Hé lộ “điều kiện” Nga chấp thuận Thổ tiến công Syria và kỳ vọng của Moscow
Chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria đươc đánh giá là một cơ hội để Nga gia tăng vị thế tại Trung Đông.
Reuters dẫn lời một số nguồn tin thân cận với Điện Kremlin cho hay, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria được coi là một cơ hội để Nga gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt khi Mỹ muốn rút quân. Tuy nhiên, những nguy cơ cho ngoại giao của Moscow cũng sẽ gia tăng nếu chiến dịch kéo dài.
Nguôn tin trên tiết lộ, trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Tayyip Erdogan trước khi Thổ bắt đầu tiến quân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rõ, ông hy vọng cuộc tấn công sẽ được giới hạn về cả thời gian và quy mố.
“Tình huống xung đột này kết thúc càng sớm thì nó càng có lợi cho tất cả mọi người”, ông Andrei Klimov – một nghị sỹ thân Putin tại Thượng viện Nga, nhận xét. “Tôi thật sự hy vọng các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm tất cả để tránh xung đột trên chiến trường với quân đội chính phủ Syria và thậm chí là binh lính Nga”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (ảnh: Reuters)
Đối với Moscow, đây là một động thái cân bằng. Là một đồng minh truyền thống của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, Nga cam kết sử dụng không lực để hỗ trợ ông Assad lấy lại những vùng lãnh thổ đã bị rơi vào tay lực lượng nổi dậy trong cuộc chiến kéo dài 8 năm tại Syrira. Điện Kremlin cũng nhiều lần nhấn mạnh tôn chỉ toàn vẹn lãnh thổ cho quốc gia Trung Đông.
Tuy nhiên, Nga cũng bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình mà họ hy vọng có thể thực sự xây dựng hiến pháp Syria, đồng thời chứng tỏ uy tín của Moscow trong vai trò một nhà kiến tạo hòa bình.
Một số nhà phê bình chỉ trích các nỗ lực của Nga là không thật lòng mà chỉ hướng tới mục tiêu một lần nữa hợp pháp hóa chính quyền Assad và thu hút tiền từ EU và các nước Vùng Vịnh để tái thiết Syria.
Video đang HOT
Đối với Moscow, quyết định can thiệp vào cuộc chiến Syria năm 2015 đã đem tới cho Nga một vị thế mới tại Trung Đông mà họ mong muốn tiếp tục mở rộng, đặc biệt trong thời điểm Washington dường như đang muốn tránh xa khu vực này.
Hồi đầu tuần, động thái của Tổng thống Donald Trump yêu cầu binh lính Mỹ không can thiệp vào chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ, đã vấp phải chỉ trích từ cả hai Đảng trong Quốc hội. Lực lượng Kurds từng được coi là một đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria. Tuy nhiên, Ankara lại liệt các tay súng người Kurd thuộc Các đơn vị bảo vệ nhân dân Syria (YPG) vào danh sách khủng bố bởi những mối liên hệ với nhóm nổi dậy từng tiến hành đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Một chiến dịch vũ trang kéo dài quá lâu hoặc quá rối rắm của người Thổ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nỗ lực ngoại giao của Moscow.
Hôm thứ năm (10/10), theo cố vấn Điện Kremlin Yuri Ushkov, trong khi Nga thấu hiểu các mối quan tâm về an ninh của Ankara, Tổng thống Putin đã nói với đồng cấp Erdogan rằng, quân đội Thổ hãy thận trọng.
“Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các bên thể hiện sự kiềm chế và tiến hành các bước thực tiễn một cách cẩn trọng để không phá hoại các biện pháp đang được thực hiện nhằm đạt được một dàn xếp chính trị”, ông Ushakov cho hay.
Chính trị gia Nga cũng đề cập tới cuộc họp đầu tiên của một ủy ban hiến pháp Syria được Moscow ủng hộ sẽ diễn ra vào ngày 29/10 sắp tới. Ông nhấn mạnh, sự kiện này không thể bị ngăn trở, đồng thời Nga cũng không chấp nhận nếu thường dân bị thương vong do chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vai trò trung gian
Cũng trong ngày 10/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Moscow đã xác định vai trò của mình là bên trung gian trong giải quyết diễn biến mới nhất trên chiến trường Syria. Điều này có thể liên quan tới hoạt động dàn xếp các cuộc đàm phán giữa Ankara và Damascus cũng như giữa Damascus và người Kurds. Chính quyền Syria đương nhiên muốn Thổ rút quân, trong khi đó lực lượng người Kurds muốn một cơ chế tự trị bên trong Syria – điều Tổng thống Assad vẫn luôn phản đối.Ông Lavrov chia sẻ với các phóng viên, các bên Syria và người Kurds đều tỏ ra mong chờ những nỗ lực hòa giải từ Nga. “Hãy để chúng tôi xem mình có thể làm được gì”, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Nga nói.
Nhà nghiên cứu tại tổ chức Chatham House London Mathie Boulegue nhận định, “Nga có lẽ là bên duy nhất có thể nói chuyện với tất cả mọi người cùng lúc. Cho dù đó là Israel và Iran hoặc với người Kurds và Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Assad và tất cả những người khác”.
Đối với Tổng thống Putin, đây được coi là một thắng lợi địa chính trị.
“Nếu ông ấy giải quyết vấn đề này thành công, đó sẽ là một chiến thắng chủ chốt về chính trị”, ông Andrey Kortunov, người đứng đầu Hội đồng Đối ngoại Nga – một tổ chức tư vấn chính sách thân cận với Bộ Ngoại giao Nga, chỉ ra. “Ông Putin có thể nói, người Mỹ không thể làm gì nhưng chúng tôi lại làm được, nó chứng tỏ cách chúng tôi tiếp cận với cuộc chiến hiệu quả hơn các đối thủ địa chính trị của mình”.
Còn cựu nhân viên ngoại giao Nga Vladimir Frolov đánh giá, nếu Thổ Nhĩ Kỳ giới hạn chiến dịch ở một khu vực an ninh gần 50 km bên trong Syria và tiến hành một cách nhanh chóng, Nga gần như chắc chắn sẽ chấp nhận. Theo ông, nhìn vào hệ thống phòng không tối tân mà Nga đã triển khai tại Syria, Moscow có đủ khả năng để chấm dứt bất kỳ động thái tiến công nào của Ankara nếu muốn.
“Nếu Tổng thống Erdogan muốn tiến xa hơn vào Syria… Moscow sẽ cố gắng ngăn cản bằng việc tiếp tục triển khai các cứ điểm quan sát với sự hỗ trợ của không lực Nga”, ông Frolov dự đoán. “Nga đang kiểm soát bầu trời tại Syria và hiện phi cơ của Thổ Nhĩ Kỳ có thể bay được là do Nga chấp thuận”.
Minh Đức
Theo toquoc
Putin áp chiến thuật vừa rắn vừa mềm với Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria
Khác với Mỹ, Nga công nhận quyền đảm bảo an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng đặt ra những lằn ranh đỏ để Ankara không làm đảo lộn các kế hoạch quan trọng của Moscow tại Syria.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ "xóa sổ" nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ, nhắc nhở đồng minh NATO không nên làm bất cứ điều gì mà ông cho là "vượt quá giới hạn" trong bối cảnh Ankara đang phát động cuộc tấn công vào người Kurd ở Syria thì Moscow lại đưa ra một giai điệu khác.
Ngày 7/10, Phát ngôn viên của Điện Kremlin, Dmitry Peskov đã nhắc lại sự công nhận của Nga đối với quyền đảm bảo an ninh cuả Thổ Nhĩ Kỳ sau khi quân đội Mỹ rút quân, bật đèn xanh cho Ankara mở chiến dịch tấn công người Kurd - kẻ thù không đội trời chung của nước này.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã định vị họ là một đối tác thực dụng hơn và có khả năng phân phối vũ khí nhiều hơn cho Ankara so với Mỹ. Chẳng hạn như trường hợp Nga bán hệ thống phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Với một đối tác khó tính như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã đúc kết 3 điều. Đầu tiên, cần phải thể hiện sự đồng cảm về các vấn đề nhạy cảm và quan trọng đối với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ hai, đặt ra các lằn ranh đỏ của riêng mình và cơ hội hợp tác trong tương lai của đôi bên. Thứ ba, tận dụng những sai lầm của Mỹ và biến chúng thành cơ hội cho mình. Tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin cho thấy Nga đã áp dụng chiến thuật này đối với Ankara.
Tuy nhiên, Moscow vẫn tỏ ra cảnh giác rằng, các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria có thể làm đảo lộn các dự án quan trọng của chính họ, trong đó có đứa con tinh thần của Nga - Ủy ban Hiến pháp Syria.
"Điều quan trọng là phải kiềm chế mọi hành động có thể cản trở thỏa thuận Syria. Chúng tôi hiểu rằng đó sẽ là một con đường dài và chông gai. Nhưng bây giờ, Ủy ban Hiến pháp Syria đã được thành lập và trước khi ngày họp của Ủy ban này được chỉ định, điều quan trọng là phải kiềm chế mọi bước đi có thể gây tổn hại cho thỏa thuận Syria", ông Peskov nhấn mạnh.
Theo đó, mối quan tâm hàng đầu của Nga là tương lai của Ủy ban Hiến pháp Syria và Moscow đang gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ rằng, cuộc tấn công của nước này ở đông bắc Syria không được cản trở tiến trình của Ủy ban.
Ngoài ra, Nga được cho là cũng muốn chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ thông điệp liên quan đến cam kết của "các quốc gia bảo trợ thỏa thuận Astana" - Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran - để đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Nhìn chung, bằng cách không ngăn Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syra, Nga đã đâm mũi giáo vào mối quan hệ giữa Washington, Ankara và người Kurd để rồi sau đó đóng vai trò là người hòa giải giữa chính phủ Syria và người Kurd, Damascus và Ankara.
Theo danviet
Chưa hết "cơn đau" S-400, Nga-Thổ tiếp tục tung đòn "chí mạng" khiến Mỹ "ra về tay trắng"? Trong trường hợp Nga làm ngơ cho Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành hoạt động quân sự chống người Kurd ở Syria, nó sẽ càng khiến cho "vết thương hở" S-400 trở nên đau đớn hơn với người Mỹ. Nga có thể đánh đổi cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ lấy Idlib. Trong bối cảnh quân đội Mỹ rút dần khỏi biên giới...