Hé lộ hình hài tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc
Nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải đang lắp ráp phần thân tàu sân bay mới của Trung Quốc trên ụ nổi để có thể hạ thủy vài tháng tới.
Ảnh vệ tinh độ phân giải cao được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở tại Washington, Mỹ, vừa công bố cho thấy các phần thân tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc đang được lắp ráp trong một ụ nổi ở nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải.
Đây sẽ là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được trang bị các công nghệ hiện đại và có thể lớn hơn tàu Liêu Ninh và Sơn Đông, vốn được cải hoán hoặc dựa trên thiết kế của tuần dương hạm Liên Xô. Ảnh vệ tinh cho thấy tàu sân bay mới của Trung Quốc dài khoảng 304 m và rộng khoảng 39 m.
Matthew Funaiol, chuyên gia về Trung Quốc của CSIS, cho biết chưa rõ tàu sân bay mới có được trang bị máy phóng điện từ để giúp tiêm kích cất cánh hiệu quả hay không. USS Gerald R. Ford của Mỹ, hoạt động từ năm 2017, là tàu sân bay đầu tiên được trang bị máy phóng điện từ thay thế cho máy phóng hơi nước truyền thống.
Hai tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đều đang áp dụng cơ chế cầu nhảy, với phần mũi tàu cong lên, giúp tiêm kích tạo đà để cất cánh. Hạn chế của thiết kế này là không hỗ trợ các tiêm kích hạng nặng mang đầy đủ nhiên liệu và vũ khí, khiến chiến đấu cơ trên hạm bị hạn chế tầm hoạt động và khả năng tấn công.
Tiến trình chế tạo tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải. Ảnh: CSIS.
Video đang HOT
“Người Trung Quốc đang thể hiện năng lực khổng lồ trong thiết kế và lắp ráp chiến hạm”, Funaiole nói. “Tiến trình diễn ra nhanh chóng. Thật ấn tượng về quá trình họ vượt qua để đặt mình vào vị trí hàng đầu trong công nghệ đóng tàu sân bay”.
Tiến trình đóng tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc được dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm. Dân Trung Quốc coi tàu sân bay là biểu tượng hữu hình cho sự phát triển của đất nước, hướng tới trở thành cường quốc toàn cầu với quân đội hiện đại và “đẳng cấp thế giới”.
Trung Quốc vận hành hai tàu sân bay trong 10 năm qua, gồm Liêu Ninh được cải hoán từ tuần dương hạm cũ của Liên Xô và Sơn Đông, được thiết kế dựa trên Liêu Ninh. Tàu Sơn Đông bắt đầu hoạt động vào tháng 12/2019, còn tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc có thể phải tới năm 2023 mới đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu, Funaiole nói.
Sau khi ráp xong, thân tàu sân bay thứ ba có thể được hạ thủy vào cuối năm nay, truyền thông Trung Quốc đưa tin. Một số trang mạng xã hội Trung Quốc đăng ảnh cùng bình luận tỏ vẻ phấn khích về tiến trình đóng tàu sân bay thứ ba.
Tờ Global Times nhận định các bức ảnh trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy việc chiếc tạo tàu sân bay mới dường như “đang tiến triển thuận lợi”, đồng thời dẫn lời một chuyên gia quân sự cho biết chiến hạm “có khả năng được trang bị” máy phóng điện từ.
Kích thước ước tính các bộ phận thân tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc. Ảnh: CSIS.
Chuyên gia hải quân Lý Kiệt thuộc Học viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho biết kế hoạch của Trung Quốc không dừng lại ở ba nhóm tác chiến tàu sân bay mà sẽ lập tới 4 nhóm.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia thế giới nhận định Trung Quốc có tham vọng thành lập ít nhất 6 nhóm tác chiến tàu sân bay để cạnh tranh sức mạnh ở vùng biển xa với hải quân Mỹ, lực lượng đang vận hành 11 tàu sân bay hạt nhân.
Collin Koh, chuyên gia về hải quân Trung Quốc thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết tại Trung Quốc vẫn diễn ra tranh cãi về lợi ích của tàu sân bay trong chiến tranh hiện đại cùng cách chúng đối phó với mối đe dọa do tàu ngầm Mỹ gây ra.
Siêu tàu sân bay Mỹ hỏng máy phóng điện từ
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford phải giảm bớt hoạt động bay trong đợt thử nghiệm trên biển sau khi máy phóng điện từ ngừng hoạt động 5 ngày.
Hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) trên siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford bị hỏng hôm 2/6, trước khi chiến hạm này bắt đầu đợt nghiệm thu trên Đại Tây Dương. Đây là đợt kiểm tra quan trọng, đánh dấu lần đầu USS Gerald R. Ford tiếp nhận một không đoàn trên hạm với 1.000 phi công và nhân viên kỹ thuật.
Mãi tới ngày 7/6, hệ thống EMALS mới được khắc phục, khiến tàu sân bay Ford phải giảm bớt nhiều hoạt động bay, nhưng hải quân Mỹ khẳng định chiến hạm và không đoàn trên hạm vẫn hoàn tất nhiều mục tiêu thử nghiệm theo kế hoạch.
USS Gerald R. Ford di chuyển trên Đại Tây Dương hôm 4/6. Ảnh: US Navy.
"Chuyến thử nghiệm của Không đoàn trên hạm số 8 là thời khắc lịch sử với tàu Ford. Đơn vị này đã hoàn thành hàng trăm lượt cất hạ cánh, trong đó 50 học viên và phi công được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trên tàu sân bay", hạm trưởng J.J. Cummings nói hôm 1/6.
"Sự cố dường như xảy ra khi hệ thống điều phối năng lượng được khởi động lại bằng cách thủ công. Nó không uy hiếp an toàn bay, chúng tôi đang xem xét quy trình vận hành và ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của tàu", phát ngôn viên hải quân Mỹ Danny Hernandez hôm qua cho biết.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford sử dụng năng lượng điện để vận hành máy phóng và cáp hãm đà, thay thế hệ thống chạy bằng hơi nước trên tàu sân bay lớp Nimitz hiện nay. Quan chức hải quân Mỹ cho rằng công nghệ điện từ giúp đơn giản hóa việc bảo dưỡng thiết bị, giúp máy bay tăng tốc trơn tru và giảm hư hại khung thân.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng phê phán hệ thống EMALS, cho rằng nó "không có tác dụng" và yêu cầu hải quân Mỹ "quay trở lại với thiết bị hơi nước". Báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ cho biết Lầu Năm Góc phải chật vật để chứng minh độ tin cậy của các hệ thống then chốt trên USS Gerald R. Ford, trong đó có EMALS.
Tiêm kích F/A-18F cất cánh sau khi hệ thống EMALS được sửa chữa hôm 7/6. Ảnh: US Navy.
Là mẫu tàu sân bay được thiết kế mới đầu tiên của Mỹ trong 40 năm qua, lớp Ford được trang bị nhiều công nghệ và các hệ thống vận hành mới, giúp tàu có thể tăng số lượt máy bay xuất kích và hạ cánh, giảm khối lượng công việc do con người thực hiện và tăng khả năng sống sót trước những mối đe dọa.
Sở hữu lượng giãn nước đầy tải 100.000 tấn và chi phí chế tạo 13 tỷ USD, USS Gerald R. Ford cũng là tàu sân bay lớn và đắt tiền nhất thế giới. Tuy nhiên, hàng loạt lỗi kỹ thuật đã khiến siêu tàu sân bay này chưa thể hoàn thiện để đưa vào vận hành. Một số quan chức Mỹ cảnh báo nó chỉ có thể đạt khả năng chiến đấu đầy đủ vào năm 2024.
Tiêm kích Mỹ đánh rơi thùng dầu trước mũi tàu sân bay Một tiêm kích F/A-18E Mỹ làm rơi thùng dầu phụ ngay sau khi cất cánh từ tàu sân bay, nhưng chưa rõ nguyên nhân sự cố. Video do tài khoản Gerad Cotton đăng trên TikTok hôm 14/9 cho thấy sự cố xảy ra trên một tàu sân bay Mỹ, nhưng không rõ thời gian và địa điểm xảy ra sự việc. Tiêm kích...