Hệ điều hành huyền thoại Windows 95 khiến nhiều người xếp hàng cả đêm tròn 25 tuổi
Windows 95 là hệ điều hành thể hiện bước nhảy vọt của Microsoft trong hành trình chinh phục người dùng.
Cách đây 25 năm, nhiều người xếp hàng trước các cửa hàng CompUSA và Best Buy từ nửa đêm. Đó không phải là khi tựa game Call of Duty ra mắt hay Apple trình làng một sản phẩm mới. Đây là sự kiện Microsoft bán ra hệ điều hành mới nhất của mình: Windows 95.
Bill Gates trên sân khấu ra mắt Windows 95. Ảnh: The Verge
Màn ra mắt của Windows 95 vào ngày 24/8/1995 được nhiều người chờ đón. Jay Leno đã cùng người đồng sáng lập Microsoft Bill Gates giới thiệu Windows 95 với rất nhiều niềm hân hoan và toàn bộ đội ngũ phát triển đều có mặt trên sân khâu.
Người dùng xếp hàng cả đêm chờ mua Windows 95 lưu trong đĩa CD-ROM.
Microsoft cũng đầu tư lớn về mặt hình ảnh khi tung ra quảng cáo với ca khúc “Start Me Up” của Rolling Stones cùng sự xuất hiện của thực đơn Start. Không dừng lại ở đây, Microsoft thậm chí còn thuê Jennifer Aniston và Matthew Perry sản xuất một tập phim sitcom kéo dài 1 giờ đồng hồ về Windows 95. Windows 95 thành công đến mức nó đã bán được 7 triệu bản trong 5 tuần đầu tiên.
Ngoài những yếu tố nói trên, những người yêu PC đã phải lựa chọn vi xử lý Pentium hoặc 486, ổ đĩa cứng IDE hoặc SCSI, CD-ROM có độ nhanh gấp đôi và card âm thanh Sound Blaster để có thể trải nghiệm được những điều tốt nhất cùng với Windows 95. Microsoft đã bổ sung nhiều tính năng cho hệ điều hành này, song điểm mới đáng chí ý nhất là Start Menu, các khái niệm thực đơn và thanh Task Bar giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm các ứng dụng và tương tác với hệ điều hành. Khả năng đa nhiệm và giao diện đồ hoạ cũng là bước nhảy lớn từ Windows 3.1. Song giao diện của Windows 95 lại bị cho là giống với Macintosh và OS/2 ở thời điểm đó.
Desktop của Windows 95. Ảnh: The Verge
Bên cạnh việc là một hệ điều hành 32 bit, Windows 95 cũng hỗ trợ tên tệp tin dài tới tối đa 250 kí tự. Windows 95 còn có một tính năng gọi là Plug and Play với khả năng tự động phát hiện các thiết bị phần cứng được kết nối thêm vào máy tính. Microsoft cũng có một tham vọng lớn khác cùng Windows 95. Ứng dụng Microsoft Network (MSN) mới được thiết kế để người dùng có thể truy cập email, phòng chat, nhóm tin tức và website WWW đầu tiên. Microsoft thu phí hàng tháng cho dịch vụ này và nếu bạn dùng nó nhiều hơn ba giờ, hãng sẽ thu thêm phí.
Windows 95 còn đánh dấu việc Microsoft nhen nhóm ý tưởng đồng bộ dữ liệu đa thiết bị. My Briefcase đặt mục tiêu đồng bộ hoá dữ liệu giữa máy tính laptop và desktop. Bên cạnh đó, Windows 95 cho phép người dùng trong gia đình cùng đăng nhập với các tài khoản riêng.
Vì sao hệ điều hành máy tính của Microsoft được đặt tên là Windows?
Câu trả lời thực ra đơn giản hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều.
Phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Windows được Microsoft trình làng vào năm 1985 và kể từ thời điểm đó cho tới nay sự hiện diện của hệ điều hành máy tính này đã trở nên đậm nét trong cuộc sống của rất nhiều người. Thế nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao Microsoft lại đặt tên hệ điều hành của mình là Windows chưa?
Hệ điều hành máy tính trước đây thường tương tác với người dùng qua hệ thống câu lệnh.
Câu trả lời thực tế đơn giản hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều. Lý do Microsoft đặt tên hệ điều hành máy tính huyền thoại của mình là Windows đến từ việc nó hiển thị nội dung trên màn hình trong những cửa sổ (window) khác nhau.
Những hệ điều hành trước đó chỉ có giao diện cực kì đơn giản và tương tác với người dùng thông qua các dòng lệnh đơn thuần, mà mãi về sau giao diện tương tác người dùng đồ hoạ mới được bắt đầu phát triển. Xerox là một trong những công ty công nghệ đầu tiên triển khai điều này trên máy tính để bàn với giao diện tương tác được bằng chuột. Thế nhưng công ty này không thể đưa nó ra thị trường mà chỉ dừng lại ở áp dụng trong nội bộ công ty.
Giao diện người dùng Windows có yếu tố cốt lõi là những cửa sổ nội dung hiển thị.
Giao diện người dùng trên máy tính của Xerox dù vậy đã tạo cảm hứng cho giao diện của Apple trên máy tính Macintosh và sau đó cũng được Microsoft học hỏi. Ông lớn vùng Redmond gắn bó với hệ điều hành tương tác qua câu lệnh MS-DOS cho đến những năm 80 của thế kỉ trước.
Hệ điều hành có giao diện đồ hoạ đầu tiên của hãng này ra mắt năm 1985 với tên gọi Windows 1.0 - tên mã nội bộ là Interface Manager. Tên gọi Windows được lựa chọn bởi hệ điều hành của Microsoft xoay quanh những khung nội dung hình chữ nhật hiển thị trên màn hình. Nó được duy trì đến tận ngày nay và tên gọi Microsoft Windows cũng vậy.
Điều khó chịu nhất của trình duyệt Chrome sắp được khắc phục Tuy nhiên, cải tiến này chỉ xuất hiện trên hệ điều hành Windows 10. Các trình duyệt hiện nay luôn nằm trong nhóm ứng dụng "ăn" nhiều RAM nhất trên máy tính. Với nhiều ứng dụng, việc dùng quá nhiều RAM còn khiến chúng nổi tiếng và bị chế ảnh như Google Chrome. Chrome bị tiếng là "ăn" RAM đến nỗi rất nhiều...