi biết dự án trưởng sẽ điên lên nếu như IBM biết thông tin về điều này”.
(Transitive là bộ chuyển đổi mã, cho phép một số ứng dụng được lập trình trên vi xử lý PowerPC của IBM có thể chạy được trên máy tính dùng vi xử lý Intel).
Một phụ nữ khác, Kim Scheinberg chia sẻ về câu chuyện của chồng cô, có tên viết tắt JK, người đã làm cho Mac OSX có thể chạy trên máy tính dùng vi xử lý Intel. Bertrand Serlet, phó chủ tịch phụ trách phần mềm ở Apple rất thích ý tưởng này, và ngay lập tức yêu cầu phải giữ kín mọi chuyện.
Bertrand Serlet: vợ bạn phải quên hoàn toàn về dự án này
“Bertrand đã nói chuyện với JK, và nói với anh ấy rằng không ai được biết về dự án này. Bỗng nhiên phòng làm việc ở nhà chúng tôi phải thay đổi, để đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật của Apple.
Lúc ấy chồng tôi nói rằng tôi đã biết về dự án, và tôi chính là người đặt tên cho nó. Bertrand sau đó bảo rằng tôi phải hoàn toàn quên bất kì thứ gì về dự án đó, và chồng tôi sẽ không được nói chuyện với tôi về dự án cho tới khi nó được công bố.
Có lẽ ông ấy đang nghĩ tới việc xóa hoàn toàn kí ức kiểu như trong phim &’Total Recall”.
Làm việc tại Apple, bạn phải biết giữ bí mật!
Một lập trình viên tham gia vào dự án iPad cũng chia sẻ về chính sách bảo mật với sản phẩm mới:
“Chúng tôi phải ở trong một căn phòng không có cửa sổ, và họ thay hết khóa trong ấy. Chỉ có tôi và ba người nữa được phép vào căn phòng. Apple kiểm soát việc này bằng tên và số bảo hiểm xã hội của mỗi người.
Họ khoan một cái lỗ trên bàn, và dùng khóa xe đạp để khóa thiết bị vào bàn”.
Mọi thứ được quyết định bởi bộ phận marketing
Một nhân viên giấu tên chia sẻ:
Video đang HOT
“Văn hóa bên trong công ty là cực kì bí mật và những quyết định đôi khi bị chi phối bởi chính trị trong công ty và chiến lược marketing. Mọi thứ, tôi nhắc lại là mọi thứ, đều được quyết định bởi đội ngũ marketing và 2 nhà báo chuyên đánh giá sản phẩm. Tôi đã cực kì ngạc nhiên khi biết hai người đó có vị trí quan trọng như thế tại Apple. Với vai trò là một kỹ sư, tôi phải điều chỉnh các tính năng theo như những yêu cầu của Mossberg, và điều đó khiến cho tôi muốn bán luôn số cổ phần Apple của mình”.
Nhà báo Walt Mossberg đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sản phẩm tại Apple?
(Walt Mossberg là nhà báo công nghệ hàng đầu của tờ Wall Street Journal, và cũng là người có quan hệ khá thân thiết với Steve Jobs).
Làm việc tách biệt cả ngày mà không nói một câu nào
Owen Yamuachi, một thực tập viên của Apple chia sẻ điều này. Trong khi phần lớn thực tập viên khác được làm việc tại trụ sở chính trên phố Infinite Loop, thì anh này làm phải làm việc tại một tòa nhà khá rộng nhưng vắng người cách đó vài cây số. Do vậy, có những lúc anh có thể làm việc cả ngày mà không gặp và nói chuyện với ai. Điều này có ưu điểm là làm tăng sự tập trung, nhưng lại khiến Yamuachi cảm thấy rất cô đơn.
Áp lực làm việc kinh khủng, nhưng đãi ngộ không xứng đáng
Đây là lời than phiền chung của rất nhiều người từng làm việc tại Apple. Nhân viên thiết kế Jordan Price cho rằng thời gian làm việc tại đây quá gò bó, các cuộc họp triền miên khiến cho mọi người bị giảm năng suất. Áp lực khi làm việc “giống như trong một cái nồi áp suất”. Anh gần như không có thời gian gặp con gái trong tuần, và cảm thấy thực sự kinh khủng mỗi buổi tối chủ nhật.
Áp lực công việc tại Apple “giống như trong một cái nồi áp suất”
Một người khác thì cho biết anh ta thường xuyên phải làm việc vào buổi đêm, và thậm chí chẳng có thời gian để ngủ. Còn mỗi khi có một sản phẩm mới, bạn gần như phải sẵn sàng làm việc 24/7.
Tuy là một công ty rất hoành tráng, chế độ lương thưởng của Apple lại không thực sự tốt. Có lẽ điều này một phần là do ai cũng muốn làm việc tại đây, nên lương không phải là mối quan tâm cao nhất.
“Lương thấp là lời than phiền thường gặp đối với các nhân viên Apple trên Glassdoor, đặc biệt là với những người làm việc tại chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple, nhưng cũng có những than phiền ở các vị trí khác như nhân viên kinh doanh hay chuyên viên IT. Dù vậy, cũng phải thừa nhận rằng một số vị trí ở Apple có mức lương cao hơn các công ty khác”.
Businessinsider
10 CEO giỏi nhất trong lĩnh vực công nghệ trên thế giới
Trong năm 2013, Mark Zuckerberg, CEO nổi tiếng của Facebook được đánh giá cao nhất với tỷ lệ bỏ phiếu của các nhân viên là 99%. Nhưng năm nay, Zuckerberg đã mất ngôi vị số 1.
Glassdoor, một trang web chuyên phân tích các thông tin về nơi làm việc, về các nhà lãnh đạo, vừa công bố danh sách 50 Tổng giám đốc được đánh giá cao nhất, dựa trên phản hồi của các nhân viên. Trong năm 2013, Mark Zuckerberg, CEO nổi tiếng của Facebook đứng đầu bảng với tỷ lệ bỏ phiếu của các nhân viên là 99%. Trong năm nay, Zuckerberg đã mất ngôi vị số 1, song vẫn lọt vào top 10 CEO công ty công nghệ được đánh giá cao nhất.
Những tên tuổi lớn tuột khỏi danh sách này bao gồm Jeff Bezos của Amazon và Marissa Mayer của Yahoo, họ lần lượt đứng ở vị trí 13 và 14.
Sau đây là 10 CEO công nghệ được các nhân viên đánh giá cao nhất trong năm 2014, theo Glassdoor.
1. Jeff Weiner LinkedIn
Đứng số 1 trong danh sách này là Jeff Weiner của LinkedIn với tỷ lệ thông qua đạt mức tối đa 100%. Jeff Weiner đã chủ trì công ty kể từ năm 2008, và nhận được những đánh giá rất tốt từ các cựu nhân viên, những người vẫn thích ẩn danh trên Glassdoor.
"CEO là người giúp lan toả nền văn hoá doanh nghiệp. Jeff Weiner luôn chú trọng đến nền văn hoá này", một nhà phát triển web của LinkedIn nói.
2. Paul Jacobs Qualcomm
Trong danh sách công ty, Jacobs xếp thứ 4, nhưng ông lại đứng thứ 2 trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo công nghệ nói chung. Ông đạt tỷ lệ đồng tình của 95% nhân viên tại Qualcomm.
"Paul Jacobs là nhà lãnh đạo có tầm nhìn, am hiểu về công nghệ và luôn mang lại các cơ hội để làm việc trên nhiều dự án", một chuyên gia phát triển và đào tạo cao cấp của Qualcomm phát biểu.
Glassdoor lưu ý rằng Paul Jacobs là CEO của Qualcomm vào thời điểm báo cáo này được soạn thảo, và vì thế CEO hiện nay Steve Mollenkopf của Qualcomm không phải là đối tượng được đánh giá.
3. Brad Smith Intuit
Smith xếp thứ 3, ông là CEO của Intuit từ năm 2008, các nhân viên tại công ty phần mềm Intuit đánh giá ông ở tỷ lệ 94%.
"Ở vị trí người đứng đầu, Brad Smith và đội ngũ lãnh đạo là những người đáng kính và luôn giữ mọi thứ đi đúng hướng", một nhân viên dấu tên của Intuit nói.
4. Mark Zuckerberg Facebook
Năm 2013, Zuckerberg là CEO được đánh giá cao nhất, với tỷ lệ đồng tình 99%. Nhưng năm nay, vị lãnh đạo được xem là "bộ mặt" của Facebook này đã rơi xuống vị trí thứ 4 trong danh sách CEO của các công ty công nghệ, và đứng thứ 9 trong danh sách các công ty trên mọi lĩnh vực, với tỷ lệ đồng tình 93%.
"Mark là nhà lãnh đạo lạ thường, muốn đưa thế giới trở nên tốt hơn", một nhà phân tích của Facebook nói.
5. Larry Page Google
Page rơi xuống vị trí thứ 10 trong danh sách các CEO trên các lĩnh vực, song lại đứng thứ 5 trong danh sách công nghệ. CEO của Google và là đồng sáng lập đạt tỷ lệ 93% đồng thuận của nhân viên. Mặc dù là bộ mặt toàn cầu của hãng tìm kiếm hàng đầu thế giới, Pages luôn muốn giữ mọi thứ như thời trước.
"Larry muốn chúng tôi bảo tồn Google như một công ty mới thành lập, mặc dù chúng tôi không phải là những người đầu tiên của Google", một kỹ sư phần mềm của Google nói.
6. Marc Benioff Salesforce.com
Benioff đóng rất nhiều "vai" tại Salesforce.com. Ông là đồng sáng lập, chủ tịch kiêm CEO của hãng điện toán đám mây. Ông đạt tỷ lệ đồng tình của 93% nhân viên.
"Marc là CEO tốt nhất trong kinh doanh - rất khác biệt - nhưng là tốt nhất", một nhân viên của Salesforce nói.
7. Jerry Kennelly Riverbed Technology
Jerry Kennelly là CEO và chủ tịch của Riverbed, một công ty ứng dụng thành lập năm 2002, đứng thứ 7 trong danh sách CEO công nghệ, với tỷ lệ đánh giá của 93% nhân viên.
"Jerry là CEO rất nhiệt tình và luôn đầy năng lượng. Ông rất duyên dáng và quan tâm lớn đến công ty và mọi người", nhân viên kinh doanh của Riverbed nói.
8. Tim Cook Apple
Người kế vị Steve Jobs đứng thứ 17 trong danh sách bảng xếp hạng chung song đứng thứ 8 trên lĩnh vực công nghệ. Cook đạt tỷ lệ đánh giá cao của 92% nhân viên, thấp hơn một chút so với tỷ lệ 93% năm 2013.
"Bạn sẽ cảm thấy như mọi thứ bạn làm đều có tác động trực tiếp và bạn là một cổ đông của công ty", một kỹ sư Apple nói. "Chúng tôi thường xuyên thấy Tim Cook ăn trưa cùng nhân viên tại căng tin".
9. John Donahoe eBay
Là chủ tịch kiêm CEO của eBay từ năm 2008, vị trí thực sự của John Donahoe là 19/50 công ty, ông chiếm được 91% số phiếu ủng hộ của nhân viên.
"CEO của một công ty phải thông minh, sôi nổi và chân thành. John Donahoe thực sự là CEO như thế, ông là CEO dễ gần nhất mà tôi từng gặp", một giám đốc eBay nói.
10. Frank D'Souza Cognizant Technology Solutions
D'Souza xếp vị trí thứ 24 trong số 50 CEO được đánh giá cao nhất trên mọi lĩnh vực, với tỷ lệ tán thành 90%. Ông lên "chiếc ghế" CEO của Cognizant từ năm 2007, lúc đó ông mới 38 tuổi và trở thành CEO trẻ nhất của một công ty CNTT có giá trị hàng tỷ USD.
Theo Mashable
Tin đồn: Microsoft cân nhắc bổ nhiệm giám đốc điều phối của Qualcomm vào ghế CEO Theo Bloomberg, Microsoft đang cân nhắc bổ nhiệm giám đốc điều phối (COO) hiện tại của Qualcomm là ông Steve Mollenkopf vào chức vụ CEO của mình. Theo đó, Steve Mollenkopf là ứng viên mới nhất được Microsoft đưa vào "danh sách rút gọn", trong đó bao gồm những người có khả năng thay chỗ cho Steve Ballmer để lãnh đạo Microsoft sau...