HĐXX phúc thẩm vợ chồng Lẫm Quyết: Cấp sơ thẩm điều tra, xét hỏi còn sơ sài
Theo HĐXX phúc thẩm, cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm quy kết hành vi của vợ chồng ông Lẫm bà Quyết là chưa rõ ràng, quá trình điều tra, xét hỏi còn sơ sài.
Điều tra, xét hỏi sơ sài
Liên quan quá trình điều tra khoản vay 900 triệu đồng của vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm (SN 1962, Giám đốc Công ty TNHH Lâm Quyết) và vợ Phạm Thị Quyết (SN 1967), HĐXX phúc thẩm vụ án hình sự Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cho rằng, quá trình điều tra và xét xử ở cấp sơ thẩm về nội dung này còn sơ sài, việc quy kết hành vi của các bị cáo chưa rõ ràng.
Theo HĐXX phúc thẩm, trước hết phải điều tra làm rõ, có tài liệu là giấy biên nhận ký nhận việc trả tiền giữa ông Nguyễn Văn Lẫm, bà Phạm Thị Quyết với ông Đỗ Văn Tới về việc trả hết các khoản tiền theo 2 hợp đồng năm 2013 và 2016 với tổng số tiền 900 triệu đồng hay không.
Đặc biệt trong trường hợp này cần đối chất giữa vợ chồng ông Lẫm với vợ chồng ông Đỗ Văn Tới, kể cả đối chất riêng giữa bà Quyết với bà Lê Thị Tuyết (vợ ông Tới).
Theo bị cáo Lẫm, bị cáo trả toàn bộ số tiền 900 triệu đồng cho ông Tới tại văn phòng Công ty Lâm Quyết. Tuy nhiên, tài liệu này bị Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ”) và đàn em làm thất lạc khi chiếm giữ công ty.
Ngày được tại ngoại, vợ chồng ông Lẫm bà Quyết khóc nghẹn khi tận mắt thấy công ty, nhà xưởng đã bị phá tan hoang.
Ông Tới khai trong quá trình điều tra, sau khi biết vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết bỏ đi khỏi địa phương, ông nhiều lần nhắn tin đòi tiền ông Lẫm nhưng ông Lẫm đều xin khất nợ. Các tin nhắn này được bị cáo Lẫm xác nhận là đúng nhưng không thừa nhận hành vi trốn nợ.
HĐXX nhận thấy, theo kết luận điều tra, cáo trạng cũng như bản án sơ thẩm đều cho rằng, vợ chồng Lẫm Quyết bỏ trốn là dấu hiệu quy kết các bị cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Khai nhận trong quá trình điều tra và đặc biệt tại phiên tòa phúc thẩm, 2 bị cáo thừa nhận bỏ trốn vì bị Nguyễn Xuân Đường đe dọa tính mạng, chứ không phải bỏ trốn để thoái thác trách nhiệm trả nợ nhằm chiếm đoạt tài sản của ông Tới.
“ Đây là nội dung cần được tập trung điều tra làm rõ, xác định lý do khách quan vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm, bà Phạm Thị Quyết trong việc đi khỏi nơi cư trú để có căn cứ khẳng định 2 bị cáo có bỏ trốn nhằm trốn nợ và chiếm đoạt tài sản hay không”, Chủ tọa phiên tòa nhấn mạnh.
Vợ chồng ông Đỗ Văn Tới trả lời thẩm vấn tại phiên tòa phúc thẩm.
Ngoài ra, theo lời khai của vợ ông Tới, bà cho bà Phạm Thị Quyết vay số tiền hơn 1 tỷ đồng có giấy biên nhận. Đây là khoản tiền riêng của bà không liên quan ông Tới. Việc cho vay cũng chỉ diễn ra giữa bà Tuyết và bà Quyết, không thế chấp tài sản gì, bà Tuyết không nhờ ông Tới đòi số tiền này.
Tại các tin nhắn ông Lẫm và ông Tới thể hiện, khi đến hạn trả lãi ngân hàng, ông Tới liên tục nhắn tin yêu cầu ông Lẫm trả tiền để ông Tới trả lãi. Về nội dung tin nhắn giữa 2 người cho thấy, có nội dung trao đổi về nợ nần khoản tiền liên quan đến việc đòi xe Camry. Tuy nhiên, quá trình điều tra cũng như xét hỏi ở tòa án cấp sơ thẩm về nội dung này còn sơ sài.
Do đó, HĐXX phúc thẩm cho biết, cần làm rõ ông Tới có vay tiền ngân hàng để cho vợ chồng Lẫm Quyết vay hay không. Ông Lẫm cho rằng ông Tới nhắn tin để đòi tiền mà vợ bị cáo vay riêng của vợ ông Tới nhưng chưa trả, tuy nhiên nội dung này cũng chưa được điều tra làm rõ. Do đó, cơ quan điều tra cũng cần đối chất giữa ông Tới và ông Lẫm, bà Quyết với bà Tuyết để làm rõ nội dung này.
Vợ chồng bị cáo và bị hại tại phiên phúc thẩm chiều 11/5.
Nhiều nội dung chưa làm rõ
HĐXX phúc thẩm chỉ ra, cấp sơ thẩm cũng chưa làm rõ việc chiếc xe ô tô Camry là tài sản đảm bảo thế chấp hợp pháp hay không hợp pháp.
Theo hồ sơ vụ án, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự của UBND TP Thái Bình xác định giá trị chiếc xe Camry BKS 17K-9966 là 600 triệu. Trong trường hợp xác định chiếc xe này là tài sản thế chấp hợp pháp, nếu có hành vi chiếm đoạt, cấp sơ thẩm cần xem xét lại giá trị tài sản bị chiếm đoạt để truy tố xét xử cho phù hợp
Việc xử lý chiếc ô tô Camry, tòa án cấp sơ thẩm xác định là vật chứng và quyết định giao xe cho cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình trong trường hợp này là không phù hợp. Bởi lẽ, cấp sơ thẩm có sự nhầm lẫn về việc xác định vật chứng của vụ án.
Cụ thể, theo biên bản thu giữ xe ô tô có nội dung: Vào khoảng 17h ngày 19/3/2018, nhận được tin báo của quần chúng trước số nhà 50 đường Hoàng Hoa thám (TP Thái Bình) có 1 chiếc xe ô tô Camry màu đen không đeo BKS do anh Phạm Minh Hoàng (SN 1973 cư trú tạ phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình) lái, Công an TP Thái Bình thu giữ chiếc xe.
HĐXX cho rằng, đây là việc xử lý hành chính về hành vi vi phạm quy định về quản lý phương tiện xe cơ giới (tức phương tiện không đeo biển kiểm soát). Trong trường hợp này xác định chiếc xe ô tô nhãn hiệu trên không phải là vật chứng.
Theo HĐXX phúc thẩm, bản án sơ thẩm thể hiện có sự lúng túng trong việc xử lý tài sản là chiếc xe ô tô Camry.
Theo đó, bản án sơ thẩm nhận định, ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết bán cho ông Phạm Công Tự chiếc xe ô tô Camry 2.0 BSK 17K-9966 số tiền 800 triệu đồng, đã nhận đủ tiền và giao toàn bộ giấy tờ xe ô tô, giấy đăng ký, giấy đăng kiểm.
Tuy nhiên, cũng trong phần nhận định lại xác định, chiếc xe này là tài sản đảm bảo cho khoản vay của ông Tới, do đó cần tiếp tục quản lý để đảm bảo thi hành án. Việc xử lý như trên là không triệt để.
Từ những phân tích trên, HĐXX phúc thẩm quyết định hủy bản án hình sự sơ thẩm số 25 ngày 12/6/2019 TAND tỉnh Thái Bình, chuyển hồ sơ vụ án cho Viện KSND tỉnh Thái Bình giải quyết theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Video: Vợ chồng Giám đốc Công ty Lâm Quyết nói lời sau cùng tại phiên xử phúc thẩm
Kiến nghị hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại vụ án vợ chồng Lẫm Quyết
Đại diện Viện KSND Cấp cao kiến nghị HĐXX tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại vụ án liên quan vợ chồng Lẫm Quyết.
Video: Nguyễn Xuân Đường khai đến Công ty Lâm Quyết để bảo vệ giúp chứ không chiếm đóng trái phép
Chiều 11/5, phiên tòa phúc thẩm vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản liên quan đến vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm (SN 1962, Giám đốc Công ty TNHH Lâm Quyết) và vợ Phạm Thị Quyết (SN 1967) tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi bị cáo và bị hại.
Khi chuyển sang phần tranh tụng, vị đại diện Viện KSND Cấp cao giữ quyền công tố trình bày quan điểm về toàn bộ những vấn đề, những dấu hiệu còn nhiều mâu thuẫn chưa được làm rõ, cần phải tiếp tục điều tra bổ sung.
Cụ thể, theo nhận định của vị đại diện Viện KSND Cấp cao, quá trình điều tra có nhiều mâu thuẫn, cần làm rõ bản chất cụ thể, các mối quan hệ để xác định vợ chồng Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết có phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không.
Vị đại diện Viện KSND Cấp cao kiến nghị HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại từ đầu vụ án.
Đại diện Viện KSND cho rằng, phiên tòa hôm nay không thể có cơ sở cũng như chưa thể khắc phục thiếu sót trên, nhất là vấn đề về đối chất giữa bị cáo, nhân chứng và người bị hại. Cần thiết một lần nữa kiểm tra lại hệ thống chứng cứ để xác định chắc chắn hành vi phạm tội của các bị cáo.
Để bảo đảm chắc chắn hành vi phạm tội của bị cáo, bảo đảm khách quan chính xác, xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, tránh oan sai, vị đại diện Viện KSND Cấp cao đề nghị HĐXX tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại từ đầu vụ án này.
Cũng tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư Trần Hồng Lĩnh (người bào chữa cho bị cáo) đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không có tội và trả tự do ngay tại tòa; đồng thời khởi tố vụ án đe dọa giết người cướp tài sản.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin phiên tòa này!
Đường Dương lộng hành ở Thái Bình: Cơ quan dân cử đùn đẩy trách nhiệm trả lời Khi phóng viên hỏi về trách nhiệm việc để Đường "Nhuệ" lộng hành suốt 10 năm, lãnh đạo Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh Thái Bình không phản hồi mà đùn đẩy cấp dưới trả lời. Sau khi vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (tức Đường "Nhuệ") và Nguyễn Thị Dương (ở số 366, đường Lê Quý Đôn, phường Trần Lãm, TP Thái Bình, tỉnh Thái...