HĐXX nhắc luật sư vụ án Trương Mỹ Lan về quy định sử dụng tài liệu mật
Chủ tọa lưu ý các luật sư vụ án Trương Mỹ Lan trong quá trình tranh tụng về việc sử dụng các tài liệu mật phải tuân thủ theo đúng các quy định về sử dụng tài liệu mật.
Sáng nay (14.3), phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 67 bị cáo khác tiếp tục phần luật sư thẩm vấn.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh NHẬT THỊNH
Trong phiên xét xử ngày hôm qua 13.3, thẩm phán – chủ tọa Phạm Lương Toản thông báo thẩm phán Lê Công Huân vì công tác đột xuất nên không tiếp tục tham gia Hội đồng xét xử (HĐXX). Thẩm phán Đoàn Thị Hương Giang là thẩm phán dự khuyết sẽ thay thẩm phán Huân tiếp tục tham gia xét xử vụ án.
Đồng thời, chủ tọa cũng lưu ý các luật sư trong quá trình tranh tụng về việc sử dụng các tài liệu mật phải tuân thủ theo đúng các quy định về sử dụng tài liệu mật. Trường hợp làm trái quy định, lộ bí mật nhà nước thì phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
Trước đó, trong phần hỏi của các luật sư, nhiều luật sư hỏi các bị cáo về vai trò của Trương Mỹ Lan trong SCB, quá trình hợp nhất 3 ngân hàng để tái cơ cấu SCB như thế nào.
Trương Mỹ Lan không nhớ từng cho cựu lãnh đạo SCB bao nhiêu tiền
Đồng thời hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan cùng một số bị cáo khác về kết quả thẩm định giá một số tài sản của bà Lan do Công ty thẩm định giá Hoàng Quân (được SCB mời thẩm định lại theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước). Theo đó, bị cáo Lan đề nghị HĐXX xem xét lại kết quả định giá các tài sản của bà trong vụ án, thấp hơn so với giá thị trường rất nhiều.
Chẳng hạn đối với dự án Mũi Đèn Đỏ, công ty thẩm định giá thẩm định được 17.000 tỉ đồng. Song tại tòa, cựu Phó tổng giám đốc SCB Trương Khánh Hoàng cho rằng, năm 2020 thì dự án này có giá thị trường từ 60 đến 80 triệu đồng/m 2.
Cựu Phó tổng giám đốc SCB Trần Thị Mỹ Dung cũng trình bày dự án Mũi Đèn Đỏ có diện tích khoảng 117 ha, đã thực hiện đền bù hơn 90%, Lúc đền bù là đền bù theo giá thị trường, theo bị cáo nghĩ với diện tích đó nhân với giá thị trường thì có giá trị khoảng 70.000 tỉ đồng, đó là giá trị thực tế, chưa tính các thủ tục pháp lý.
“Khi SCB duyệt cho vay 117.000 tỉ đồng là không chỉ dựa vào giá trị đã đền bù mà còn dựa vào đánh giá khả năng phát triển của dự án”, bị cáo Dung khai.
Ngoài ra, bị cáo Dung trình bày thêm, trong 1.166 mã tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan tại SCB, Công ty thẩm định giá Hoàng Quân không định giá 440 mã tài sản vì lý do các tài sản là cổ phần, cổ phiếu; quyền tài sản, bất động sản không đủ hồ sơ, pháp lý tài sản… là không phù hợp.
Xem nhanh 20h ngày 13.3: Trương Mỹ Lan đồng ý giao tài sản | Tuấn ‘Phò mã’ chơi bida cá cược tiền tỉ
Theo bị cáo Dung, cổ phần, cổ phiếu… đều là tài sản có giá trị được ghi nhận trên sổ sách của SCB. Vì vậy bị cáo Trần Thị Mỹ Dung đề nghị HĐXX xem xét, yêu cầu các cơ quan tố tụng cung cấp danh sách các tài sản không được Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá trong vụ án, từ đó bị cáo sẽ có trình bày quan điểm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm bị xét xử về hành vi sai phạm các quy định cho vay, từ đó gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỉ đồng…
Gần 200 luật sư xếp hàng làm thủ tục vào phiên tòa xét xử vụ Vạn Thịnh Phát
Sáng 5/3, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát. Trong vụ án này, vợ chồng bà Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ cùng 84 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về các tội danh: "Tham ô tài sản", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Các luật sư xếp hàng dài vào làm thủ tục xét xử.
Bị cáo đầu vụ Trương Mỹ Lan bị xét xử 3 tội: "Đưa hối lộ", "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng" và "Tham ô tài sản". Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB). Bảo vệ quyền lợi cho bà Trương Mỹ Lan là các Luật sư Phan Trung Hoài, Phan Minh Hoàng, Nguyễn Huy Thiệp, Giang Hồng Thanh và Trương Thanh Đức.
Máy soi kiểm tra ba lô, túi xách phía trong.
Đặc biệt, hơn 2.400 người liên quan gồm: Các cá nhân thuộc nhóm cán bộ Ngân hàng SCB, nhóm người liên quan là các cá nhân đứng tên công ty, tên vay, đứng tên các tài sản thế chấp tại SCB thực hiện việc nộp, rút tiền, nhóm người liên quan là các pháp nhân thuộc nhóm đứng tên vay tiền, nhận tiền tại SCB, nhóm người liên quan là các cá nhân tại Ngân hàng Nhà nước và nhóm người liên quan khác.
Các luật sư xếp hàng chờ vào làm thủ tục.
Có gần 200 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các bên liên quan. Trong đó, riêng bị cáo Trương Mỹ Lan có 5 luật sư, bị cáo Nguyễn Cao Trí có 7 luật sư bào chữa; 5 bị cáo đang bỏ trốn đều có luật sư bào chữa.
Do số lượng luật sư tham gia phiên tòa đông, theo ghi nhận của chúng tôi, các luật sư phải xếp hàng dài theo sự hướng dẫn của Cảnh sát cơ động để đảm bảo trật tự; đồng thời, có máy soi kiểm tra kỹ các ba lô, túi xách, giấy tờ liên quan...để hoàn tất thủ tục tại phòng xét xử.
Bị cáo Trần Mỹ Dung: Sai thì nhận, không né tránh! Sáng 13/3, luật sư tiếp tục hỏi các bị cáo trong "đại án" Vạn Thịnh Phát. Các luật sư tập trung hỏi và làm rõ hành vi dẫn đến sai phạm của các bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản". Ngoài bị cáo Trần Thị Mỹ Dung còn có các bị cáo khác: Nguyễn Phương Anh (cựu Phó Tổng...