Hệ điều hành smartphone nào là tốt nhất cho bạn?
Chọn hệ điều hành điện thoại thông minh là một việc rất cần thiết. Bạn sẽ mua toàn bộ hệ sinh thái ứng dụng hay sản phẩm tương thích khi bạn chọn giữa Android và iOS.
Nhiều người dùng cho biết, iOS của Apple đẹp, đơn giản và dễ sử dụng và App Store cung cấp lựa chọn ứng dụng tốt nhất có thể tưởng tượng được. Mọi khía cạnh của iOS đều do Apple quản lý.
Trong khi đó, Android cởi mở hơn và có ít quy tắc hơn, đồng nghĩa với nhiều tùy chọn tùy chỉnh hơn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà sản xuất ứng dụng có thể cố tình bỏ qua ngôn ngữ thiết kế Material của Google và làm bất cứ điều gì họ muốn, đôi khi khiến Android khó nhận ra và lộn xộn. Nhiều người cho biết, Android thật tuyệt vời như những gì bạn đã thấy trên Pixel 4 và 4 XL của Google.
Vì Apple là công ty duy nhất sản xuất iPhone nên họ cũng có toàn quyền kiểm soát các bản cập nhật phần mềm. Như vậy, chủ sở hữu iPhone luôn có được trải nghiệm iOS mới nhất và tốt nhất có thể. Người dùng Android không có được thứ xa xỉ đó. Trừ khi bạn sở hữu thiết bị Pixel – và rất ít người dùng Android làm vậy – bạn có thể phải đợi hàng tháng để nhận được bản cập nhật phần mềm.
Các bản cập nhật phần mềm chứa các bản sửa lỗi bảo mật, giúp điện thoại của bạn an toàn trước phần mềm độc hại, virus và tin tặc. Android là hệ điều hành dành cho thiết bị di động được nhắm mục tiêu nhiều nhất vì nó là hệ điều hành lớn nhất và được sử dụng rộng rãi. Vì vậy, đây là điều bạn phải ghi nhớ khi xem xét điện thoại từ các công ty có tốc độ phát hành bản cập nhật chậm hơn.
Video đang HOT
Ngược lại, Apple có thể vá các lỗi bảo mật và gửi phần mềm cập nhật cho tất cả người dùng iPhone ngay lập tức. Vì hầu hết người dùng cập nhật phần mềm của họ khi được nhắc nên hầu hết người dùng iOS đều được bảo vệ khỏi những mối đe dọa rất thực tế này. iOS của Apple cũng cung cấp mã hóa đầy đủ mà không có bất kỳ thỏa hiệp nào.
Nhật Bản xem xét hành vi độc quyền của Apple và Google
Nhật Bản sẽ khảo sát liệu Apple và Google có lợi dụng vị thế trên thị trường hệ điều hành smartphone để loại bỏ cạnh tranh và hạn chế lựa chọn cho người dùng hay không.
Theo Tổng Thư ký Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản Suichi Sugahisa, cơ quan sẽ phỏng vấn, khảo sát các đơn vị vận hành hệ điều hành, nhà phát triển và người dùng smartphone. Họ không chỉ nghiên cứu các điều kiện thị trường dành cho smartphone mà còn cho smartwatch và những thiết bị đeo khác.
Cơ quan chống độc quyền sẽ tổng hợp một báo cáo, nêu lên cơ cấu thị trường hệ điều hành và lý do vì sao cạnh tranh vẫn không có chuyển biến. Ủy ban sẽ làm việc với Hội đồng Cạnh tranh Thị trường Kỹ thuật số của chính phủ.
iOS và Android là hai hệ điều hành thống trị tại Nhật Bản.
Báo cáo cũng điểm mặt các hành vi phản cạnh tranh hoặc có tiềm năng vi phạm luật chống độc quyền.
Vào tháng 2, chính phủ Nhật thi hành Đạo luật Cải thiện minh bạch và công bằng của các nền tảng kỹ thuật số. Nếu quan chức quyết định áp dụng luật cho thị trường hệ điều hành, các đơn vị vận hành phải nộp báo cáo giao dịch thường xuyên cho Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp.
Tại Nhật Bản, hệ điều hành iOS của Apple chiếm gần 70% thị phần, còn thị phần Android là 30%. Bất kỳ nhà phát triển ứng dụng nào - dù trong lĩnh vực âm nhạc, streaming, sách điện tử hay game di động - đều cần khớp phần mềm với thông số hệ điều hành nếu muốn chúng có mặt trên smartphone.
Google bị cáo buộc yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị phải cài sẵn ứng dụng tìm kiếm của hãng để được sử dụng Android. Người dùng thiết bị Android không thể dùng những ứng dụng tìm kiếm khác.
Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản sẽ điều tra liệu Apple và Google có dùng vị thế thị trường để chèn ép ứng dụng và đặt người dùng vào bất lợi không.
Các cơ quan cạnh tranh khắp thế giới đang nỗ lực dỡ bỏ hạn chế mà những "ông lớn" công nghệ áp đặt lên người dùng và nhà phát triển.
Chẳng hạn, tại Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đệ trình báo cáo lên Quốc hội vào tháng 5, nhấn mạnh các nhà sản xuất thiết bị di động sử dụng linh kiện và keo dính không có sẵn cho người dùng và các bên sửa chữa thứ ba, đi ngược với quy định về quyền được sửa chữa. FTC đã mở cuộc điều tra độc quyền vào tháng 7.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ kiện Google độc quyền vào tháng 10/2020 vì các hành vi phản cạnh tranh trên thị trường công cụ tìm kiếm. Theo đơn kiện, Google trả cho Apple tối đa 12 tỷ USD mỗi năm để được trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari. Bộ Tư pháp cũng đặt câu hỏi về việc Google ưu tiên ứng dụng riêng trên hệ điều hành Android.
Liên minh Châu Âu trước đây phạt Google vì "đóng băng" đối thủ. Năm 2018, Ủy ban Châu Âu phạt hãng này 4,3 tỷ EUR vì ép các nhà sản xuất cài sẵn ứng dụng Google cùng với hệ điều hành Android.
Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản bắt đầu giám sát lĩnh vực công nghệ từ năm 2019. Đây sẽ là vụ điều tra thứ tư sau các cuộc điều tra về thị trường thương mại điện tử và chợ ứng dụng, quảng cáo kỹ thuật số và dịch vụ đám mây.
ColorOS 12: nốt nhạc quan trọng tạo nên bản tình ca hoàn hảo Nếu một bản nhạc hay là sự kết hợp hoàn hảo của những thanh âm trầm bổng tạo nên giai điệu lôi cuốn mạnh mẽ thì dấu ấn của một chiếc smartphone ưu việt nằm ở nét đồng điệu giữa các linh kiện phần cứng cao cấp với hệ thống phần mềm tối ưu, nhằm mang đến trải nghiệm đột phá phục vụ...