HDR sẽ là bước tiến tiếp theo của TV 4K
Sau công nghệ 3D, độ phân giải 4K, màn hình cong và mỏng, HDR sẽ là công nghệ mới và được coi là bước phát triển tiếp theo của TV.
HDR là viết tắt của từ High Dynamic Range (tạm dịch: dải tương phản động mở rộng). Đây thực tế không phải là thuật ngữ xa lạ bởi HDR thường được sử dụng trên các máy ảnh kỹ thuật số hay trên các camera của smartphone. Nó được thiết kế để cung cấp hình ảnh là sự kết hợp của ba bức ảnh có các yếu tố thiếu sáng, thừa sáng và trung bình, làm nổi bật hơn ở phạm vi màu sắc. Trên TV, HDR cũng theo đuổi mục tiêu đó.
HDR mang đến cho màn hình TV bảng màu hiển thị rộng hơn.
TV HDR sẽ cung cấp một mức độ về sự tương phản cao hơn giữa hình ảnh sáng và tối trên màn hình nhằm mang đến trải nghiệm thực tế hơn nhiều. Điều này có thể khiến bạn còn thắc mắc nhưng trong thực tế, HDR là sự thay đổi đáng kể trong công nghệ TV.
Có thể hình dung, HDR là bước nhảy lớn về chất lượng hình ảnh nếu so với sự tăng trưởng trong độ phân giải trên TV UHD. Một nhà phân tích cho biết: Hãy tưởng tượng, một hình ảnh truyền hình giống như những gì bạn nhìn thấy trong thực tế đời sống. Bạn có thể xem một cách chính xác màu lá cây mà bạn nhìn thấy giữa đời thực với trong truyền hình.
TV HDR khác gì với TV thông thường?
Dolby, một công ty công nghệ âm thanh hàng đầu thế giới là một trong những nhà nghiên cứu công nghệ HDR đầu tiên cho biết, chìa khóa ở đây là độ sáng của màn hình.Dù có những điểm tương đồng, nhưng HDR trên TV vẫn có những khác biệt so với trong nhiếp ảnh. Nó không đơn thuần chỉ là sự kết hợp giữa sáng/tối. Phần lớn HDR được tích hợp trên TV 4K sẽ giúp TV cải thiện rõ rệt về hình ảnh: Màu sắc rực rỡ hơn, mảng màu đen sâu hơn và hiển thị chi tiết hơn. Có thể hiểu đơn giản, nếu như TV4K với tấm nền cho độ phân giải cao gấp 4 lần Full HD thì HDR sẽ cho phép màn hình độ phân giải cao được nâng cấp tốt hơn khi xem phim.
Sự khác biệt giữa TV HDR và TV thường.
Phần lớn các TV hiện nay có độ sáng màn hình từ 100- 400 nits (đơn vị đo độ sáng). Thế nhưng, nếu được tích hợp HDR, TV có thể đạt độ sáng 1.000 nits, thậm chí, trong thử nghiệm có thể lên đến 4000 nits. Việc gia tăng độ sáng màn hình nền có thể mang đến sự khác biệt rõ rệt giữa những TV 4K thông thường với TV 4K có HDR.
Hạn chế của HDR
Video đang HOT
Cũng giống như TV UHD, rào cản của TV HDR chính là nguồn cung cấp nội dung còn quá nghèo nàn. Các nhà sản xuất TV đã cố gắng cải thiện chất lượng hình ảnh bằng cách trang bị chip xử lý hình ảnh tùy chỉnh riêng. Nhưng với HDR, việc trình chiếu còn phải phụ thuộc vào nội dung của những video truyền tải nữa.
Đài BBC đã đưa ra khuyến cáo đưa HDR trở thành một tiêu chuẩn trong công nghệ truyền hình DVB-T, vốn đang được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (ngoại trừ Mỹ). Nhưng các nhà phát sóng truyền hình chưa đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể về việc truyền tín hiệu nội dung HDR.
Tại CES, nhiều dòng TV HDR đã được giới thiệu đến người dùng.
Netflix, công ty đi tiên phong trong công nghệ 4K UHD streaming sẽ sớm cho ra mắt nội dung HDR. Amazon cũng bắt đầu tiến hành một số điều khoản liên quan đến việc cung cấp nội dung HDR. Một công ty khác là Technicolor đang nghiên cứu phát triển công nghệ HDR cho truyền hình cũng như HDR có trong các settop-box. Song tất cả vẫn ở thì tương lai.
Ở thời điểm hiện tại, các TV cũng chưa có tính năng chuyển đổi tất cả mọi hình ảnh thành HDR mà thay vào đó, bản thân video được trình chiếu phải được quay ở chế độ HDR. Nó cũng tương tự như công nghệ 4K khi các thay đổi cần phải được thực hiện thông qua công cụ xử lý trước đó.
Một hạn chế nữa là HDR có độ nét và chi tiết hơn, HDR video chiếm không gian lưu trữ hoặc băng thông nhiều hơn so với các tiêu chuẩn video khác nên nếu lựa chọn HDR, người dùng cần bỏ ra nhiều chi phí khác đi kèm.
Đầu 2016, TV HDR sẽ ra thị trường
Hàng loạt TV HDR được ra đời tại CES 2016 vừa diễn ra hồi tháng 1 và sẽ sớm được đưa ra thị trường trong đầu năm nay. Samsung, LG, Sony là những cái tên lăng-xê công nghệ này nhiều nhất trong kỳ triển lãm năm nay khi trình diễn hàng loạt những chiếc TV4K nâng cao độ pixel và tích hợp HDR tạo ra hình ảnh sáng và sâu hơn cũng như hoạt động tốt với mọi ánh sáng bên ngoài dù mỗi thương hiệu đều phát triển trên nền tảng công nghệ màn hình riêng.
Năm 2015, mới chỉ có một số ít các TV được giới thiệu là có tích hợp công nghệ HDR. Lúc đó, tại sự kiện IFA 2015, khi trình diễn một số mẫu TV 4K mới, CEO của Sony đã cho biết: HDR sẽ thay đổi cách xem phim và video trên màn hình TV với độ sáng và độ tương phản rộng lớn hơn. Ngoài việc mang đến những mẫu TV 4K sở hữu công nghệ HDR mới, Sony hứa hẹn sẽ nâng cấp một firmware có chức năng bổ sung HDR vào tất cả các mẫu TV 4K hiện có của hãng. Nhưng sang đến 2016, hầu hết các dòng TV 4K cao cấp của tất cả các hãng đều sử dụng công nghệ này ở mọi kích cỡ màn hình.
Samsung ra loạt SUHD TV 2016 màn hình lượng tử với sản phẩm tiêu biểu nhất là mẫu KS9500 78 inch. Model này có độ sáng đèn nền lên đến 1000 nit và hỗ trợ HDR. Việc sử dụng công nghệ chấm lượng tử đã giúp model này có khả năng hiển thị tốt hơn so và có khả năng tự động tối ưu độ sáng tuỳ theo môi trường. Samsung cho hay, tuy vẫn sử dụng hệ điều hành Tizen nhưng TV mới hỗ trợ ToT (Internet Of Things), chính là điểm cạnh tranh so với các hãng sản xuất đối thủ.
Còn Sony quy tất cả TV về HDR với các mẫu TV thuộc X390D và X940D series. Đồng thời, cung cấp thêm một dịch vụ riêng mang tên Ultra (là tập hợp những phim và show truyền hình từ Sony Pictures) để đáp ứng công nghệ HDR mới của hãng và có độ phân giải lên đến 4K.
LG tất nhiên cũng không thể nằm ngoài xu hướng tích hợp HDR cho các dòng TV của mình. Trong đó, phải kể đến 2 mẫu TV OLED thuộc dòng Signature. Mẫu TV mới sở hữu thiết kế Picture-on-Glass tối giản, thanh lịch và độc đáo với màn hình siêu mỏng chỉ 2.57mm, mặt lưng sau bằng kính trong suốt và dàn loa hướng trước. Đặc biệt, hệ thống loa của TV được đặt vào phần chân đế để giữ nguyên độ mỏng cho màn hình. Màn hình TV đạt độ phân giải 4K, tích hợp tính năng HDR, pixel dimming, tốc độ xử lý 10-bit, công nghệ ColorPrime Pro và nền tảng webOS 3.0.
Panasonic mang đến mẫu DX900 hoàn toàn là HDR và 4K tương thích. Mẫu TV này được phát hành cùng với một máy nghe nhạc Blu-ray 4K vào đầu năm nay. Trong khi đó, Philips cũng mang đến loạt TV HDR với các series 9000, 8600 và 7000.
Theo ICTNews
TV 4K UHD xuất hiện hàng rởm, kém chất lượng
Dù không đạt 8 triệu điểm ảnh RGB theo định nghĩa về TV UHD mà chỉ có 6 triệu điểm ảnh chính, nhưng một số TV 3K vẫn được gắn mác 4K và bán trên thị trường.
Ngành công nghiệp truyền hình đang chứng khiến bước chuyển từ dòng TV Full HD sang các sản phẩm đời mới, độ nét cao với tên gọi TV UHD. Là thiết bị cao cấp, cấu tạo phức tạp, tuy nhiên, người dùng được cảnh báo rằng trên thị trường đã xuất hiện dòng TV UHD rởm, có chất lượng kém hơn.
UHD là chuẩn TV đạt độ phân giải 3.840 pixel ở chiều ngang và 2.160 pixel theo chiều dọc, như vậy tấm nền này chứa tất cả 3.840 x 2.160 = 8.294.400 điểm ảnh (thường gọi tròn là 8 triệu điểm ảnh). Cũng bởi số lượng pixel theo chiều ngang xấp xỉ con số 4.000 nên UHD còn được gọi với tên khác là 4K TV.
Một số mẫu TV 3K với cách sắp xếp màu WRGB được đánh đồng với TV 4K (UHD) bộ màu RGB.
Tuy nhiên, một số nhà sản xuất tung ra sản phẩm kém chất lượng song vẫn gắn mác TV UHD. Một vài trường hợp chỉ là 3K TV với gần 3.000 điểm ảnh theo chiều ngang nhưng vẫn được giới thiệu là TV UHD. Về phía người dùng, do tin tưởng và giới hạn về các tính năng kỹ thuật nên không phân biệt được điều này.
Theo định nghĩa của Ủy ban Kỹ thuật số châu Âu, trong mỗi điểm ảnh TV phải chứa đủ ba điểm ảnh phụ gồm ba màu cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh dương (RGB). Ngoài ra, UHD được xác định có độ nét cao gấp 4 lần chuẩn Full HD.
Tấm nền TV là tập hợp của vô số các điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh lại được tạo thành từ ba điểm ảnh phụ, chúng được trộn với nhau để tạo ra tất cả những màu sắc mà mắt người nhìn thấy. Như vậy trên TV 4K sẽ có 8 triệu x 3 = 24 triệu điểm ảnh phụ.
Cách sắp xếp điểm ảnh trên TV UHD và 3K TV.
Trong khi đó TV 3K có thêm màu trắng bên cạnh ba màu cơ bản (WRGB). Dòng sản phẩm này chỉ có 6 triệu điểm ảnh chính (độ phân giải 2.880 x 2.160 pixel), thấp hơn 25% so với định nghĩa UHD, song vẫn đạt 6 triệu x 4 = 24 triệu điểm ảnh phụ.
Một vài nhà sản xuất đã lập lờ trong những con số trên để gắn mác TV 3K thành TV UHD, dù sản phẩm này không thỏa mãn. Ngoài ra, khả năng hiển thị màu sắc còn thua xa do điểm ảnh phụ chỉ có khả năng hiển thị màu đen hoặc trắng.
Hiệp hội Điện dân dụng Trung Quốc đã phát đi cảnh báo cho người tiêu dùng nói rằng, TV 4K hàng dởm được làm với giá thấp hơn nhiều, chỉ bằng khoảng 80% sản phẩm gốc. Thông tin nói thêm: "Trong số các mẫu 4K TV giá rẻ, có cả những sản phẩm không đạt chuẩn".
Hiệp hội kỹ thuật điện tử Verband Deutscher Elektrotrchniker tại Đức cho biết, đã thử nghiệm một vài mẫu TV UHD giá rẻ trong tháng 3/2014 và phát hiện những thiết bị này không đáp ứng các định nghĩa về độ phân giải UHD.
Mẫu logo chứng nhận đạt chuẩn cho các TV UHD.
Các chuyên gia cho hay, khách hàng nên trực tiếp trải nghiệm sản phẩm để phân biệt. TV sử dụng tấm nền WRGB trông sẽ hơi mờ hơn do có thêm điểm ảnh màu trắng. Dùng kính lúp với độ phóng đại phù hợp có thể nhận ra điều này.
Nếu cẩn thận hơn, bạn hãy dùng điện thoại hay máy ảnh chụp lại màn hình. Nếu nhìn thấy các điểm ảnh màu trắng ở giữa ba màu cơ bản RGB tức là TV này dùng tấm nền WRGB.
Ủy ban Kỹ thuật số châu Âu đã đưa ra chuẩn "DE UHD" với logo đặc trưng dùng để chứng nhận cho UHD TV với tấm nền RGB và đạt 8 triệu điểm ảnh. Vì vậy cách đơn giản là tìm và chọn mua các sản phẩm có gắn mác trên.
Đình Nam
Theo VNE
OLED - công nghệ TV tốt nhất hiện nay Không chỉ cho chất lượng hình ảnh xuất sắc, vượt trội so với TV LCD/LED, công nghệ OLED còn giúp tạo ra những màn hình siêu mỏng, thiết kế thời trang. Sau Plasma và LCD/ LED, công nghệ màn hình OLED được nhận định là đích đến tiếp theo của các nhà sản xuất TV. Xu hướng này đã được nhiều chuyên gia...