HĐBA kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ các nhóm, cộng đồng tôn giáo trong xung đột
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 19/3, Anh, Mỹ, Estonia và Na Uy đã đồng tổ chức phiên họp trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) theo thể thức Arria về chủ đề: “Tôn giáo, tín ngưỡng và xung đột: Bảo vệ các nhóm tôn giáo và tín ngưỡng trong xung đột và các chủ thể tôn giáo trong giải quyết xung đột”.
Một cuộc họp của đại diện các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ngày 15/3/2021. Ảnh: Hữu Thanh-P/v TTXVN tại New York
Phiên họp do Quốc vụ khanh của Anh, Nam tước Tariq Mahmood Ahmad, chủ trì với sự tham dự của đại diện tất cả các nước thành viên HĐBA LHQ và một số diễn giả khách mời.
Các diễn giả cho rằng các nhóm, cộng đồng tôn giáo đã có đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy tiến trình hòa bình, hỗ trợ công tác nhân đạo và công cuộc phát triển tại nhiều quốc gia và khu vực trên giới. Một số ý kiến bày tỏ quan ngại về sự gia tăng chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa bạo lực cực đoan có liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng trong những năm qua, tác động tiêu cực đến tình hình hòa bình, ổn định tại một số khu vực. Các diễn giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường bảo vệ các nhóm, cộng đồng tôn giáo trong xung đột.
Phát biểu tại phiên họp, các nước thành viên HĐBA khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và tăng cường các nỗ lực chống chủ nghĩa bạo lực cực đoan; đồng thời phản đối tất cả các hình thức tấn công, đàn áp nhằm vào các nhóm, cộng đồng tôn giáo trong xung đột. Một số nước cho rằng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự tham gia của các nhóm, cộng đồng tôn giáo trong các tiến trình hòa bình ở những nước có xung đột, đặc biệt là các đại diện tôn giáo là nữ.
Video đang HOT
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh tôn giáo, tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hòa bình, tăng cường sự hiểu biết, khoan dung và tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng. Đại sứ cho rằng cần tăng cường nỗ lực giải quyết các vấn đề gốc rễ của xung đột và hận thù tôn giáo, tạo điều kiện hơn nữa cho người dân tham gia vào các hoạt động tôn giáo ở cấp độ địa phương, quốc gia và toàn cầu cũng như tăng cường hợp tác và đối thoại giữa các nhóm tôn giáo.
Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh Việt Nam có 54 dân tộc với tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau cùng chung sống hòa bình và hài hòa. Ông cũng khẳng định Việt Nam luôn nỗ lực để thúc đẩy đoàn kết, bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng.
Họp theo thể thức Arria là một hình thức họp không chính thức của HĐBA nhằm thảo luận về một vấn đề với sự tham dự rộng rãi của các nước thành viên trong LHQ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Tiêm kích Mỹ tập phóng tên lửa hành trình gần Nga
Tiêm kích F-15E Mỹ diễn tập phóng tên lửa AGM-158 khi hiệp đồng cùng nhiều lực lượng đồng minh trên biển Baltic, gần vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.
"Không quân Mỹ tại châu Âu tiến hành đợt trình diễn năng lực chỉ huy và kiểm soát hiệp đồng liên quân (CJADC2) tại vùng trời, vùng biển quốc tế ở biển Baltic. Hoạt động có sự góp mặt của Hạm đội 6 hải quân Mỹ, lực lượng lục quân và hải quân Mỹ tại châu Âu, Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ, không quân Anh, Hà Lan và Ba Lan", Lầu Năm Góc ra thông cáo cho biết hôm 2/3.
Biên đội F-15E Mỹ bay gần Estonia hôm 24/2. Ảnh: USAF .
Trong cuộc diễn tập, các tiêm kích đa năng F-15E Mỹ xuất phát từ Anh đã trình diễn kỹ thuật khai hỏa tên lửa hành trình AGM-158 JASSM công kích mục tiêu tại khu vực Baltic.
Không quân Mỹ không cho biết mục tiêu cụ thể của biên đội F-15E, nhưng biển Baltic giáp với vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. Đây là địa điểm chiến lược nằm kẹp giữa Ba Lan và các nước vùng Baltic, nơi đặt sở chỉ huy Hạm đội Baltic hải quân Nga, cũng là căn cứ tiền phương với nhiều chiến đấu cơ, bệ phóng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo hiện đại nhất trong biên chế Nga.
Kaliningrad là thành phần quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực của Moskva tại Đông Âu, từng là mục tiêu của nhiều cuộc diễn tập do Washington tiến hành trên biển Baltic.
AGM-158 JASSM là tên lửa hành trình tầm xa phóng từ máy bay do Lockheed Martin phát triển cho không quân Mỹ. Chương trình khởi đầu từ 1995, nhưng hàng loạt vấn đề trong quá trình thử nghiệm khiến tên lửa bị chê là "đầy lỗi" và Lầu Năm Góc suýt hủy nó. Sau khi loại vũ khí này được biên chế năm 2009, Lockheed Martin đã bàn giao tổng cộng 2.000 quả đạn cho không quân Mỹ.
Loại vũ khí này lần đầu tham gia thực chiến ngày 14/4/2018, khi 19 quả đạn tăng tầm AGM-158B JASSM-ER được phóng từ oanh tạc cơ B-1B Lancer nhằm vào các mục tiêu ở Syria. Biến thể JASSM-ER được ứng dụng nhiều công nghệ tàng hình, khiến nó khó bị phát hiện và đánh chặn hơn. Quả đạn có tầm bắn hơn 900 km, so với 370 km của mẫu AGM-158 nguyên bản.
Vị trí Biển Baltic. Đồ họa: Wikimap .
NATO gần đây liên tục mở rộng hiện diện sang phía đông bằng các cuộc tập trận và điều lực lượng sát biên giới Nga. Mỹ dẫn đầu lực lượng tác chiến đa quốc gia đang đồn trú tại Ba Lan, đồng thời cùng Anh và Canada chỉ huy ba đơn vị khác tại các nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Litva.
Nga nhiều lần chỉ trích NATO tăng cường sự hiện diện ở khu vực Baltic, cho rằng điều này có thể đe dọa ổn định khu vực và cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng.
Những quốc gia 'gỡ rào chắn' với du khách từng tiêm vaccine COVID-19 Một số quốc gia đã tạo điều kiện cho phép du khách từng tiêm vaccine COVID-19 được nhập cảnh và miễn cách ly bắt buộc 14 ngày. Đến nay đã có nhiều quốc gia áp dụng chương trình tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: Washington Post Tuy nhiên, tờ Washington Post cho biết vẫn tồn tại rủi ro là những người từng tiêm vaccine lại...