Hé lộ danh sách lãnh đạo được Công ty Nhật Cường “biếu quà”
Sau khi trúng gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của Sở KH-ĐT Hà Nội trị giá gần 43 tỷ đồng, liên danh Nhật Cường – Đông Kinh đã lên danh sách “biếu quà” cho nhiều lãnh đạo.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03), vừa hoàn tất bản kết luận điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại UBND TP Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Kinh…
Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu gói thầu số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp năm 2016 tại Sở KH-ĐT Hà Nội. Chính vì vậy, ông Chung đã bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Nhật Cường gian lận, hưởng lợi bất chính gần 20 tỷ đồng
Gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp năm 2016 tại Sở KH-ĐT Hà Nội được phê duyệt dự toán kinh phí gần 43 tỷ đồng. Sau khi thông báo mời thầu, đã có 4 công ty nộp hồ sơ dự thầu, trong đó không có Công ty Nhật Cường.
Theo kết luận điều tra, trước ngày mở thầu và xét thầu một ngày, Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường đã gửi email cho Nguyễn Đức Chung xin đề xuất lùi ngày đóng thầu thêm 2 tuần để Huy giới thiệu một công ty tham gia đấu thầu.
Sau đó, ông Chung đã gọi điện cho ông Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội chỉ đạo dừng gói thầu nói trên. Tiếp đến, ông Chung chỉ đạo Sở KH-ĐT Hà Nội lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đảm bảo tích hợp chung với hệ thống của thành phố…
Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software) sau đó đã được UBND TP Hà Nội đồng ý cho thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo giải pháp kỹ thuật công nghệ mà doanh nghiệp đề xuất và thực hiện miễn phí, đảm bảo tích hợp chung với hệ thống của thành phố.
Khi được triển khai tiếp gói thầu gần 43 tỷ đồng nói trên, hồ sơ mời thầu đã được sửa nội dung theo tiêu chí của việc thí điểm nói trên để có lợi cho Nhật Cường Software (thực chất là Công ty Đông Kinh). Việc sửa này là do Lê Duy Tuấn, Giám đốc kinh doanh Công ty Đông Kinh đề xuất, trao đổi qua email với Phạm Thị Kim Tuyến, Trưởng phòng Đăng ký Kinh doanh và Phạm Thị Thu Hường, Chánh Văn phòng của Sở KH-ĐT Hà Nội.
Về mặt hình thức các đối tượng đã dùng “quân xanh” là các công ty của mình để cùng tham gia đấu thầu gói thầu trên, gồm: Công ty Nhật Cường, 2 “quân xanh” là Công ty Cổ phần TECOTEC Group và Công ty TNHH công nghệ Thiên Phúc.
Video đang HOT
Sau đó, Công ty Nhật Cường có văn bản về việc thay đổi tư cách dự thầu, đề xuất đơn vị tham gia đấu thầu là liên danh Công ty Nhật Cường và Công ty Đông Kinh (Nhật Cường đảm nhận 76%, Đông Kinh đảm nhận 24% khối lượng giá trị gói thầu).
Bị can Nguyễn Văn Tứ, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Cuối cùng, liên danh công ty Nhật Cường – Đông Kinh đã trúng gói thầu trên và các bên đã ký hợp đồng với nhau vào ngày 26/12/2016, trị giá là gần 43 tỷ đồng. Sau khi thanh lý hợp đồng, Sở KH-ĐT Hà Nội đã thanh toán cho Công ty Nhật Cường đủ số tiền này.
Mặc dù trên danh nghĩa là liên danh công ty Nhật Cường – Đông Kinh ký hợp đồng với Sở KH-ĐT Hà Nội thực hiện gói thầu trên, nhưng chữ ký chưa “ráo mực”, sau 5 ngày, Nhật Cường đã ký hợp đồng bán cho Đông Kinh thực hiện toàn bộ công việc này với giá là hơn 29 tỷ đồng.
Đến năm 2017, liên danh Nhật Cường – Đông Kinh lại trúng gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội, trị giá là hơn 18 tỷ đồng. Sau đó, Sở KH-ĐT Hà Nội đã thanh toán cho liên danh Nhật Cường – Đông Kinh gần 17 tỷ đồng khi hợp đồng được thanh lý.
Tương tự, sau khi ký hợp đồng này, Nhật Cường lại bán lại để Đông Kinh thực hiện với giá là hơn 11 tỷ đồng.
Như vậy, 2 hợp đồng mặc dù Nhật Cường tham gia dự thầu, trúng thầu, ký hợp đồng với Sở KH-ĐT Hà Nội, nhưng sau đó Nhật Cường đều bán lại cho Công ty Đông Kinh và hưởng lợi bất chính gần 20 tỷ đồng; Công ty Đông Kinh chỉ được hưởng lợi nhuận kinh doanh là hơn 6,6 tỷ đồng.
Bản danh sách “quà biếu”
Trong vụ án này, bị can Bùi Quang Huy đã phạm vào tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, kết thúc vụ án do bị can Huy bỏ trốn, nên C03 đã tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra bị can để khi nào bắt được sẽ điều tra, xử lý sau.
Theo kết luận điều tra, Bùi Quang Huy giao cho Tuấn (Giám đốc Kinh doanh Công ty Đông Kinh) lập bảng tổng hợp danh sách các cá nhân có ảnh hưởng tới dự án để dự kiến chi phí biếu tặng. Trong đó, Bùi Quang Huy là người biếu tặng Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội, còn lại Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội và các cá nhân khác do Tuấn giao dịch.
Gói thầu số hóa năm 2016, 2017, danh sách biếu tặng do Tuấn lập gồm: Nguyễn Văn Tứ (Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội), Nguyễn Tiến Học (Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội), Phạm Thị Kim Tuyến (Trưởng phòng Đăng ký Kinh doanh, Sở KH-ĐT Hà Nội), Phạm Thị Thu Hường (Chánh Văn phòng Sở KH-ĐT Hà Nội),…
Từ trái qua, các bị can Nguyễn Tiến Học, Phạm Thị Kim Tuyến, Lê Duy Tuấn.
Tại cơ quan điều tra, Tuấn khai được Bùi Quang Huy nói là đã biếu cho ông Tứ 500 triệu đồng. Thực tế, Tuấn không biết Huy có biếu tiền như Huy nói hay không vì Tuấn không tham gia biếu tặng.
Tuy nhiên, ông Tứ lại khai, vào dịp tết năm 2017, Bùi Quang Huy có đến phòng làm việc chúc tết một chai rượu ngoại và 300 triệu đồng. Ông Tứ đã phối hợp với gia đình nộp lại số tiền này cho cơ quan điều tra.
Cũng theo lời khai của Tuấn, dịp tết 2017, Tuấn đến phòng làm việc của ông Nguyễn Tiến Học (Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội) chúc tết, biếu 100 triệu đồng. Ông Học thừa nhận việc này và đã nộp lại toàn bộ số tiền cho cơ quan điều tra.
Ngoài ra, Tuấn khai, dịp tết 2018, Tuấn đến phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH-ĐT Hà Nội chúc tết và có biếu số tiền 30 triệu đồng đưa cho Phạm Thị Kim Tuyến. Tuấn còn mua tặng một robot lau nhà nhân dịp Tuyến chuyển nhà mới trị giá khoảng 10 triệu đồng. Cũng nhân dịp này, Tuấn đã đến chúc tết Phạm Thị Thu Hường một chai rượu và tặng Sở KH-ĐT Hà Nội 5 chậu hoa lan trị giá khoảng 25 triệu đồng. Về việc này, bị can Tuyến, Hường xác nhận là đúng.
Xét xử vụ Công ty Nhật Cường: Các bị cáo nói lời sau cùng
"Các bị cáo ở đây đều làm thuê, mong có việc làm ổn định để mưu sinh nuôi sống bản thân. Không ai nghĩ được sau khi vào Nhật Cường làm việc, hôm nay phải đứng đây hầu tòa".
Cuối buổi sáng 7/5, phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án "Buôn lậu", "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Nhật Cường kết thúc phần đối đáp giữa đại diện Viện KSND TP Hà Nội với các luật sư và 14 bị cáo trong vụ án.
Trước khi tiến hành nghị án, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TP Hà Nội cho các bị cáo được nói lời sau cùng.
Bị cáo Trần Ngọc Ánh (Phó Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) là người đầu tiên bước lên bục khai báo.
Theo bị cáo này, bản thân đã thành khẩn khai báo, hợp tác với cảnh sát trong quá trình thu thập chứng cứ vụ án. Ngay từ khi bị khởi tố, bắt tạm giam đã biết Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) bỏ trốn, các bị cáo hoàn toàn có thể chối tội, đổ tội tất cả cho Bùi Quang Huy. Tuy nhiên, bị cáo đã tập hợp anh em lại, khuyên họ thành khẩn khai báo, hợp tác với cảnh sát để được hưởng khoan hồng.
"Nếu không có sự phối hợp tích cực của các bị cáo, cơ quan điều tra cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình điều tra và sẽ không có những con số chi tiết như vậy trong bản kết luận điều tra. Do vậy, mong HĐXX xem xét tinh thần hợp tác, thành khẩn khai báo để lượng hình, giảm bớt hình phạt", bị cáo Ánh nói.
Trước khi nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc gửi lời cảm ơn tới HĐXX và VKS, cùng các luật sư đã bào chữa cho mình và các bị cáo.
Bị cáo Ngọc cho rằng, trong vụ án, bị cáo gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng đã giúp cơ quan điều tra sớm hoàn thiện hồ sơ. Đối với tội "Buôn lậu", bị cáo đã phối hợp với cơ quan điều tra và thành khẩn khai báo tại tòa.
Còn tội "Vi phạm về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", trong quá trình tạm giam, do tâm lý không tốt nên lời khai của bị cáo có phần không chính xác. Bị cáo Ngọc khẳng định, lời khai của mình tại phiên tòa là trung thực, thành khẩn và mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho mình để được sớm trở về với gia đình, xã hội.
Tại bục khai báo, bị cáo Trần Tất Khoa (Giám đốc Công ty Nhật Cường Quảng Châu - em trai của Trần Ngọc Ánh) trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn để mong tòa cấp sơ thẩm lượng hình.
"Gia đình bị cáo có bố mẹ già đều trên 70 tuổi, bố mẹ bị cáo rất đau xót khi biết tin 2 con trai đi làm thuê đều phải nhận các mức án cao trong vụ án này. Trong vụ án này, Bùi Quang Huy là người hưởng lợi duy nhất nhưng đã bỏ trốn. Các bị cáo hầu tòa chỉ là những người làm thuê".
Bị cáo này cũng mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để được sớm trở về với gia đình phụng sự bố mẹ, nuôi vợ con.
Nói lời sau cùng, bị cáo Bùi Quốc Việt (anh ruột bị can Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường, hiện đang bỏ trốn) trình bày cũng giống như các bị cáo khác đều là người làm công ăn lương. Khi làm việc tại Công ty Nhật Cường, họ đều thực hiện theo chỉ đạo.
Trong giai đoạn điều tra, Bùi Quốc Việt nhận thức được bản thân liên quan vụ buôn lậu tại công ty của em trai. Bị cáo này cũng mong muốn HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là nhân viên Công ty Nhật Cường.
Các bị cáo khác nói lời sau cùng cũng đều mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ để nhận được mức án phù hợp, sớm trở về với gia đình, xã hội.
Sau khi các bị cáo trình bày xong lời nói sau cùng, HĐXX thông báo nghị án.
Dự kiến toà sẽ tuyên án vào lúc 15h ngày 10/5.
Những cái tên chưa lộ sáng trong vụ Nhật Cường Trong khi 15 bị can vụ Nhật Cường vừa bị truy tố, Bùi Quang Huy (TGĐ Công ty Nhật Cường) đang bỏ trốn, vì vậy CQĐT chưa thể làm rõ thêm một số hành vi của ông chủ Nhật Cường và những người liên quan khác. Hồi tháng 6 năm ngoái, trả lời báo chí, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ...