Hé lộ các trung tâm quân sự bí mật của Trung Quốc
Tiếp theo việc công bố hình ảnh tập trận không quân hôm 25/11 trên vùng nhận diện phòng không, Trung Quốc tung tiếp những hình ảnh huấn luyện không quân.
Trang mạng Không quân Trung Quốc mới đây đăng tải những bức ảnh hiếm chụp một căn cứ huấn luyện mô phỏng Không quân Trung Quốc. Trong đó mô tả việc các phi công không quân đang tiến hành huấn luyện trong phòng lái mô phỏng với rất nhiều tình huống được đưa ra để cho các phi công xử lý.
Các bức ảnh được đăng tải giới thiệu 2 mô hình học lái gồm: hệ thống đơn giản với màn hình hiển thị, cần lái và màn hình hiển thị không gian bay và một hệ thống là dùng buồng lái máy bay thực, màn hình hiển thị không gian bay. Trong ảnh là giáo viên hướng dẫn giúp phi công học viên thực hiện bài bay trên buồng lái máy bay thực.
Còn đây là hệ thống lái mô phỏng kết cấu đơn giản với màn hình hiển thị cùng cần lái và màn hình lớn hiển thị không gian bay. Trong ảnh là phi công trong bài tập xác định, tấn công mục tiêu trên không.
Trong ảnh là phi công đang thực hiện bài tập cất hạ cánh trong buồng lái máy bay. Tình huống giả định đặt ra là máy bay gặp sự cố khi đang bay thì phi công kịp thời xử lý lựa chọn hạ cánh khẩn cấp, tránh xảy ra sự cố rơi máy bay.
Video đang HOT
Trong hệ thống lái mô phỏng của Trung Quốc dường như các phi công có thể phối hợp tác chiến ngay trong khôn gian mô phỏng.
Theo chủ nhiệm căn cứ huấn luyện mô phỏng Tống Ái Hoằng, trở thành “trạm trung tâm” từ nơi huấn luyện đến chiến trường, căn cứ sẽ tiếp tục vận dụng những công nghệ hiện đại để hoàn thiện hệ thống huấn luyện mô phỏng.
Ngoài những hình ảnh mà Trung Quốc tự công bố, thời gian vừa qua, quốc gia này vấp phải vô vàn khó khăn khi hàng loạt căn cứ quân sự của mình bị vệ tinh nước ngoài soi rõ từng chân tơ kẽ tóc.
Trang tin tức quân sự nước Nga hồi tháng 11/2013 đưa ra các bức ảnh vệ tinh trên Google Earth tiết lộ về các căn cứ quân sự bí mật và tiềm lực quân sự của Trung Quốc. Theo nguồn tin trên, hiện Trung Quốc đang lo ngại nguy cơ lộ bí mật quân sự của mình khi các nước khác dùng các phương tiện trinh sát vũ trụ thăm dò tiềm lực quân sự nước này. (Trong ảnh: Các căn cứ quân sự chính trên lãnh thổ Trung Quốc)
Theo ước tính, Trung Quốc hiện có gần 130 tên lửa đạn đạo chiến lược mang đầu đạn hạt nhân. (Ảnh chụp Trung Quốc đang xây dựng khu vực phóng cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31/31A ở phía Đông tỉnh Thanh Hải)
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang chuyển đổi các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, từ tên lửa nhiên liệu lỏng sang dùng nhiên liệu rắn và nghiên cứu hệ thống mang tên lửa có tính cơ động cao. (Trong ảnh: Một bãi phóng tên lửa có diện tích 2.800 km).
Ngoài tên lửa đạn đạo, trong biến chế của lực lượng tên lửa phòng không của Trung Quốc có đến 120 tổ hợp tên lửa phòng không các dạng HQ-2, HQ-61, HQ-7, HQ-9, HQ-12, HQ-16, C-300PMU, -300 PMU -1/2, và có gần 700 bệ phóng. (Trong ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không ở Thanh Đảo)
Tổ hợp tên lửa lỗi thời HQ-2 tình đến đầu năm 2013 chỉ còn 10 % so với số lượng năm 2012. (Ảnh: Khu vực bố trí tổ hợp Q-2)
Trong không quân Trung Quốc có khoảng 4.000 máy bay chiến đấu, trong đó có từ 500-600 chiếc có thể mang vũ khí hạt nhân, khoảng 3.000 chiếc là máy báy tiêm kích và gần 200 chiếc là máy bay ném bom. (Trong ảnh: Khu vực chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại J-11 tại Thẩm Dương)
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc đa số là các biến thể của Mig-21, Su-27, Su-30MKK, Su-30MK2, IL-76, AN-12, MI-8. (Bức ảnh cho thấy Trung Quốc dựa trên cơ sở các máy bay vận tải IL-76, Y-7, Y-8 để chế tạo máy bay cảnh báo sớm)
Có thể thấy, dù muốn che giấu nhưng thực tế Trung Quốc vẫn đang bị vệ tinh của nước ngoài theo dõi, kiểm soát một cách toàn diện.
Theo Báo Đất Việt
Iran lộ "kịch bản" mới nhất tấn công Israel
Vừa qua hãng truyền hình nhà nước Iran đã chiếu bộ phim tài liệu, trong đó chủ yếu mô phỏng những cuộc tấn công giả định vào Israel.
Theo hãng tin thông tấn Ynet News, các hãng truyền thông Iran đã phát sóng một bộ phim tài liệu kéo dài hàng tiếng, trong đó chủ yếu tập trung vào những cuộc tấn công tên lửa giả định của Iran vào Israel và mô tả lực lượng an ninh Israel ứng phó với các mối đe dọa nước ngoài.
Điểm đáng lưu ý trong cuốn video đó là các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào các mục tiêu như: tháp trung tâm Azrieli Towers, căn cứ quân sự Kirya ở Tel Aviv, trụ sở Bộ Quốc phòng Israel ở Tzfirin, sân bay Ben Gurion và nhà máy hạt nhân ở Dimona.
Hình ảnh tên lửa của Iran. (Ảnh minh họa)
Các hình ảnh mô phỏng do máy tính tạo ra tập trung vào cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm xa Sejjul của Iran. Cũng trong đoạn phim sử dụng những hình ảnh của các nạn nhân bị thiệt mạng hay bị thương trong cuộc chiến Lebanon lần thứ hai này, lực lượng quân đội của Israel chỉ có thể chặn được một số tên lửa của Iran.
Đoạn phim được chiếu trong bối cảnh Mỹ, Iran và các nhà lãnh đạo thế giới đang chuẩn bị cuộc đàm phán về việc phát triển hạt nhân của Tehran và các lệnh trừng phạt của phương Tây lên quốc gia Hồi giáo này.
Theo Kiến thức
Trung Quốc dựng cảnh tàu ngầm hạ gục tàu mặt nước Nhật Những ngày qua báo chí Trung Quốc đã đăng những hình ảnh cũng như những đoạn video mô phỏng lực lượng ngầm của nước này hạ tàu Nhật... Theo đó, báo chí Trung Quốc đã mô phỏng việc Tokyo bất ngờ điều động lực lượng tàu mặt nước của Nhật đổ bộ chiếm đóng đảo thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Ngay sau...