Hé lộ căn hầm bí mật làm nên chiến thắng trong Thế chiến II
Một căn hầm bí mật giúp quân Đồng minh giành chiến thắng trong Thế chiến II nằm ngay dưới nhà ga trung tâm ở New York (Mỹ).
Hơn 750.000 khách đi qua những cánh cửa nhà ga trung tâm tại thành phố New York mỗi ngày, nhưng nhiều người trong số họ không hề biết về một căn hầm bí mật sâu 90m dưới lòng đất. Căn hầm này từng nhiều lần bị quân đội phát xít công phá trong Thế chiến II chính vì tính chất quan trọng sống còn của nó.
Căn hầm mang tên M42 nằm dưới nhà ga lịch sử được canh gác cẩn mật, không xuất hiện trong các bản vẽ của nhà ga. Sự hiện diện của căn hầm bí ẩn này mãi tới năm 1980 mới được công chúng biết tới.
Căn hầm M42 trở thành mục tiêu tấn công của Hitler – trùm phát xít Đức sau khi một nhân viên từng làm việc ở nhà ga thông báo cho quân phát xít về hệ thống chuyển điện biến dòng điện xoay chiều thành điện năng cung cấp trực tiếp cho hệ thống xe lửa của quân Đồng minh. Nhờ có hệ thống chuyển điện này mà các thiết bị quân sự và nhân lực được vận chuyển dọc miền Đông Bắc nước Mỹ.
Căn hầm M42 ở dưới nhà ga trung tâm thành phố New York có hệ thống chuyển điện và trở thành mục tiêu tấn công của Hitler và quân phát xít năm 1944.
Hệ thống này giúp chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành điện năng trực tiếp cho quân Đồng minh để vận hành hệ thống đường sắt.
Hệ thống chuyển điện hoạt động 7 ngày trong tuần, nhưng có thể dừng hoạt động bất kỳ lúc nào nếu như đổ một bao cát lên nó.
Video đang HOT
Chỉ có thể xuống được căn hầm bí mật này nhờ một thang máy được canh phòng cẩn mật. Tuy nhiên, hiện căn hầm vẫn còn rất hạn chế với khách ghé thăm.
Hầm M42 có diện tích bằng sảnh chính của nhà ga trung tâm, nhưng không được thể hiện trên bản vẽ của nhà ga.
M42 nằm sâu 90m dưới nhà ga trung tâm và sự hiện diện của nó mãi tới năm 1980 mới được hé lộ.
Dù có tầm quan trọng lớn lao trong Thế chiến II, nhưng hệ thống chuyển điện rất dễ dàng bị dừng hoạt động nếu có sơ sót xảy ra.
Mỗi ngày có hơn 750.000 khách ghé thăm nhà ga trung tâm, nhưng hầu hết không biết tới sự hiện diện của căn hầm M42 này.
M42 hiện không còn bị canh gác cẩn mật hay yêu cầu bắn hạ bất kỳ kẻ nào xâm nhập như trước đây.
Hệ thống chuyển điện sau đó được thay thế bằng máy móc hiện đại hơn để nếu chẳng may có một bao cát đổ vào thì hệ thống vẫn hoạt động trơn tru.
Trong hầm này có một nút lớn màu đỏ có thể ngắt toàn bộ nguồn điện của nhà ga và tạm dừng toàn bộ hoạt động chuyên chở bằng xe lửa tại thành phố New York.
Hitler từng cử George John Dasch, Ernest Peter Burger, Richard Quirin và Heinrich Harm Heinck đổ cát nhằm phá hoại hệ thống chuyển điện.
Nhà ga trung tâm đã trải qua hơn 100 năm lịch sử kể từ ngày mở cửa: 2.2.1913. Nhà ga có 44 sân ga và 67 đường ray.
Theo Danviet
Quân đội Ba Lan kiểm tra nơi nghi có tàu chở vàng của phát xít
Quân đội Ba Lan điều động các chuyên gia hóa học, phóng xạ và chất nổ đến địa điểm nghi là nơi ẩn mình của con tàu phát xít mất tích kể từ Thế chiến II.
Lính Ba Lan kiểm tra nơi được cho là chôn vùi con tàu chở vàng hồi đầu tháng này. Ảnh minh họa: AP
"Mục tiêu của chúng tôi là kiểm tra xem có vật liệu nguy hiểm tại địa điểm này hay không", AFP dẫn lời Đại tá Artur Talik, người dẫn đầu hoạt động tìm kiếm bằng cách sử dụng máy dò mìn và radar xuyên đất, hôm qua cho biết.
Tomasz Smolarz, thống đốc của Lower Silesia, thông báo mục tiêu của nhiệm vụ tại Walbrzych là loại trừ nguy hiểm đối với người dân địa phương. Ông cho biết các chuyên gia đã bắt đầu kiểm tra kỹ thuật vào hôm qua, và sẽ tiếp tục tiến hành cho đến thứ 7.
Ông Smolarz nói thêm rằng "các quyết định khác", liên quan đến việc tìm kiếm tàu, sẽ được đưa ra khi địa điểm được đảm bảo là an toàn.
Piotr Koper, người Ba Lan, và công dân Đức Andreas Richter tháng trước tuyên bố đã phát hiện ra một con tàu dài khoảng 98 m, nằm dưới lòng đất 8 - 9 m. Con tàu được đồn đại là chở đầy vàng và châu báu, tác phẩm nghệ thuật, tài liệu và vũ khí của phát xít Đức.
Phương Vũ
Theo VNE
Giọt máu Việt tiếp cho thương binh Liên Xô Thời chiến tranh và thời hậu chiến, ở Liên Xô có khoảng 9 triệu người được tặng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc vì lòng dũng cảm chống phát xít trong Thế chiến II, trong đó có cả người Việt Nam. Ngày nay, các huân chương này đang được lưu giữ trong hàng triệu gia đình cựu chiến binh chống phát xít. Trong...