Hé lộ nhóm ứng phó thảm họa bí mật của tỷ phú sáng lập Google: thành viên xuất thân quân ngũ, trang bị toàn các phương tiện công nghệ cao
Khác với cách làm từ thiện của các tỷ phú khác, nhóm ứng phó của tỷ phú Sergey Brin hướng đến giải quyết các vấn đề thực tế trước mắt, thay vì giải quyết các vấn đề lâu dài của thế giới.
Khi siêu bão Dorian tấn công vào Bahamas tháng Chín năm ngoái, hòn đảo nhỏ Abaco đã trở thành nơi hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất khi bị sức gió mạnh nhất của cơn bão càn quét trong 2 ngày liên tiếp.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi cơn bão qua đi, trước cả khi chính quyền kịp đến, một nhóm phản ứng nhanh với thảm họa đã có mặt tại nơi đây trên một chiếc siêu du thuyền tốc độ cao. Không chỉ chặt bỏ các cây cối ngổn ngang trên đường để người sống sót có thể tìm đường đến với đội y tế, các bác sĩ và y tá đã giúp chữa trị cho gần 1/10 dân số của hòn đảo này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia hải quân của nhóm cứu trợ còn sử dụng hệ thống sonar để thăm dò chướng ngại vật dưới đáy biển, tìm đường để tàu thuyền cứu trợ có thể cập bến, trong khi các chuyên gia hàng không thiết lập hệ thống kiểm soát không lưu di động cho sân bay Abaco đã bị hư hại nặng. Thậm chí nhóm cứu hộ còn cung cấp cả hình ảnh vệ tinh về mức độ thiệt hại cho chính quyền Bahamas.
Một báo cáo mới đây của trang The Daily Beast, nhóm phản ứng nhanh này được triển khai bởi Global Support and Development (GSD), một tổ chức từ thiện bí mật do đồng sáng lập Google, ông Sergey Brin, tạo nên. Điều đặc biệt ở chỗ, khác với các tổ chức từ thiện thông thường, một nửa số nhân viên của GSD có xuất thân từ quân đội và bản thân lực lượng này cũng được điều hành bởi các cựu vệ sĩ của ông Brin.
Nhóm ứng phó thảm họa bí mật của tỷ phú công nghệ
Ý tưởng về GSD bắt đầu từ tháng Ba năm 2015, khi hòn đảo Vanuatu bị cơn lốc xoáy Pam đổ bộ, khiến nhiều hộ dân mất nhà, điện cũng như nước. Tận dụng chiếc du thuyền 80 triệu USD của tỷ phú Sergey Brin đang đỗ ở gần đó, thuyền trưởng của con tàu Mike Gregory cùng Grant Dawson, vệ sĩ riêng của gia đình Brin, đã mang theo một bác sĩ và 5 y tá trên tàu cùng 62 tấn nước ngọt đến để cứu trợ cho người dân trên đảo.
Hai tuần sau đó, nhóm này tiếp tục tham gia cứu trợ vùng Kathmandu vừa bị một trận động đất kinh hoàng tấn công. Các hoạt động cứu trợ của nhóm vẫn âm thầm diễn ra trong các năm sau đó với những thảm họa động đất ở Ecuador và siêu bão Matthew ở Bahamas năm 2016, cũng như hỗ trợ đường không cho tổ chức World Hope International tới Thổ Nhĩ Kỳ và đảo Caicos năm 2017.
Đến cuối năm 2018, ông Brin chính thức thành lập nên GSD như một tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận, trong đó ông Brin là người duy nhất được bổ nhiệm ban giám đốc của tổ chức cũng như là người duy nhất tài trợ cho nó. Bên cạnh ông Dawson, ông Eric Powell, một cựu nhân viên an ninh khác của ông Brin cũng được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc.
Kể từ đó đến nay, GSD phát triển nhanh chóng. Cho đến nay, nhóm này có khoảng 20 nhân viên toàn thời gian, phần lớn đều đã được huấn luyện về y tế, cùng 100 nhà thầu bên ngoài khác.
Các trang bị công nghệ cao như trong Hollywood
Và cũng giống như lực lượng cứu trợ nhân đạo thường thấy của các tỷ phú trong phim ảnh, không chỉ có một nửa đội ngũ nhân viên có xuất thân từ quân đội – những người có thể phản ứng nhanh và hiệu quả với những tình huống phức tạp, ngay cả khi ít thông tin về bối cảnh tại địa phương – họ còn có được sự hỗ trợ từ các trang thiết bị công nghệ cao hiện đại.
Video đang HOT
Sergey Brin, tỷ phú và là nhà đồng sáng lập Google.
Khởi đầu là chiếc siêu du thuyền 80 triệu USD Dragonfly “mượn tạm” của Sergey Brin, cho đến nay nhóm đã có riêng cho mình nhiều du thuyền tốc độ cao khác, trị giá nhiều triệu USD. Bên cạnh đó còn là các máy bay không người lái để quan sát địa hình. Báo cáo của The Daily Beast còn cho biết xung quanh trụ sở của nhóm tại vịnh San Francisco, chất đầy các container vận tải, cùng xe địa hình và các mô tô nước (Jet ski)
Bên cạnh các phương tiện di chuyển thường thấy, ông Brin còn thuê một cựu chuyên gia NASA cùng hợp tác với công ty LTA Research and Exploration, để phát triển một siêu khí cầu mới, với kích thước lớn gấp đôi các khí cầu thường thấy hiện nay. Các khí cầu này sẽ cho phép nhóm cứu trợ tiếp cận đến các khu vực thảm họa dễ dàng hơn bằng đường hàng không.
Siêu du thuyền Dragonfly của Sergey Brin, với chiều dài 73m, một trong những du thuyền nhanh nhất thế giới.
Năm ngoái, công ty này đã đăng ký bay cho một khí cầu có tên Pathfinder 1, hoạt động bằng 12 động cơ điện và có thể chở theo 14 người. Tuy nhiên thay vì sử dụng pin như thường thấy, các động cơ này sử dụng khí hydrogen để giảm trọng lượng.
Nỗ lực từ thiện của những tỷ phú khác thường chú trọng giải quyết các vấn đề sâu sắc của xã hội như tìm nguồn năng lượng mới, chữa trị AIDS, ung thư, hay sản xuất vắc xin như của quỹ Bill Gates, tìm nỗ lực chống biến đổi khí hậu bằng 10 tỷ USD của ông Bezos, hoặc tài trợ tiêm vắc xin cúm cho trẻ em của ông Page, một đồng sáng lập khác của Google.
Trong khi đó, việc thành lập một đội ứng phó thảm họa nhanh, dựa trên các thiết bị công nghệ cao, như của ông Brin là nỗ lực nhân đạo thực tế nhất từ khi tỷ phú Richard Branson từng sử dụng khí cầu riêng của mình cho việc dò tìm các bãi mìn ở Kosovo vào năm 2001. Một điều đáng chú ý nữa là khác với các thông tin công khai thường thấy của những tổ chức từ thiện khác, hoạt động của GSD cũng bí mật giống như hành tung của ông chủ tổ chức này, tỷ phú Sergey Brin.
Tham vọng xây dựng đế chế công nghệ của tỷ phú giàu nhất châu Á
Theo CNN, tỷ phú Mukesh Ambani muốn xây dựng một đế chế công nghệ toàn cầu giống với Google, Amazon, Alibaba và Tencent.
Nền tảng Jio Platforms của ông Ambani - tỷ phú giàu nhất châu Á - đã sở hữu một hệ sinh thái ứng dụng từ thương mại điện tử đến phát sóng trực tuyến. Thông qua mạng di động Reliance Jio, nền tảng phục vụ hơn 388 triệu người dùng tại Ấn Độ.
Nhưng tham vọng của tỷ phú Ấn Độ không dừng lại ở đó. Chỉ trong vòng vài tuần, ông Ambani đã đạt được thỏa thuận trị giá 9 tỷ USD với Facebook và các nhà đầu tư khác tại Mỹ để tiếp tục thống trị thị trường Internet Ấn Độ - thị trường phát triển nhanh nhất thế giới.
"Ambani chắc chắn muốn Jio Platforms không chỉ là một công ty viễn thông. Ông ta muốn công ty trở thành Google hoặc Tencent của Ấn Độ", CNN dẫn lời nhà phân tích Wylie Fernyhough tại PitchBook nhận định.
"Mục tiêu cuối cùng của tập đoàn là cung cấp mọi thứ cho tất cả người Ấn Độ, xây dựng một nền tảng không thể thiếu cho hàng trăm triệu người dùng internet của đất nước này", nhà phân tích Tarun Pathak của Counterpoint Research nhấn mạnh.
Tỷ phú giàu nhất châu Á muốn xây dựng một đế chế công nghệ khổng lồ. Ảnh: CNN.
Đế chế công nghệ khổng lồ
Ông trùm Mukesh Ambani đã đưa Reliance Industries từ một công ty năng lượng thành một tập đoàn lớn, bao gồm các cửa hàng bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ di động và băng thông rộng, nền tảng kỹ thuật số và nhiều mảng khác.
Tuy nhiên, để đưa kế hoạch của mình lên tầm cao mới, ông Ambani cần đến đối tác từ Thung lũng Silicon. Đó là Facebook và ứng dụng nhắn tin toàn cầu WhatsApp với thỏa thuận trị giá 5,7 tỷ USD.
"Công thức này sẽ được nhân rộng để phục vụ các cá nhân trong xã hội Ấn Độ. Đó là những nông dân, sinh viên và giáo viên của chúng ta, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người chăm sóc sức khỏe của chúng ta", ông Ambani tuyên bố.
Theo Fernyhough, thỏa thuận giữa ông Ambani và Facebook nhằm tạo ra "một nền tảng cung cấp cho người dùng mọi thứ từ ngân hàng di động, ứng dụng nhắn tin đến phương tiện truyền thông xã hội". Mô hình này tương tự với dịch vụ WeChat của Tencent ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, không giống Tencent, Jio Platforms sở hữu một mạng di động khổng lồ giúp xây dựng cơ sở khách hàng. "Chúng ta đang chứng kiến thương mại điện tử, đám mây và các công ty công nghệ thay thế công ty viễn thông truyền thống", chuyên gia Pathak nhận định.
Các thỏa thuận của tỷ phú Ambani với Facebook và một số nhà đầu tư khác đã lên đến 9 tỷ USD.
Facebook nhấn mạnh rằng hai công ty vẫn cung cấp các dịch vụ riêng biệt ở Ấn Độ. Tuy nhiên, thỏa thuận với Facebook vẫn làm gia tăng sức ảnh hưởng của tỷ phú Ambani tại Ấn Độ, cho phép ông sử dụng các dịch vụ trực tuyến và công cụ kỹ thuật số để thu hút khách hàng mới.
Mua sắm trực tuyến là mục tiêu hàng đầu của thỏa thuận. Theo Bernstein, hàng tạp hóa chiếm 70% thị trường bán lẻ tại Ấn Độ. Trong đó, 90% thị trường là các cửa hàng nhỏ lẻ, không có tổ chức. Quy mô thị trường bán lẻ được dự đoán tăng từ 676 tỷ USD năm 2018 lên 1.300 tỷ USD vào năm 2025.
Thị trường tạp hóa trực tuyến ở Ấn Độ chỉ trị giá khoảng 3 tỷ USD, theo Công ty nghiên cứu Forrester. Tuy nhiên con số này đang tăng nhanh trong bối cảnh đại dịch làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Vào thời điểm ra mắt hồi cuối năm ngoái, JioMart đặt mục tiêu tạo mối quan hệ đối tác với 30 triệu cửa hàng nhỏ lẻ trên nền tảng này.
Cơ hội từ dịch Covid-19
Dịch Covid-19 và lệnh phong tỏa của Ấn Độ thúc đẩy các cửa hàng nhỏ lẻ chuyển sang bán hàng trực tuyến. Hơn 400 triệu người dùng tại Ấn Độ sử dụng WhatsApp làm phương tiện nhắn tin để hỏi mua hàng hóa, dịch vụ.
Ông Sambit Mohanty, một giám đốc tiếp thị 40 tuổi, cố đặt mua lá trà và súp cho cha mẹ mình trên Amazon. Nhưng thời gian giao hàng mất đến 10 ngày. Ông cũng không thể mua đồ chơi cho con gái vì Amazon ngừng nhận đơn đặt hàng đối với các mặt hàng không thiết yếu.
Ông Sambit Mohanty cho biết sẽ quay lại với các cửa hàng tạp hóa địa phương. Nhiều trong số họ kinh doanh trên WhatsApp. Tuy nhiên, các cửa hàng tạp hóa địa phương có một nhược điểm. Đó là khó khăn trong việc theo dõi hàng tồn kho vì nhiều chủ cửa hàng chỉ theo dõi hàng hóa bằng một cuốn sổ và thường quên cập nhật.
Nếu JioMart có thể kết nối với hàng triệu cửa hàng, giúp tổ chức và theo dõi hàng tồn kho, vấn đề này sẽ được giải quyết. Reliance cũng có số lượng cửa hàng tạp hóa lớn nhất tại Ấn Độ với vai trò nhà cung cấp.
Theo chuyên gia Pathak thuộc Counterpoint Research, việc thuyết phục các cửa hàng bán lẻ hợp tác với JioMart cũng dễ dàng hơn vì họ đã quen dùng WhatsApp và không cần tải ứng dụng mới.
JioMart có nhiều lợi thế khi hợp tác với ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Ảnh: Getty Images.
Ông Ambani đang đứng trước áp lực trả hết khoản nợ của Reliance Industries. Ngay sau khi thỏa thuận với Facebook được công bố, Jio Platforms tiết lộ thêm 3 khoản đầu tư lớn. Đó là 750 triệu USD từ Silver Lake, 1,5 tỷ USD của Vista và 870 triệu USD từ General Atlantic.
Như vậy, tỷ phú giàu nhất châu Á được đảm bảo đến 9 tỷ USD trong vòng chưa đầy 4 tuần. Tại cuộc họp cổ đông năm ngoái, ông tuyên bố muốn Reliance Industries trở thành "công ty có nợ ròng bằng 0 vào tháng 3/2021". Tính đến tháng 3/2020, Reliance có khoảng 44 tỷ USD nợ trên sổ sách.
"Reliance cần công nghệ để chuyển từ công ty thương mại dầu khí sang công ty phần mềm", chuyên gia Meena của Forrester nhận định. Đại dịch khiến doanh thu dầu mỏ lao dốc. Nhu cầu dầu toàn cầu sụt giảm vì hoạt động vận tải, công nghiệp và thương mại giảm mạnh.
"Các nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng của WeChat phiên bản Ấn Độ và tin rằng công ty có thể trị giá đến hàng trăm tỷ USD một ngày nào đó", Fernyhough của Pitchbook bình luận. Tháng trước, Reliance Industries tuyên bố đã vượt quá mục tiêu và có thể đạt mục tiêu nợ bằng 0 vào cuối năm nay.
Cuộc sống của hội "ái nữ" nhà tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới: Đừng nghĩ làm con Bill Gates, Mark Zuckerberg là dễ dàng! Không phải ai cũng sống đúng nghĩa "sinh ra ở vạch đích", có người êm đềm bình lặng, có người cực đoan với những ký ức khủng khiếp ở tuổi thơ. Thế giới ngày nay đang xoay vần theo dòng đổi thay của công nghệ, đặc biệt là ở bước phát triển mạnh mẽ theo cách mạng 4.0. Những thương hiệu hàng đầu...