HĐND tỉnh Cao Bằng thông qua chủ trương sáp nhập 3 huyện và nhiều xã
Ngày 9/9, HĐND tỉnh Cao Bằng, Khoá XVI, nhiệm kỳ 2016 – 2021 tổ chức Kỳ họp thứ 10 (kỳ họp bất thường).
Các đại biểu HĐND tỉnh Cao Bằng biểu quyết thông qua các nghị quyết. Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN
Tại kỳ họp, bà Đồng Thị Kiều Oanh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng trình bày phương án sắp xếp, sáp nhập, đổi tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Theo đó, tỉnh Cao Bằng sáp nhập 3 huyện (Trà Lĩnh, Thông Nông, Phục Hòa) có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số chưa đạt 50% theo quy định với 3 huyện liền kề để thành lập 3 huyện mới.
Cụ thể, sáp nhập 9/10 xã của huyện Trà Lĩnh với toàn bộ huyện Trùng Khánh để thành lập huyện Trùng Khánh; nhập toàn bộ huyện Thông Nông với toàn bộ huyện Hà Quảng để thành lập huyện Hà Quảng; nhập toàn bộ huyện Phục Hòa với toàn bộ huyện Quảng Uyên và xã Quốc Toản (huyện Trà Lĩnh) để thành lập huyện Quảng Hòa.
Video đang HOT
Tỉnh sáp nhập 52 đơn vị hành chính cấp xã có 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số chưa đạt 50% theo quy định với 19 đơn vị hành chính cấp xã liền kề để thành lập mới 35 đơn vị hành chính cấp xã; sáp nhập 5 đơn vị cấp xã thuộc diện khuyến khích để thành lập mới 3 đơn vị hành chính cấp xã; đổi tên thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh thành thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh.
Sau khi sắp xếp, sáp nhập và đổi tên đơn vị hành chính, Cao Bằng còn 10 đơn vị hành chính cấp huyện (9 huyện, 1 thành phố), giảm 3 huyện, còn 161 đơn vị hành chính cấp xã (8 phường, 14 thị trấn, 139 xã)…
Ông Vũ Đình Quang, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng thông qua báo cáo giải trình về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương theo tiêu chí của Quyết định số 40/2015/QĐ – TTg, giảm chỉ tiêu từ 30 tỷ đồng thành 28 tỷ đồng đối với Dự án Giải phóng mặt bằng dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tỉnh Cao Bằng; bổ sung 2 tỷ đồng đối với dự án Trụ sở làm việc xã Đại Tiến, huyện Hoà An. Nguồn vốn thu được từ sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc các cơ quan tỉnh, bổ sung từ 200 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng…
Kỳ họp đã thông qua 6 nghị quyết. Trong đó có nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp, sáp nhập, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và sáp nhập đổi tên xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 (lần 3) và kế hoạch đầu tư công năm 2019 tỉnh Cao Bằng…
Các đại biểu bầu bổ sung Uỷ viên Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN
Cùng với đó, Kỳ họp đã thông qua nghị quyết về miễn nhiệm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Trịnh Hữu Khang do nghỉ chế độ hưu trí; miễn nhiệm Ủy viên UBND tỉnh Cao Bằng, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Hoàng Văn Hữu, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng do chuyển công tác khác. Đồng thời, các đại biểu cũng bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh Cao Bằng, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Huỳnh Văn Nam, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Cao Bằng; ông Đàm Minh Diện, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng.
Theo Chu Hiệu (TTXVN)
Ở Khỉ Cháo đi săn ốc đá về nấu với bột ngô ra món ăn vị thuốc
Người Nùng vùng Khỉ Cháo, Lũng Pấu, Lý Vạn ở xã Lý Quốc (huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) có một số món ăn chế biến từ ốc đá rất độc đáo, là đặc sản của người dân vùng cao biên giới.
Ốc đá hay còn gọi là "ốc thuốc", theo tiếng Nùng ở đây được gọi là "hoi hin" sống trên núi sau các tán lá cây, những nơi có nhiều cây cối và ẩm ướt, thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch).
Ốc đá bắt ở vùng Khỉ Cháo.
Vào những ngày thời tiết hanh khô, chúng thường vùi mình trong các đống lá dày hoặc nằm dưới đất, mùn. Trời mưa chúng sẽ bò ra tìm thức ăn chủ yếu là mùn và các loại lá cây. Ốc đá có hình dáng như ốc bươu, ốc lác nhưng có thân màu đen, có con màu trắng sữa nhưng có phần đuôi tròn.
Ốc đá bé chỉ bằng con ốc bươu, khi lớn chỉ to bằng chén uống chè. Có loại ốc màu nâu, có vỏ mỏng nhưng dày ruột. Vào hè, khi mưa rừng trút xuống là lúc người dân bắt đầu đi vào trong rừng để tìm ốc. Ốc đá khi được đem về không cần ngâm nước như ốc thông thường mà được đem vào luộc rồi khều ra khỏi vỏ, sau đó bóp muối để loại bỏ nhớt, rửa sạch để ráo nước.
Sau đó, đổ ốc vào chảo xào với lửa lớn đến khi săn lại rồi cho gia vị. Để tăng thêm hương vị của món ăn có thể cho thêm lá chanh thái nhỏ. Xong công đoạn này thì đổ nước vào chảo đợi nước sôi thì cho bột ngô (nếp hoặc tẻ) vào đảo đều đến khi bột sánh lại rồi đậy vung.
Lúc này để lửa nhỏ cho ốc với bột ngô chín mềm, đậy vung và hấp khoảng 10 - 15 phút là có thể thưởng thức được món ăn thơm ngon, hấp dẫn mang hương vị đặc trưng của núi rừng.Khi thưởng thức, chúng ta sẽ cảm nhận được vị mềm, ngọt, thơm, béo của loại ốc đá này. Loại này có hương thuốc quý do chúng thường ăn các loại lá cây, thảo dược, quả dại trong rừng nên rất tốt cho sức khỏe.
Theo Lộc Thúy (Báo Cao Bằng)
Trung đoàn Cao-Bắc-Lạng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Sáng 19/8, Trung đoàn 174 (còn gọi là Trung đoàn Cao-Bắc-Lạng), Sư đoàn 316, Quân khu 2 đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống và đón nhận Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thiếu tướng Trần Ngọc Tuấn, Phó Tư lệnh Quân khu 2 đã trao Huân chương bảo vệ...