Hãy nói về t.ì.n.h. y.ê.u
Tôi 35 tuổi, là một người đàn bà ngoại tình. Không như dự đoán của người đời, tôi không thiếu thốn đến mức phải với tay ra ngoài hôn nhân hòng kiếm sự thỏa mãn nào đó mà chồng không đủ đáp ứng.
ảnh minh họa
Chồng tôi khỏe mạnh, văn minh, kinh tế gia đình cũng khá ổn. Tôi không cần được bù đắp bất cứ điều gì. Chỉ là tôi đang yêu, thế thôi!
Nhưng, mối tình tôi đang có không thuộc tình yêu vẫn được thiên hạ xưng tụng, ngợi ca. Bản thân khái niệm “ngoại tình” đã mang sẵn trong mình nội hàm tiêu cực, nghe như chê bai, dè bỉu, buộc tội. Rồi sao? Trong cái thiên đường hoan lạc, tội lỗi ấy, chúng tôi vẫn là đàn bà; dù là một lúc hét thật to, hay lần lượt bỏ nhỏ, vẫn muốn cả thế giới biết đến, ngưỡng mộ, ngợi ca tình yêu của mình. Nếu được chọn lựa, sẽ chẳng ai chọn làm một người tình tội lỗi, chẳng ai chọn cách nuôi dưỡng một cuộc tình bằng sự giấu giếm, bao biện. Cái cảm giác thăng hoa vụng trộm ấy chắc cũng chẳng ai màng, nếu người tình “hợp pháp” trong một phút giây nào đó của cuộc phối ngẫu không cho chúng tôi nếm mùi để khỏi ngẩn ngơ, rồi sấp ngửa lao theo, làm kẻ tội đồ.
Nhưng, lòng người đàn bà tội đồ ấy có phải chỉ rặt những ham muốn nổi loạn, ích kỷ? Tôi từng có những buổi chiều lặng lẽ khóc sau lưng chồng trên đường từ công sở về nhà, khi anh hồn nhiên hỏi han chuyện nhà cửa, như sau lưng anh vẫn là người phụ nữ đời thường một chồng, hai con. Những phút riêng tư vợ chồng từng là nỗi ám ảnh kinh khiếp, khi tôi phải đối diện và bước qua người đàn bà tội lỗi trong mình, để làm vợ anh.
Tôi biết, đàn bà ngoại tình luôn là điều gớm ghiếc không lý giải nổi trong mắt người đời, nhất là những người đàn bà đoan chính khác: “Lương tâm cô ấy để đâu?”, “Bộ không nghĩ tới con cái sao?”, “Không mệt mỏi, bẽ bàng khi phải dối trá, lấp liếm với chồng mỗi ngày sao?”, “Bộ ông chồng đó quên dạy vợ à?”. Những người đàn bà ấy tự cho mình cái quyền thắc mắc, vặn vẹo; bởi, cũng như tôi, họ cũng đàn bà, cũng vất vả chồng con; mà sao tội lỗi ngoại tình vẫn xa lạ với họ thế? Nhưng, nói cho cùng, mọi so sánh trên đời đều khập khiễng. Sự khác nhau không nằm ở nhân cách đàn bà, mà phụ thuộc phần nhiều vào những nhân duyên nảy nở trong đời họ. Cũng có những người đàn bà suốt đời không gặp một cơn gió mãnh liệt nào khác, ngoài cuộc hôn nhân đằng đẵng ngày này tháng nọ, cùng một “phức hợp cảm xúc” không thể không bị bào mòn. (Điều ấy, theo tôi, chưa biết là phúc hay là họa.) Nhưng một khi chưa gặp phải một “cơn gió độc” kiểu ấy, xin đừng phán xét, so bì.
Tình nhân của tôi là bạn làm ăn của chồng, mối thân tình dần đổi màu khi “người trung gian” cứ liên tục đưa chúng tôi vào những tình huống “khó đỡ” bậc nhất của bất kỳ đôi nam nữ nào. Cuộc ngoại tình của tôi bắt đầu từ một khoảnh khắc nhạy cảm, khi chồng ham chơi, đẩy vợ lên xe một người đàn ông khác. Rồi khi vừa tủi hổ leo lên chiếc xe lạ, lại được một người không phải chồng mình cẩn thận quay lại, dùng tay bật giá để chân cho, bằng một thái độ ân cần mà mình chưa một lần nhận được từ chồng – một, hai, rồi nhiều lần như thế, người đàn bà sắt đá nào cưỡng nổi?
Video đang HOT
Vô tâm là “lỗi tạo hóa” của cánh đàn ông. Vậy, ngoại tình phải chăng là bi kịch mang tính định mệnh của đàn bà? Dù là cuộc phiêu lưu ấy rồi cũng sẽ mang nàng đến với một người đàn ông khác; cũng có khi vô tâm, ngờ nghệch thường tình, nhưng nàng biết phải làm gì khi kẻ vô tâm “chính chủ” lại đểnh đoảng bỏ mặc nhiều khoảng trống để bao người (có vẻ) vô tâm khác chen chân? Biết ngoại tình là trăm lần tội lỗi xấu xa, nhưng người đàn bà “từng đoan chính” biết phải làm gì, khi hôn nhân đã thua cuộc trước cái thứ “ngoài luồng tội lỗi” ấy?
Đương nhiên, quan điểm của tôi sẽ không tránh khỏi cái giọng điệu kẻ cả của người từng trải. Nhưng, nếu có thể biện minh cho mình “trắng án”, tôi cũng không mong những ông chồng phải mang lấy phần tội lỗi khi vợ ngoại tình. Cứ nhìn vào hiện thực, có biết bao phụ nữ bị hôn nhân đọa đày đến thân tàn ma dại mà vẫn mỏi mòn bám trụ, còn người đàn bà ngoại tình có khi lại có một cuộc hôn nhân vừa vặn, ấm êm. Bởi thế, đâu thể đem “chất lượng” của ông chồng mà làm thước đo cho nguy cơ ngoại tình của bà vợ? Theo tôi, chẳng có quy luật nào cho việc ngoại tình cả, mọi thứ đều ngẫu nhiên, bất chợt; như là tình yêu, thế thôi.
Vậy mà, ở đâu đó trên diễn đàn này, có người đã thẳng thắn chỉ mặt chúng tôi, mà rằng: “Đây không phải là sân chơi của đàn bà!”. Kỳ thực, làm gì có cuộc chơi nào là của riêng ai? Đã gọi là sân chơi, sao còn bảo “không của đàn bà”? Xin đừng phán xét chúng tôi bằng lăng kính xám xịt của hai chữ ngoại tình, mà hãy nói về tình yêu. Tình yêu ngoài hôn nhân thì cũng là tình yêu mà, phải không?
Theo PNO
Tổ ấm lung lay vì chồng lép vế vợ
Đi làm về, thấy chồng đang ngồi xem TV, chị Hằng nguýt dài, bực bội vừa đi lên gác vừa lẩm bẩm "Sao không biết kiếm việc làm thêm, ngồi dài ra, ngày càng thấy... đụt".
Thấy thái độ của vợ, chồng chị Hằng thở dài, tắt TV. Anh bỏ đi uống cà phê với bạn và tối đó không ăn cơm nhà.
Là người năng động, chị Hằng, trưởng phòng marketting một công ty lớn ở Hà Nội, luôn phấn đấu cho công việc. Sự nghiệp của chị không ngừng phát triển và thu nhập cũng tăng lên nhanh chóng. Ngoài lương, chị còn nhiều nguồn thu khác.
Ngược lại, chồng chị làm kỹ thuật, giờ hành chính, lương ổn định khoảng chục triệu mỗi tháng. Anh hiền lành, sau giờ làm là về nhà, xem TV, đọc báo, chơi với con. Chị Hằng thỉnh thoảng nhắc chồng học nâng cao hoặc nhận làm thêm việc gì đó vì còn nhiều thời gian rảnh, nhưng anh không thích.
"Nhiều khi gặp đối tác làm ăn hay bạn bè - những người đàn ông tài giỏi, bản lĩnh, thành đạt, mình lại chạnh lòng. Chồng mình thì ù lỳ, chẳng có chí tiến thủ, đã thế còn hay trách vợ sao nhãng gia đình, đòi hỏi vợ phải cơm nước, chăm con. Nói thật, mình mà cũng đi làm 8 tiếng rồi về nhà dọn dẹp, con cái thì còn lâu mới có cơ ngơi này", chị Hằng than thở.
Vợ chồng chị đã có ngôi nhà 4 tầng, không phải lo toan nhiều về tài chính. Thế nhưng, càng ngày anh chị càng cảm thấy xa cách, ít khi trò chuyện. Những cuộc hội thoại chủ yếu là cãi vã, người này chỉ trích, chê bai người kia. "Anh ta cứ lầm lầm lỳ lỳ, không muốn đi đâu với mình. Mình cũng chán chồng rồi", người phụ nữ 35 tuổi ngao ngán.
Ảnh minh họa: Mirror.co.uk.
Vì không chịu được cảm giác bị vợ coi thường, anh Toàn (Gia Lâm, Hà Nội) vừa gửi đơn ly hôn ra tòa. Làm tại một đơn vị hành chính sự nghiệp, mỗi tháng lương anh Toàn chỉ vài triệu đồng, trong khi anh hay phải đi sớm về muộn và công tác xa nhà. Chỉ biết chăm chú vào công việc, không có "lậu", anh thường xuyên bị vợ ca thán, so sánh với người này người kia. Theo chị, vì anh không năng động, không lo lắng cho tương lai của vợ con nên mới dậm chân tại chỗ, chứ nhiều người cùng làm với anh đều có thể kiếm ngoài được kha khá.
"Có khi trước mặt đông người, cô ấy nói chỏng lỏn kiểu "em thừa khả năng nuôi mình và nuôi con, trông đợi gì được vào chồng', hay 'anh cứ lo được cho cái thân mình đi đã, rồi hẵng nói'... làm tôi muốn độn thổ. Chẳng phải tôi dốt nát hay lười biếng gì, mà do tính chất công việc nên kiếm được ít tiền thôi", anh Toàn tâm sự.
Vợ anh có một cửa hàng buôn bán nhỏ và thực sự kinh tế gia đình chủ yếu do chị lo toan. Dù vậy, anh Toàn cho biết, những lúc rảnh, anh đều cố gắng giúp vợ làm việc nhà, chăm con, không nề hà gì. Thế nhưng, chị hay tỏ thái độ khó chịu với chồng, mỗi lần định mua sắm gì cho gia đình hay biếu quà nhà ngoại... là chị tự làm, không bao giờ bàn bạc qua với anh. Ngày càng cảm thấy mệt mỏi với những lời bóng gió, chì chiết của vợ, anh quyết định ly hôn.
Theo thạc sĩ tâm lý Lê Thị Minh Hoa, tài chính vốn là "chuyện lớn" trong các gia đình, việc vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng càng là vấn đề nhạy cảm. Bà từng tư vấn và chứng kiến nhiều cặp vợ chồng hục hoặc vì những vấn đề nảy sinh khi người vợ có thu nhập cao hơn hẳn đức lang quân. "Thực tế, việc ai kiếm nhiều tiền hơn không phải là nguyên nhân chính gây rạn vỡ mà là thái độ của người trong cuộc, và cách họ ứng xử, giải quyết trước những phát sinh từ đó", bà Hoa nói.
Bà cho rằng, trước nay trong xã hội Á Đông, đàn ông được coi là trụ cột của gia đình, và thường mặc định người chồng phải lo toan kinh tế. Điều này vô hình tạo một sức ép tới các đấng mày râu, khiến họ luôn muốn phải "hơn" vợ. Và trong nhiều trường hợp, khi không kiếm đủ tiền trang trải cho gia đình hoặc kiếm thua vợ, họ cảm thấy khó chịu, dễ tự ái, tổn thương.
Mặt khác, người phụ nữ khi độc lập về tài chính, không bị lệ thuộc vào chồng, thường có thể và tự cho phép mình quyết định nhiều vấn đề mà không cần hỏi ý kiến bạn đời. Hơn nữa, nhiều khi do phải lao vào kiếm tiền, họ cũng có thể không còn dành được nhiều thời gian cho gia đình, hay mệt mỏi, cáu gắt... dễ gây hiểu lầm cho chồng và khiến hai bên xảy ra xung đột nhiều hơn.
Chuyên gia tư vấn tâm lý Văn Thanh Sỹ, tổng đài 1088 TP HCM cho rằng, thực tế cặp vợ chồng nào cũng có khúc mắc và những điều không hài lòng về nhau, chẳng hạn vợ bất bình vì chồng ít nói, không lãng mạn, hay vắng nhà, kiếm ít tiền... Thế nhưng bên cạnh những mặt xấu đó, mỗi người có nhiều mặt tốt khác bù đắp và cả hai vẫn có thể chung sống hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên, khi một trong hai người hoặc cả hai nảy sinh tâm lý coi thường nhau vì điều gì đó, như một người kiếm được ít hơn người kia, thì mọi việc lại khác.
"Lúc này cả hai cần phải ngồi lại xem liệu thu nhập có phải là vấn đề chính gây cảm xúc tiêu cực đó không, hay có điều gì sâu xa bên trong, từ đó mới có thể khắc phục được", ông Sỹ nói.
Theo nhà tâm lý, hầu hết phụ nữ Việt Nam trọng tình cảm, ít khi lấy tiền ra làm thước đo giá trị hạnh phúc gia đình, vì vậy số người khinh thường chồng chỉ vì anh ta thua kém mình trong khoản kiếm tiền rất ít. Thực tế, nhiều nam giới không lo cho kinh tế gia đình vì lười biếng, lại hạnh họe khi người vợ phải lao ra ngoài kiếm sống, phó mặc việc nhà, con cái cho vợ, lên mặt gia trưởng nạt nộ để khỏa lấp sự tự ti, kém cỏi của mình. Và khi cảm thấy không nhận được cả vật chất lẫn tình cảm từ chồng, người phụ nữ dễ bất mãn, khinh khi "nửa kia".
"Nếu người đàn ông thu nhập không cao nhưng luôn tỏ rõ sự nỗ lực, tìm cách bù đắp lại cho vợ bằng cách chia sẻ việc nhà, lo toan con cái, thể hiện vai trò trụ cột về tinh thần, thì ít người vợ nào lại coi thường", nhà tâm lý chia sẻ.
Tuy nhiên, ông cho biết, trong thực tế cuộc sống gia đình, khi một người mạnh về kinh tế hơn người kia thì thường nâng cái tôi của mình lên, cho mình cái quyền làm đúng, nghĩ đúng, quyết định đúng hơn bạn đời. Cả đàn ông và phụ nữ đều vậy. Thường cái tôi của người đàn ông lớn hơn, khi thấy vợ kiếm được nhiều tiền hơn, vợ chứng tỏ "cái tôi" của mình to hơn, họ dễ thấy bị sỉ nhục và nảy sinh suy nghĩ tiêu cực.
"Nếu tất cả xung đột không được giải quyết ngay từ đầu, người phụ nữ sẽ ngày càng khinh khi, hết yêu chồng, có xu hướng nhìn ra ngoài nhiều hơn, so sánh chồng với người đàn ông khác. Và sự đổ vỡ rất dễ đến", ông Sỹ phân tích.
Theo ông, khi thấy có vấn đề, hai vợ chồng cần nhìn xem mâu thuẫn bắt nguồn từ đâu, cả hai có yêu và muốn tiếp tục chung sống với nhau không. Nếu có, hãy lên kế hoạch để cải thiện mối quan hệ, bằng việc cùng học lại cách tôn trọng, chia sẻ với nhau từ cảm xúc, việc nhà, mục tiêu tương lai... "Nếu cảm thấy cả hai không còn tìm được tiếng nói chung, mỗi người có một mục đích sống khác, một người quá đề cao giá trị đồng tiền, người kia không, thì giải phóng cho nhau có lẽ là điều nên làm", ông nói.
Theo VNE
Món quà vợ thích nhất Hai vợ chồng hợp nhau nhiều mặt nên cưới đã sáu năm mà vẫn khắng khít mặn nồng. Một trong những điều "đồng nhất quan điểm" của cả hai là chuyện không thích sinh con. Mặc gia đình hai bên nói tới nói lui, vợ chồng vẫn khăng khăng giữ vững lập trường. Đâu phải hễ cưới nhau là buộc phải có con....