Hãy nhớ 3 không khi ăn mồng tơi để tránh rước họa vào thân!
Mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng (1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần), tuy nhiên khi ăn rau mồng tơi bạn cần nhớ 3 điều này để tránh rước họa vào thân.
Ảnh minh họa
Không kết hợp rau mồng tơi với thịt bò: Sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Không ăn rau mồng tơi sống: Mồng tơi khi ăn sống sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, đó là lý do theo kinh nghiệm dân gian, loại rau có nhiều chất nhầy này cần được nấu chín kỹ. Chưa kể, việc nấu chín kỹ mồng tơi rồi mới ăn cũng giúp bạn tận dụng tối đa những chất dinh dưỡng trong loại rau này. Do đó tuyệt đối không được ăn mồng tơi sống.
Không ăn rau mồng tơi để qua đêm: Nhiều gia đình có thói quen ăn canh rau mồng tơi không hết thường để qua đêm để ăn cho bữa sau, đây là thói quen rất nguy hiểm. Nguyên nhân là hàm lượng nitrat trong rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso. Hợp chất này có thể gây các căn bệnh ung thư như thực quản, dạ dày.
Mồng tơi có tính hàn, vị chua giúp nhuận tràng, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt, đặc biệt thích hợp cho những người có mỡ máu, đường huyết cao, muốn giảm cân. Nhưng lại chẳng khác nào thuốc độc với những người có bệnh lý nền dưới đây:
Video đang HOT
Bệnh sỏi thận : Rau mồng tơi chứa nhiều purin – hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Bệnh đau dạ dày : Hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều. Vì vậy những người bị đau dạ dày không nên ăn rau mồng tơi.
Bệnh tiêu chảy, đại tiện lỏng : Do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng, nên mọi người thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn.
Lưu ý : Ăn quá nhiều rau mồng tơi khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Đây là một loại chất hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Do đó, khi ăn rau mồng tơi nên ăn kèm theo các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, khế.
Ngoài ra, chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng vì không hòa tan được trong nước. Từ đó, răng bạn sẽ bị đen, vàng. Đặc biệt là những người mới lấy cao răng không ăn mồng tơi trong 1-2 tuần.
Muốn bồi bổ gan đừng bỏ qua 2 món màu vàng này
Gan là cơ quan lớn nhất trong các cơ quan nội tạng của con người. Gan có nhiệm vụ giải độc và chuyển hóa đường, mỡ, dự trữ máu, sản xuất mật.
Gan là cơ quan chuyển hóa và giải độc chủ chốt, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của con người.
Một số chức năng quan trọng của gan phải kể tới:
- Chuyển hóa chất dinh dưỡng: Gan có vai trò trung tâm trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể, vai trò tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng như: chất béo, carbohydrate và protein.
- Thanh lọc và đào thải độc tố: Trong cơ thể, máu từ các cơ quan tiêu hóa tới gan thường mang theo chất dinh dưỡng, thuốc và các chất độc hại. Gan phát huy chức năng giải độc bằng cách xử lý, chuyển đổi các chất độc hại thành chất ít độc hại hơn nhiều sau đó vận chuyển tới thận và thải ra ngoài.
- Lưu trữ năng lượng: Bên cạnh việc tích lũy và giải phóng năng lượng, gan lưu trữ các vitamin, khoáng chất khác và giải phóng, đẩy chúng lại máu khi cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể.
Sức khỏe lá gan có quan hệ mật thiết đến chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Theo các chuyên gia, có 2 thực phẩm "màu vàng" mà gan rất thích. Tăng cường ăn những thực phẩm này không chỉ cải thiện chức năng gan, mà còn giúp hồi phục tế bào gan bị hư hỏng:
Ngô
Ăn ngô thường xuyên có thể giúp cơ thể bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ thực vật, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giảm lượng đường trong máu, huyết áp, ức chế sự hấp thụ cholesterol.
Những hoạt chất mà ngô sở hữu được chứng minh giúp thúc đẩy giải độc gan và sửa chữa tế bào gan, giúp gan khỏe mạnh hơn.
Đậu nành
Đậu nành rất giàu protein, chất xơ và carbohydrate. Thường xuyên ăn đậu nành có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não. Nếu tim tốt thì khí huyết tốt, từ đó giúp gan đang nuôi dưỡng đầy đủ và thực hiện tốt các chức năng của mình.
Các chức năng giải độc và trao đổi chất của gan diễn ra trơn tru thì cơ thể con người mới có thể duy trì được sức khỏe. Những người có gan kém cũng có thể sửa chữa các tế bào gan và cải thiện chức năng gan bằng cách ăn nhiều đậu nành.
Ngoài hai loại thực phẩm trên, yến mạch, mồng tơi, cải xanh, mướp đắng... cũng được gan ưa thích.
Các chuyên gia khuyến cáo ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống thì việc giữ thái độ lạc quan yêu đời cũng rất hữu ích cho sức khỏe của gan. Bên cạnh đó cần tránh xa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và tăng cường tập thể dục.
Bà bầu ăn canh bầu được không, có tốt không? Bà bầu ăn canh bầu được không và canh bầu có tốt cho thai nhi không là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Bà bầu có thể ăn canh bầu trong cả thai kỳ và canh bầu tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bầu là một loại quả phổ biến ở Việt Nam và thường xuyên xuất hiện trong các...