Hé lộ hệ thống hầm ngầm né bom của IS
Chiến binh người Kurd mới chiếm được một thành phố ở Iraq ấn tượng với những đường ngầm và hầm tránh bom phiến quân Nhà nước Hồi giáo xây nên.
Một chiến binh người Kurd hồi đầu tuần dẫn đường tham quan nơi ẩn náu của IS ở thành phố Sinjar, Iraq. Nhóm phiến quân cực đoan chiếm thành phố phía bắc Iraq hồi tháng 8/2014, và đã xây dựng các đường ngầm ở những nơi khác tại Syria và Iraq. Nhưng Sinjar là một trong số ít những nơi IS bị đẩy lui, do đó người ngoài có cơ hội hiếm hoi được nhìn thấy cách chúng xây dựng đường hầm.
“Có nhiều đường hầm đến nỗi chúng tôi không thể đếm xuể”, Hussein Khuru Murad, một binh sĩ người Kurd nói. “Đường hầm này giúp chúng đi xuống và tới một cửa hàng trên phố, sau đó dẫn đến nhà máy sản xuất bom của chúng.”
Đây có thể là nơi ở của IS, với nhiều chai nước vứt vương vãi. Trong đó, một số chai chứa nước tiểu, một cách để phiến quân giải quyết nhu cầu cá nhân, tránh phải ra ngoài khi máy bay bay trên đầu.
Nhà bếp của IS tại ở Sinjar. Lò nướng bị hỏng, nhưng một chiếc lò nấu có những hộp cà phê tan ở bên cạnh, đang chờ được đun nóng.
Video đang HOT
Raad Ahmed Ali, binh sĩ lực lượng Peshmerga người Kurd, cho biết những thành viên của dân tộc thiểu số Yazidi thuộc lực lượng người Kurd đã thay thế những hình vẽ, chữ viết của IS bằng những dòng chữ mới.
Raad Ahmed Ali thị sát một hầm tránh bom dưới lòng đất của IS, một phần trong mạng lưới các đường hầm được xây ở Sinjar.
Murad cho biết những đường hầm được xây đầu tiên nhằm tránh bị theo dõi. Khi chiến dịch không kích để tái chiếm Sinjar được tăng cường, IS thiết kế một mạng lưới tổng thể các đường hầm để phiến quân có thể tránh phải ra ngoài. Chúng cũng đục các lỗ trên tường nhà để di chuyển giữa các phòng và giữa các tòa nhà để những người bên ngoài không thể theo dõi.
Sĩ quan an ninh người Kurd trưng bày các tài liệu hành chính thu thập được ở Sinjar.
Một tài liệu được tìm thấy ở Sinjar về việc gửi thêm phiến quân ra tiền tuyến ở thành phố.
Trọng Giáp
Ảnh: WSJ
Theo VNE
Tổng thống Putin yêu cầu chuẩn bị ứng phó cuộc tấn công hạt nhân
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã chỉ thị cho Hội đồng An ninh quốc gia tăng cường các nguồn dự trữ mặt nạ chống khí độc, đồng thời chuẩn bị ứng phó với mối đe dọa hạt nhân, theo moslenta.ru (Nga) ngày 4.11.2015.
Một hầm ngầm ở sâu 56 m dưới lòng khu trung tâm Moscow được thiết kế phục vụ các lãnh đạo thời Liên Xô trú ẩn khi có chiến tranh xảy ra, nay trở thành quán bar - Ảnh: moscowwalks.ru
Cho đến nay, số lượng hầm ngầm tránh bom nguyên tử ở Moscow vẫn được coi là bí mật quốc gia, nhưng các chuyên gia ước tính con số vào khoảng từ 5.000 đến 7.000. Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã thông báo: người dân có thể hỏi địa chỉ hầm trú ẩn hạt nhân gần nhà mình nhất tại ban chỉ huy quân sự quận nơi mình sinh sống - hoặc trực tiếp, hoặc qua email. Tuy nhiên, bộ này vẫn giữ kín số lượng cũng như sơ đồ phân bố hầm tránh bom hạt nhân ở thủ đô.
Dù vậy, người dân ở các địa điểm khác nhau sau khi biết được vị trí hầm gần nhà mình vẫn có thể liên hệ với nhau để lập nên một sơ đồ tương đối hoàn hảo.
Trên thực tế, không cần tìm hiểu qua cơ quan quân sự thì người ta cũng có thể đoán được hầm trú ẩn nằm ở đâu. Trong các khoảng sân lớn hay vườn hoa, công viên nhỏ nằm giữa các khu chung cư cao tầng thường có những "miệng giếng bê tông" hình vuông phủ lưới sắt bên trên. Đó chính là những lỗ thông hơi đồng thời cũng là lối thoát ra ngoài trong trường hợp miệng hầm bị bom đánh sập, lấp kín.
Trong những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, hệ thống phòng thủ được xây dựng ở bên dưới gần như mọi tòa nhà. Nhưng từ giữa thập niên 1990, những mặt bằng này đã được bán hoặc cho thuê dưới nhiều lý do khác nhau rồi được thay đổi công năng, và bây giờ trở thành những cơ sở rửa xe, cửa hàng bách hóa hay văn phòng công ty tư nhân. Các chủ nhân hiện tại đã tự ý cắt bỏ những ống thông gió vướng víu, thay cửa thép chống phóng xạ bằng cửa nhôm kính, tháo dỡ những ngăn chứa thực phẩm dự trữ phòng khi phải trú ẩn lâu dài ...
Một số hầm trú ẩn không nằm ở vị trí "đắc địa" thì gần như bị bỏ hoang, trở thành nơi qua đêm cho những kẻ vô gia cư hoặc những người di cư bất hợp pháp.
Thời Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, các ga tàu điện ngầm Moscow được sử dụng làm hầm trú ẩn cho dân chúng thủ đô trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, ngày nay trong trường hợp tấn công hạt nhân thì tuyệt đại đa số ga tàu điện ngầm không còn khả dụng. Chỉ có một vài ga ở khu trung tâm, gần điện Kremlin, là có hệ thống cửa ngăn chống xạ và điều kiện thông gió tương đối tốt.
Đa phần ga tàu điện ngầm có khả năng chống được sóng xung kích nhưng hoàn toàn không an toàn trước các loại vũ khí hóa học, sinh học chứ chưa nói đến vũ khí hạt nhân. Từ năm 2012, chính quyền Moscow đã chính thức loại bỏ chức năng phòng thủ khi xây mới các ga tàu điện ngầm. Quyết định này được đưa ra trước hết là để tiết giảm chi phí, thứ hai là các quan chức quan niệm rằng chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra trên đất Nga nên chuyện phòng thủ dân sự là không cần thiết.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại nhìn nhận vấn đề theo hướng khác. Họ cho rằng hầm trú ẩn hạt nhân ở Moscow tuy nhiều nhưng chỉ đủ chứa khoảng 1% dân số thủ đô, và nếu xảy ra một cuốc tấn công hạt nhân thì chỉ có khoảng 100.000 dân có chỗ trú ẩn.
Trong năm 2014 đã diễn ra một đợt kiểm tra hệ thống trú ẩn hạt nhân dân sự toàn quốc. Số liệu chính thức cho thấy chỉ có 65,5% số hầm đạt chỉ tiêu chức năng, nhưng trên thực tế, con số này thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng 20 - 30%, các chuyên gia nhận định.
Thời Liên Xô, trong các hầm trú ẩn cỡ lớn còn có chỗ cho trạm xá, trạm phát điện, máy lọc nước, thiết bị xử lý rác thải. Ngày nay, để có kinh phí duy trì chúng, chính quyền phải cho thuê một phần hoặc toàn bộ mặt bằng dành cho người trú ẩn.
Ngày nay, trong điều kiện kinh tế phát triển và sự phân hóa giàu - nghèo rõ rệt, không ít đại gia ở Nga tự xây dựng hầm ngầm chống hạt nhân quy mô nhỏ cho gia đình mình. Về công năng, các hầm này đủ sức chống các loại tia phóng xạ, nhưng khi chiến sự chưa xảy ra thì thường được chủ nhân của chúng sử dụng để làm nơi hội họp kín bàn chuyện làm ăn, nơi cất trữ các loại rượu quý, những bộ sưu tập tranh, của gia bảo v.v.
Dù thế nào đi nữa thì việc Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị tích cực chuẩn bị ứng phó với mối đe dọa hạt nhân cũng cho thấy Nga đang ở vào thế "lưỡng đầu thọ địch" - cùng lúc phải đối phó với lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây, đứng đầu là Mỹ; và nguy cơ trả đũa của các lực lượng khủng bố, đứng đầu là IS.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
200 người di cư làm loạn ở đường ngầm nối Anh và Pháp Đường ngầm nối giữa Anh và Pháp đã phải đóng cửa đêm 2/10 khi gần 200 người di cư tràn vào làm loạn ở đây. Theo Cơ quan quản lý đường ngầm vượt biển Eurotunnel, đám đông người di cư đi bộ tràn vào đường ngầm gần cảng Calais (Pháp), họ đã đi được khoảng một phần ba đường ngầm để sang Anh,...