Hé lộ kỹ thuật ướp xác trường tồn nghìn năm của người Ai Cập cổ
Các chuyên gia Úc phát hiện ra rằng, thuật ướp xác đã xuất hiện từ rất sớm với công nghệ thô sơ từ nhựa cây.
Ảnh minh họa
Từ trước đến nay, con người vẫn ghi nhớ rằng các Pharaoh Ai Cập là người nắm trong tay công thức bảo quản, ướp xác của thời xưa.
Theo tờ Live science, phát hiện mới đây của các chuyên gia thuộc Đại học Maccquaire, Australia cho thấy kỹ thuật ướp xác thuộc về những người Ai Cập sống từ trước khi xuất hiện các Pharaoh.
Cụ thể, các nhà khoa học tin rằng người Ai Cập sống trước thời Pharaoh hơn 1.000 năm đã có kiến thức về quy trình bảo quản xác và cũng có niềm tin về tôn giáo.
Nghiên cứu xác ướp cổ đại khai quật được ở Badari và Mostagedda (khoảng 4.500 – 3.350 năm TCN), các chuyên gia phát hiện người xưa được chôn vùi cùng túi nhỏ chứa hạt làm từ nhựa cây.
Điều này gợi ra suy nghĩ cho các nhà khoa học về việc người xưa dùng nhựa cây như 1 cách ướp xác thô sơ.
Trước đây, với những xác ướp cổ xưa hơn, dù không có xác nhưng họ lại tìm thấy những mảnh vải lanh có dấu vết nhựa cây. Trong khi đó, những mảnh vải này được dùng để bọc xác chết một cách cẩn thận.
Theo các nhà nghiên cứu, nguyên tắc cơ bản mà người Ai Cập cổ đại đã sử dụng là bảo quản nguyên xác. Họ sẽ luôn để xác ướp được toàn vẹn, không thiếu bộ phận nào. Giả dụ như nếu xác chết bị thiếu tay, thiếu chân, thì người xưa sẽ lắp chiếc chân, tay giả vào để cho đủ bộ phận.
Sau đó, xác chết được quấn vải kĩ lưỡng. Nhựa thông và hương liệu là hai chất kháng khuẩn chính để ngăn chặn côn trùng và bảo quản các phần mềm.
Phần vải được nhúng vào hỗn hợp nhựa đun chảy cùng với hương liệu sau đó dùng để quấn xác.
Video đang HOT
Hoàng Dung
Theo Infonet
Sự phi lý thách thức mọi khái niệm logic của những tảng cự thạch khổng lồ
Bằng cách nào đó mà những nền văn minh cổ đại có thể di chuyển và lắp ghép những tảng cự thạch khổng lồ một cách hoàn hảo. Sự tồn tại của chúng là thách thức đối với khoa học.
Việc những tảng cự thạch đó tồn tại và khớp được với nhau hoàn hảo một cách phi lý không phải bí ẩn mang tầm vóc như Kim tự tháp hay tam giác quỷ Bermuda. Nhưng chúng lại là một trong những bí ẩn khó lý giải bậc nhất trong lịch sử.
Ngôi đền thung lũng Khafre, ở gần tượng nhân sư và .Kim tự tháp vĩ đại. Những khối đá hoàn hảo đến khó tin. Ảnh Shutterstock.
Không chỉ một mà rất nhiều nền văn minh cổ đại đã làm được điều này mặc dù không có bất cứ "thiết bị hỗ trợ hiện đại" nào. Họ thực sự có khả năng di chuyển những khối đá khổng lồ nặng cả ngàn tấn từ khu mỏ về điểm tập kết cuối cùng như lăng mộ, đền thờ... và sắp xếp chúng khớp nhau một cách hoàn hảo.
Những điểm nối, giữa các tảng cự thạch không hề nằm trên cùng 1 mặt phẳng nhưng chúng lại "lệch" nhau một cách hoàn hảo.
Trải qua hàng nghìn năm, chúng vẫn tồn tại ở đó như một sự thách thức đối với giới khoa học trong khi con người vẫn đang mải miết tìm hiểu xem quá trình đó diễn ra như thế nào.
To-nhỏ, cao-thấp, lớn-bé... Các tảng đá có đủ mọi hình dạng nhưng dưới bàn tay của những kiến trúc sư bậc thầy, chúng vẫn tạo khớp lại với nhau và vững vàng suốt hàng ngàn năm qua.
Đặc biệt hơn cả, không có bất kỳ tảng cự thạch nào nhẵn nhụi 100% nhưng chúng lại có thể khớp với nhau hoàn hảo một cách phi lý. Người cổ đại đã chứng minh họ là những kiến trúc sư, nhà thiết kế bậc thầy.
Ở một góc nhìn khác, dường như người cổ đại có thể bẻ cong những tảng đá khổng lồ một cách dễ dàng. Điều đó không chỉ tạo nên sự đồng bộ mà còn giúp cho toàn bộ kết cấu vững chắc hơn.
Và nếu chúng ta so sánh hình ảnh của các ngôi đền, lăng mộ ở Ai Cập với các di tích ở Bolivia hoặc Peru; như Puma Punku,Sacsayhuaman, hoặc thậm chí Ollantaytambo, chúng ta sẽ nhận thấy sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa những viên đá ở Nam Mỹ với châu Phi.
Gần như là những nền văn hóa này sử dụng cùng một kỹ thuật, cùng một công nghệ, và các nguyên tắc tương tự nhau hàng ngàn năm trước. Câu hỏi duy nhất còn lại là, những kỹ thuật này là gì? Công nghệ mà họ sử dụng là gì?
Cung điện Inca Roca, Cusco, Peru. Một ví dụ khác về độ chính xác cực cao. Không một tờ giấy nào vừa vặn giữa những tảng đá. Một số người trong số họ trông như thể họ đã được 'hợp nhất' với nhau.
Ngôi đền Coricancha, những tảng đá to được chế tác một cách hoàn hảo.
Bãi đá The Stones tại Puma Punku là một kỳ công đáng kinh ngạc của kỹ thuật kiến trúc cổ xưa.
Những khối đá hình H (hình trên) và cả những tảng đá có dấu thập này vẫn còn là một ẩn số đối với các nhà khoa học. Người ta không biết chúng được tạo ra như thế nào và nhằm mục đích gì.
Cũng giống như cung điện Inca Roca, các tảng đá tại Ollantaytambo không bằng phẳng, chúng là những đa diện khác nhau nhưng được khớp nối lại một cách hoàn hảo. Quả thực không thể tin được những người cổ đại đã tạo nên được tuyệt tác như vậy.
Đây là bức tường Sacsayhuamán nổi tiếng. Nhưng việc xây dựng nên nó vẫn là một bí ẩn sâu sắc đối với các nhà nghiên cứu.
Như đã đề cập ở trên, ngoài sự phi thường của những kiến trúc sư cổ đại, chúng ta còn nhận thấy kỹ thuật được sử dụng ở nhiều nền văn minh đó cũng có nét tương đồng.
Ví dụ điển hình có thể kể đến hai công trình của Inca và Ai Cập.
Từ phong cách thiết kế toàn cảnh đến những chi tiết nhỏ hơn như lỗi vào, họa tiết... đều có nét giống nhau.
Theo Helino
Giải mã hình xăm thiên thần trên xác ướp 1.300 tuổi Các chuyên gia phát hiện một xác ướp của phụ nữ Ai Cập có niên đại từ năm 700 có hình xăm trên đùi là tên của tổng lãnh thiên thần Michael. Các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Anh công bố thông tin trên sau khi tiến hành kiểm tra chụp cắt lớp (CT) nhằm kiểm tra các xác ướp Ai Cập...