HDBank tăng trưởng cao trong quý III, đồng hành cùng cộng đồng vượt qua thiên tai, dịch bệnh
HDBank (mã chứng khoán HDB) công bố lợi nhuận trước thuế 9 tháng 2020 (riêng lẻ) đạt 3.615 tỷ, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2019, hoàn thành 107% kế hoạch.
Hoạt động dịch vụ ghi nhận tăng trưởng 158% trong quý III. Nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng và người dân vượt qua đại dịch Covid-19 đã được triển khai.
Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động (TOI) quý III/2020 của ngân hàng mẹ đạt 2.317 tỷ, tăng 21,4% so với cùng kỳ 2019, trong đó thu nhập lãi thuần tăng 25,6%, lãi từ dịch vụ tăng 158%. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.255 tỷ, tăng 24.9%. Sau hợp nhất, lợi nhuận trước thuế quý III đạt 1.474 tỷ đồng, tăng 19,1%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận tại ngân hàng mẹ đạt 3.615 tỷ, tăng 31,9%, trong đó thu nhập lãi thuần và lãi từ dịch vụ tăng lần lượt 31,1% và 71,9%.
Lợi nhuận hợp nhất đạt 4.381 tỷ, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2019 và hoàn thành 103% kế hoạch 9 tháng.
Video đang HOT
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) đạt lần lượt 21,1% và 1,9%.
Các chỉ tiêu sức khỏe tài chính duy trì ở mức cao. Hệ số CAR (theo Basel II) đạt 10,9% so với mức tối thiểu 8%.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn chỉ 23,7% so với mức trần 40%. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s mới đây dành cho HDBank mức xếp hạng tín nhiệm B1 trong bối cảnh hệ số tín nhiệm quốc gia bị đưa vào diện theo dõi hạ bậc xếp hạng.
Tại 30/9/2020, tổng tài sản hợp nhất đạt hơn 273 nghìn tỷ đồng, tăng 19,1% so với đầu năm và tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2019. Dư nợ tín dụng đạt 175 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với đầu năm tăng 19,2% so với cùng kỳ, cao gấp hơn hai lần mức bình quân toàn ngành.
Kết quả nêu trên có được nhờ Ngân hàng đẩy mạnh các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng, đồng thời triển khai chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả tiết giảm chi phí, hạ lãi suất đầu ra nhưng vẫn đảm bảo biên lãi thuần hợp lý.
Các chương trình “tín dụng xanh” hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, hộ gia đình sản xuất kinh doanh…được khách hàng đón nhận tích cực.
Cùng với tăng trưởng dư nợ, công tác quản trị rủi ro hiệu quả giúp HDBank kiểm soát tốt chất lượng tài sản với tỷ lệ nợ xấu (riêng lẻ) ở mức 1,39% thấp so với bình quân toàn ngành. Toàn bộ trái phiếu VAMC đã được HDBank tất toán sớm hơn kế hoạch. Ngân hàng cũng chủ động tăng trích lập dự phòng, sẵn sàng ứng phó rủi ro nếu phát sinh.
Kết quả hoạt động tích cực vượt kế hoạch trong 9 tháng đầu năm 2020 là cơ sở để HDBank tiếp tục hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2020. Vừa qua, Ngân hàng đã chia cổ tức đợt 1 năm 2019 và phát hành cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ 30%. Dự kiến trong quý IV, HDBank sẽ chia cổ tức đợt 2 của năm 2020.
Với HDBank, 2020 là năm bản lề trong thực thi kế hoạch phát triển 5 năm 2016-2021. Ngân hàng luôn kiên định với chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng cao, đảm bảo tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đạt trên 20%, đồng thời phát triển ngân hàng số.
HDBank giảm lãi suất cho vay
Thời gian triển khai từ nay đến hết năm 2020...
Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm, có gần 99 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên cả nước, với tổng số vốn đăng ký là 1.428,5 nghìn tỷ đồng, số lao động đăng ký đạt 777,9 nghìn lao động. Như vậy, số doanh nghiệp đã giảm 3,2%, vốn đăng ký tăng 10,7% và số lao động giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Cũng trong 9 tháng đầu năm, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 81,8%; 27,6 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; gần 12,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1%; 36,5 nghìn doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 39,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chủ yếu kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, đại lý du lịch, giáo dục và đào tạo, thương mại... . Nhóm này thuộc các ngành bị tác động nặng nề nhất và chiếm tới 94% - 97% số doanh nghiệp gặp khó khăn.
Với mục tiêu sẻ chia khó khăn, tiếp sức kịp thời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua vùng nhiễu động của kinh tế trong thời dịch bệnh, nhiều ngân hàng gần đây tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Chẳng hạn HDBank vừa thông báo đưa lãi suất của gói Swift SME 5.000 tỷ đồng, dành cho các khách hàng có nhu cầu bổ sung nguồn vốn và đáp ứng các điều kiện tín dụng chuẩn SME của HDBank, xuống chỉ còn từ 6,2%/năm, thay vì mức 6,5% trước đó. Thời gian triển khai từ nay đến hết năm 2020. Bên cạnh lãi suất ưu đãi, HDBank cũng linh hoạt hỗ trợ nhiều đặc quyền lợi ích khác như miễn, giảm nhiều loại phí... giúp doanh nghiệp SME giảm thiểu tối đa chi phí, tăng hiệu quả giá rẻ của gói vay.
Trướ đó ngân hàng cũng đã có các gói tín dụng ưu đãi với tổng quy mô hơn 34.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do thiên tai và bị ảnh hưởng bởi Covid-19, đã khách hàng đón nhận tích cực. Nhà băng này cũng miễn, giảm các loại phí giao dịch để chia sẻ với khách hàng.
Cùng với đó, một số ngân hàng thời gian gần đây đã đưa ra các gói lãi suất cho vay ưu đãi hoặc giảm lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng, có thể kể đến như Vietcombank, VPBank hay OCB, MSB...
Lực đẩy cổ phiếu ngân hàng Cổ phiếu CTG, BID, VCB tăng giá và thanh khoản sau khi tháo gỡ được pháp lý để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Các cổ phiếu chuyển sàn được hỗ trợ bởi thông tin chấp thuận niêm yết. Một số ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng tích cực. Tuần qua, cổ phiếu ngân hàng là...