Hé lộ bí quyết của cú phạt góc giúp Liverpool đánh bại Barca
Đằng sau cú đá phạt góc láu cá của Alexander-Arnold giúp Liverpool nhấn chìm Barcelona với tỷ số 4-0 tại Anfield là bài học về tính quan sát trong bóng đá đỉnh cao.
Theo tiết lộ của tờ Independent, các phân tích viên của Liverpool sau trận thua 0-3 trước Barca tại Camp Nou nhìn thấy việc các cầu thủ Barca thường có biểu hiệu của sự phân tâm mỗi khi bị những tình huống đá phạt hay ném biên. Thay vì tập trung, các cầu thủ Barca sẽ phàn nàn.
HLV Juergen Klopp của Liverpool được cho là đã đánh dấu điều này vào sổ tay. Ông xem đó là một cơ hội để đánh bại Barca và lập tức lên kế hoạch cho nó. Và thông điệp được truyền đi tại Liverpool.
HLV Juergen Klopp chỉ đạo các cậu bé nhặt bóng đưa bóng cho cầu thủ nhanh nhất có thể để tận dụng sự phân tâm của các cầu thủ Barca. Ảnh: Getty.
Carl Lancaster là một cố vấn giảng dạy tại học viện của Liverpool ở Kirkby. Một phần trách nhiệm của ông là quản lý, điều phối nhóm các cậu bé nhặt bóng tại sân Anfield.
Từ thông điệp của Klopp, Lancaster mới đưa ra chỉ thị, yêu cầu những cậu bé nhặt bóng này phải làm sao đưa quả bóng trở lại sân nhanh nhất có thể mỗi khi Liverpool được hưởng quả đá phạt hay ném biên.
Như tất cả đã biết, cậu bé 14 tuổi Oakley Cannonier đã ghi nhớ điều này và đưa bóng rất nhanh cho Alexander Arnold trong tình huống dẫn tới bàn thắng nâng tỷ số lên 4-0 của Liverpool.
Trong tình huống đó, có tới 8 cầu thủ Barca (không tính thủ thành Ter Stegen) ở trong vùng cấm nhưng tất cả đều phân tâm, không ai để ý đến Divock Origi đứng một mình. Vả Arnold đã nhìn rất nhanh vấn đề trước khi tung cú căng ngang hiểm hóc giúp đồng đội đánh bại Barca.
Cậu bé nhặt bóng Oakley Cannonier đang được xem là người hùng thầm lặng của Liverpool. Oakley đang theo học ở lò đào tạo trẻ của Liverpool tại Kirkby. Những CĐV Liverpool sau chiến thắng lịch sử đã kêu gọi tặng vé cho Oakley tới xem trận chung kết Champions League tại Wanda Metropolitano vào rạng sáng 2/6.
Tuy nhiên, Oakley chỉ là thành quả của những sự để ý tận tâm của đội ngũ phân tích viên của Liverpool mà thôi.
Bàn thắng 4-0 ‘nhấn chìm’ Barca nhìn từ khán đài Phút 79 trong trận bán kết lượt về Champions League gặp Barca, Trent Alexander-Arnold có pha đá phạt góc tinh quái giúp Divock Origi ghi bàn ấn định chiến thắng 4-0 cho Liverpool.
Theo Zing
Tottenham và Liverpool đang định nghĩa lại bóng đá
Từ góc nhìn của người hâm mộ, trận chung kết Liverpool - Tottenham là một gia vị mới cho bữa tiệc bóng đá. Nhưng từ góc nhìn của giới chuyên môn thì còn quan trọng hơn thế.
Sau nhiều năm liền bóng đá đi theo lối mòn của những đồng bảng và đồng euro, sự kiện 2 đội bóng nhà nghèo Liverpool và Tottenham lọt vào trận chung kết Champions League được người hâm mộ (NHM) đón nhận như một món ăn thanh đạm trên bàn tiệc ê hề thịt rượu. Một trận chung kết được tạo nên bởi những trận đầu điên rồ và cảm xúc bậc nhất trong lịch sử Champions League.
Tuy nhiên, từ lăng kính của giới truyền thông, cặp đấu này còn đáng suy ngẫm hơn. Bóng đá phải chăng đang được đưa trở về với căn nguyên của nó - thời mà đồng tiền chưa đóng vai trò chìa khóa vạn năng, thời mà những tập thể gắn kết bao giờ cũng chiến thắng các đội bóng của một siêu sao.
Trận chung kết Tottenham - Liverpool là làn gió mới của Champions League. Ảnh: Fox Sport.
Giá trị của sự... rẻ tiền
Có một chi tiết thú vị vừa được tờ Daily Mail phát hiện ra. Ở trận lượt đi với Barcelona (trận mà Liverpool thua tan nát 0-3), đội hình huấn luyện viên (HLV) Juergen Klopp sử dụng có giá trị lên tới 601 triệu bảng, với cầu thủ đắt nhất dĩ nhiên là Mohamed Salah (135 triệu bảng).
Những sự vắng mặt chí mạng của các ngôi sao khiến giá trị đội hình trận lượt về của Liverpool tụt xuống chỉ còn 418 triệu bảng. Liverpool hôm đó, về lý thuyết, là một tập thể tạp nham. Đôi cánh Alexander-Arnold và Robertson không có nhiều kinh nghiệm chinh chiến ở Champions League. James Milner đã bước vào tuổi lão tướng. Shaqiri thực tế là ngôi sao hết thời.
Còn thảm nhất là Divock Origi, cầu thủ mà Liverpool ném đi cho mượn suốt nhiều năm, mới ghi được vỏn vẹn 3 bàn thắng ở Premier League và giá trị trên trang Transfermarkt chỉ là... 9 triệu bảng, rẻ gấp 15 lần so với Salah.
Nhưng kỳ lạ thay, tập thể có giá trị trên 600 triệu bảng lại thua tan nát 0-3, còn đội hình rẻ hơn gần 200 triệu lại tạo nên chiến thắng vĩ đại bậc nhất lịch sử 4-0. Logic nào ở đây?
Kỳ tích của Liverpool và Tottenham được tạo nên trong bối cảnh cả hai ngôi sao quan trọng nhất của hai đội đều vắng mặt.
Câu chuyện của Tottenham cũng gần như tương tự. Giá trị cả tập thể Spurs là 751,9 triệu bảng và thường thì HLV Mauricio Pochettino hay tung ra đội hình xuất phát có giá trị dao động từ 500-600 triệu bảng, trong đó 2 cầu thủ đắt nhất là Harry Kane (135 triệu) và Christian Eriksen (76,5 triệu).
Nhưng ở trận bán kết lượt về với Ajax, giá trị 11 cầu thủ có tên trong đội hình xuất phát của Tottenham chỉ là 406 triệu, thấp hơn rất nhiều so với đội hình mà Spurs thường sử dụng để chơi tại Premier League. Và kỳ lạ thay, đội hình rẻ tiền đó lại là chủ nhân của chiến thắng đáng nhớ nhất trong lịch sử Spurs.
Ngôi sao sáng nhất của Spurs trước Ajax, Lucas Moura vốn dĩ là món hàng thải mà PSG bán cho Tottenham. Cầu thủ này từng bị HLV Unai Emery chê bai là "một người không có chút ý thức nào về mặt chiến thuật". Lucas thi đấu khá bản năng, ít tính đồng đội, lối chơi bị chê là vẽ vời, rườm rà.
Sức mạnh của tập thể
Tại sao khi sử dụng những đội hình đắt giá hơn, cả Tottenham và Liverpool đều thi đấu không thành công, trong khi đó một tập thể rẻ tiền hơn lại viết nên lịch sử? Phải chăng thế giới đang ngộ nhận về sức mạnh của đồng tiền?
Tại sao một câu lạc bộ xông xênh về tiền bạc, sẵn sàng trả cho cầu thủ những mức lương rất cao để đổi lại sự tận tâm và hài lòng như Man United lại đang bị hành hạ với những ngôi sao hời hợt, uể oải? Rốt cuộc bao nhiêu tiền mới đủ để những Paul Pogba, David De Gea, Romelu Lukaku có thể tạo nên những khoảnh khắc mà Divock Origi hay Lucas Moura vừa tạo ra?
Ông Pochettino dùng cách gì để những ngôi sao ăn mức lương rất thấp ở Tottenham vẫn miệt mài cống hiến? Ông Juergen Klopp đã làm gì để một cầu thủ mài đũng quần trên ghế dự bị như Origi khi ra sân vẫn tràn đầy khát khao chiến đấu?
Lucas Moura đến với Tottenham trên tư cách chỉ là món hàng thải của PSG.
Và điều quan trọng hơn, tại sao một đội bóng chẳng được mua cầu thủ nào trong 2 kỳ chuyển nhượng gần nhất như Tottenham lại vào được chung kết Champions League, trong khi đó những CLB chi ra cả tỷ bảng để mua cầu thủ như Man United, Man City không có vinh dự này?
Ông Pochettino hiếm khi nào kêu ca về chuyện thiếu người. Khi đội hình Spurs thiếu thốn cầu thủ, họ đôn cầu thủ từ đội U23 lên. Khi giá trị của Liverpool xuống thấp khiến cho việc mua sao trở nên khó khăn, họ mua những cầu thủ rẻ tiền và biến họ thành ngôi sao.
Liverpool và Tottenham đang định nghĩa lại bóng đá. Giới chuyên môn từng lo lắng rằng sức mạnh tập thể đã bị lãng quên trong bối cảnh làng túc cầu ngày càng xuất hiện nhiều ngôi sao tỏa sáng che lấp cả đội bóng. Nhưng chính Tottenham và Liverpool đã chứng minh, khi không có ngôi sao trong đội hình, chính những cầu thủ bị coi là rẻ tiền lại có được sự đoàn kết để tạo nên chiến thắng.
Bóng đá xa xưa vốn là như vậy. Một tập thể đoàn kết, đồng lòng và khát khao luôn chiến thắng...
Theo Zing
Tìm ra cái tên có lỗi lớn nhất khi Barca ôm hận từ quả phạt góc láu cá Hệ thống phòng ngự Barca đã bị đánh lừa khi Alexander-Arnold thực hiện pha phạt góc, nhưng người mắc lỗi lớn nhất có lẽ là tiền vệ vào sân thay người Arthur Melo. Báo chí Tây Ban Nha có vẻ chưa quên được thất bại của Barcelona trước Liverpool. Mới đây, tờ Marca mổ xẻ lại pha bóng dẫn đến bàn thua thứ...