HĐBA LHQ thảo luận về an ninh lương thực và bất ổn khí hậu
Ngày 13/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên thảo luận về vấn đề an ninh lương thực và các yếu tố gây ra nạn đói tại nhiều nơi trên thế giới.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres (giữa) phát biểu tại phiên thảo luận về an ninh lương thực và bất ổn khí hậu của HĐBA LHQ ở New York, Mỹ ngày 13/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, đại diện gần 90 quốc gia thành viên LHQ đã tham gia thảo luận theo đề xuất của Guyana – nước giữ cương vị Chủ tịch luân phiên HĐBA tháng 2. Phát biểu tại cuộc thảo luận, Tổng thư ký LHQ António Guterres đánh giá chiến tranh và bất ổn khí hậu nằm trong số những nguyên nhân chính khiến nạn đói gia tăng. Ông Guterres khẳng định bất ổn khí hậu, khủng hoảng lương thực đang thật sự nghiêm trọng và trở thành mối đe dọa chính đối với hòa bình và an ninh thế giới. Người đứng đầu LHQ kêu gọi HĐBA và cộng đồng quốc tế hành động ngay để ngăn chặn tình trạng mất an ninh lương thực.
Theo LHQ, thảm họa khí hậu đang khiến khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng hơn tại nhiều nơi trên thế giới và trong số14 quốc gia có nguy cơ cao nhất từ tình trạng biến đổi khí hậu thì 13 nước đang đối mặt với khủng hoảng nhân đạo và an ninh lương thực.
Phát biểu tại cuộc họp, Thư ký Điều hành Hội nghị khung của LHQ về Biến đổi khí hậu Simon Stiell cho rằng HĐBA nên yêu cầu cung cấp thông tin cập nhật thường kỳ về các mối đe dọa an ninh khí hậu, và mọi quốc gia thành viên cần phải thực hiện kế hoạch hành động khí hậu quốc gia để bảo vệ người dân, sinh kế và môi trường tự nhiên. Cũng theo ông Stiell, các nước cần có nguồn tài chính để thích ứng, nhất là các nước đang phát triển vốn dễ bị tổn thương trước những biến cố về khí hậu. Số tiền này khoảng 2,4 nghìn tỷ USD mỗi năm để các nước xây dựng nền kinh tế năng lượng sạch và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Phó Tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) Beth Bechdol cho biết hiện đang có khoảng 258 triệu người tại 58 quốc gia phải đối mặt với tình hình mất an ninh lương thực nghiêm trọng, trong đó 70% là vì bất ổn khí hậu và xung đột.
Video đang HOT
Tổng thư ký LHQ Guterres kết luận các nước cần phải khẩn trương hành động, tạo điều kiện để giải quyết xung đột và gìn giữ hòa bình, trong phạm vi quốc gia cũng như giữa các nước, đồng thời đầu tư nhiều hơn để tạo ra các hệ thống lương thực lành mạnh, công bằng và bền vững theo hướng “nuôi dưỡng mà không hủy hoại hành tinh”.
Quặn lòng trước cảnh trẻ em Yemen oằn mình trong nạn đói triền miên
Khi Mỹ đưa Houthi trở lại danh sách thực thể khủng bố do lực lượng này liên tục tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ và Vịnh Aden, một lần nữa nỗi lo về cuộc khủng hoảng an ninh lương thực vốn đã trầm trọng ở Yemen nhiều năm qua lại dấy lên.
Một em bé bị suy dinh dưỡng nặng tại Yemen. Ảnh: AFP
Trong bối cảnh hy vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình chấm dứt nội chiến đang ngày càng mờ nhạt do các diễn biến mới nhất ở Gaza và Biển Đỏ liên quan đến lực lượng Houthi, cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Yemen đã trở nên xấu đi chưa từng có.
Theo số liệu thống kê năm 2022 của Nhóm Phát triển Bền vững Liên hợp quốc (UNSDG), hơn một nửa dân số Yemen, tương đương 17,4 triệu người, đang trong tình trạng bị mất an ninh lương thực. Tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất ở các khu vực đang có xung đột hoặc các khu vực lân cận, nơi việc tiếp cận nhân đạo bị hạn chế do tình hình an ninh.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Yemen thuộc hàng cao nhất thế giới, với 75% trẻ em Yemen bị suy dinh dưỡng cấp tính. Bên cạnh đó, số lượng trẻ em và phụ nữ suy dinh dưỡng ở Yemen còn gia tăng sau mỗi năm xung đột, do tỷ lệ mắc các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp và dịch tả cao. Năm 2022, UNICEF đã ghi nhận tiếp nhận 366.358 trẻ em vào điều trị với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng.
Trong khu suy điều trị dinh dưỡng cấp tính của bệnh viện Al Sadaqah, Abdo (4 tuổi) được người thân chăm sóc. Bất chấp những nỗ lực hết sức của nhân viên bệnh viện, Abdo đã qua đời 10 ngày sau đó. Ảnh: UNSDG
Cậu bé 1 tuổi ăn cùng gia đình trong trại dành cho người di tản ở Aden, Yemen. Ảnh: WEP
Abdullatif cùng hai người con út. Cả hai bé đều có dấu hiệu suy dinh dưỡng cấp tính.
Ảnh: WFP
Một em bé ăn thực phẩm bổ sung tại điểm phân phát lương thực của WFP ở Mokha, Yemen.
Ảnh: WFP
Kể từ xung đột, giá các mặt hàng cơ bản cũng tăng mạnh, tăng từ 30 đến 70%, khiến cuộc khủng hoảng lương thực trở nên tồi tệ hơn. Kéo theo đó, nền kinh tế Yemen suy giảm hơn một nửa, với hơn 80% người dân hiện đang sống dưới mức nghèo khổ. Sự sụp đổ của nền kinh tế thể hiện rõ nhất ở việc người dân mất thu nhập, chính phủ mất doanh thu, giá hàng hóa tăng cao và hàng hóa nhập khẩu bị hạn chế, bao gồm nhiên liệu.
Với chỉ 50% cơ sở y tế của Yemen còn hoạt động, nạn đói cùng các bệnh dịch kéo theo đang gây thêm sức ép lên hệ thống y tế vốn đã mong manh của đất nước.
Theo LHQ, ngay cả với mức hỗ trợ nhân đạo hiện tại, 12 trong số 22 tỉnh của Yemen vẫn có khoảng cách lớn về tiêu dùng thực phẩm. Vào năm 2021, thông qua việc khôi phục cơ sở hạ tầng nước và hệ thống thủy lợi, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) đã cung cấp hỗ trợ khẩn cấp về nông nghiệp và chăn nuôi để giúp khôi phục và bảo vệ sinh kế dễ bị tổn thương cũng như thúc đẩy khả năng phục hồi của cộng đồng nông thôn.
Trẻ em Yemen ra đường ăn xin, nhặt rác trong hoàn cảnh đói nghèo. Ảnh: AFP
Người dân Yemen nhận hàng cứu trợ lương thực từ một tổ chức. Ảnh: AFP
Cô Hayat, một phụ nữ Yemen 30 tuổi, chia sẻ lại cảm giác khi gia đình cô phải tháo chạy do cuộc nội chiến: "Tôi không thể tìm thấy bất cứ thứ gì để cho các con mình ăn. Tôi không thể diễn tả được cảm giác đói đó". Ảnh: WFP
Tình trạng mất an ninh lương thực sẽ tiếp tục gia tăng ở Yemen nếu các tổ chức, chính phủ toàn cầu ngừng hỗ trợ nhân đạo. Giới phân tích chỉ ra chỉ ra có hòa bình mới có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn đói khát và xung đột. Tuy nhiên, hy vọng về một nền hòa bình bền vững tại Yemen đang dường như tan biến khi cuộc xung đột tại Gaza giữa Israel và Hamas có nguy cơ lan rộng ra khu vực, kéo theo sự tham gia của lực lượng Hồi giáo Houthi.
Houthi là lực lượng kiểm soát những khu vực đông dân nhất ở Yemen. Sau khi xung đột Israel - Hamas bùng nổ, từ tháng 10/2023, Houthi đã tấn công các tàu thương mại trong khu vực mà họ cho rằng có liên quan đến Israel, nhằm ủng hộ người Palestine và nhóm Hamas trong cuộc xung đột với Israel ở Dải Gaza.
Nỗi lo khủng hoảng nhân đạo Yemen gia tăng sau khi Mỹ trừng phạt Houthi Chính phủ Mỹ cam kết họ sẽ đưa ra các hình phạt tài chính nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen nhưng không gây thiệt hại tới 32 triệu dân ở quốc gia vốn dĩ đối mặt với nạn đói nghiêm trọng sau nhiều năm xung đột kéo dài. Các gia đình Yemen nhận khẩu phần bột mì từ các tổ chức từ...