Hãy đọc ngay những thông tin này nếu bạn bị nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây nhức đầu, nhưng nếu bạn xuất hiện hiện tượng nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt thì cần hết sức cẩn trọng.
Nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt là biểu hiện của sự thay đổi nội tiết
Thực tế là có một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc thay đổi nội tiết và hiện tượng nhức đầu. Các hormone progesterone và estrogen điều chỉnh chu kỳ hàng tháng và chúng cũng có thể là lý do đằng sau những cơn đau nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nghiên cứu của Viện Mayoclinic cho thấy, mức estrogen ổn định có thể cải thiện nhức đầu, trong khi mức estrogen suy giảm hoặc cao hơn bình thường đều có thể làm cho tình trạng nhức đầu thêm tồi tệ hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc thay đổi nội tiết và hiện tượng nhức đầu.
Theo Healthline, estrogen kiểm soát các hóa chất trong não ảnh hưởng đến cảm giác đau nhức đầu. Mức hormone thay đổi vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân hàng đầu là do chu kỳ kinh nguyệt.
Điều này có phổ biến không? Theo các nghiên cứu, có đến 40% phụ nữ bị đau nửa đầu trong chu kỳ đèn đỏ. 60% số còn lại có thể bị đau nhức đầu ít nhất một lần trong đời khi đến ngày. Điều quan trọng là bạn phải kiểm tra xem liệu nhức đầu có bắt đầu vào ngày đầu tiên của chu kỳ, trong khoảng thời gian “đèn đỏ” hay vào thời gian cuối chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và loại thuốc chữa trị chứng nhức đầu cho bạn hiệu quả nhất.
Theo các nghiên cứu, có đến 40% phụ nữ bị đau nửa đầu trong chu kỳ đèn đỏ.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn ổn định bình thường và nhức đầu xuất hiện cùng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, bác sĩ cũng có thể gợi ý một số biện pháp dự phòng hoặc cho bạn thuốc uống để ngăn chặn các cơn đau nhức đầu trong tương lai. Nếu các loại thuốc mua tự do không đem lại hiệu quả, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về thuốc chống viêm không steroid.
Nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt: Bác sĩ sản phụ khoa nói gì?
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp), chu kỳ kinh nguyệt – nhất là đối với những chị em có chu kỳ đèn đỏ không đều có thể mắc triệu chứng đau nhức đầu trong kỳ kinh nguyệt.
“Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu đáng kể. Do thay đổi của estrogen trong chu kỳ kinh, nhiều chị em ngoài việc bị đau lưng, trướng bụng, khó chịu trong người… còn bị chứng đau đầu, đau nửa đầu hành hạ”, BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung cho hay.
Video đang HOT
Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu đáng kể.
So với nam giới, phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu cao gấp 3 lần. Và hiện tượng này tăng đáng kể vào độ tuổi sinh sản của chị em. Nguyên nhân là do nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi dẫn đến những biến đổi bất thường và gây ra những cơn đau đầu khi hành kinh.
Theo chuyên gia, để phòng chống hiện tượng đau nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần bổ sung cho cơ thể một số dưỡng chất giúp tăng cường máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phộng, uống viên sắt, mộc nhĩ, nấm hương… Chị em cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, không thức khuya.
Ngoài ra, còn có một phương pháp giảm nhức đầu trong kỳ kinh nguyệt đơn giản, hiệu quả, ai cũng có thể thực hiện là: Đặt một vài cục nước đá trong khăn tay, gói lại và đặt lên trán trong vài phút. Cố gắng thư giãn, không nghĩ ngợi gì và bạn sẽ thấy cơn đau nhức giảm đi đáng kể. Hãy thử các bài tập thư giãn để giảm căng thẳng. Châm cứu cũng có thể cải thiện cơn nhức đầu đang hành hạ bạn và giúp bạn thư giãn.
Việc sử dụng thuốc tránh thai cũng không nên tùy tiện vì thuốc tránh thai có khả năng ảnh hưởng đến thời kỳ hành kinh của phụ nữ.
Để phòng chống nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần cắt bỏ rượu, gluten và đường ra khỏi chế độ ăn trong những ngày sắp đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như trong chu kỳ. Ngoài ra cần tránh các loại thực phẩm lên men, thực phẩm chứa các chất gây đau đầu. Uống nhiều nước, tránh những hoạt động căng thẳng ít nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Nếu sử dụng thuốc để điều trị nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, nhất định phải tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn để tránh những hiện tượng đáng tiếc có thể xảy ra. Việc sử dụng thuốc tránh thai cũng không nên tùy tiện vì thuốc tránh thai có khả năng ảnh hưởng đến thời kỳ hành kinh của phụ nữ, là nguyên nhân gây đau nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này để phòng tránh cơn đau đầu hành hạ.
Theo Tiểu Nguyễn/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
10 hiểu lầm thường gặp về các biện pháp tránh thai
Khi lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp, bạn không nên bị ảnh hưởng bởi những tin đồn hoặc những hiểu lầm.
Uống thuốc tránh thai hàng ngày sẽ làm bạn tăng cân
Bị tăng cân do tác dụng không mong muốn của thuốc tránh thai hàng ngày là một mối lo lắng hàng đầu của chị em khi cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng về tình trạng này. Mặc dù mỗi phụ nữ sẽ có đáp ứng khác nhau, đa số phụ nữ dùng thuốc tránh thai hàng ngày đúng liều sẽ không bị tăng cân.
Phụ nữ dùng thuốc tránh thai cũng nên tập trung vào việc duy trì lối sống khỏe mạnh: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên luyện tập thể thao, và như vậy, bạn sẽ hạn chế nguy cơ cân nặng tăng lên.
Tùy cơ địa mỗi người mà thuốc tránh thai hàng ngày có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau.
Khả năng thụ thai sẽ bị ảnh hưởng khi bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai có chứa hormone
Nhiều người cho rằng sau một thời gian dài dành nhiều thời gian và tâm sức để tránh thai, khi bạn ngừng dùng thuốc, khả năng thụ thai của bạn sẽ khó hơn.
Sự thật là mặc dù khả năng thụ thai của bạn sẽ chậm hơn một chút, và bạn thường được khuyên là chờ một vài tháng để có thai trở lại, nhưng thuốc tránh thai hàng ngày sẽ không gây ra ảnh hưởng lâu dài đối với bạn. Vô sinh không phải là tác dụng không mong muốn của thuốc tránh thai hàng ngày.
Một khi bạn ngừng dùng thuốc tránh thai và chu kỳ kinh nguyệt trở lại, bạn có thể mang thai trở lại. Theo thống kê, có khoảng 50% số phụ nữ sẽ rụng trứng trở lại trong vòng một tháng đầu tiên sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai hàng ngày. Và đa số phụ nữ sẽ có thể rụng trứng trở lại trong vòng 3-6 tháng sau khi ngừng dùng thuốc.
Bạn không nên uống viên tránh thai hàng ngày thường xuyên
Nghỉ uống thuốc tránh thai một vài ngày có thể sẽ hữu ích với phụ nữ trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ với những người bị ra máu không định kỳ, việc ngừng dùng thuốc 4-5 ngày có thể sẽ giúp ổn định và kiểm soát được chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài những trường hợp này, thì những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày không cần thiết phải "nghỉ", trừ khi họ muốn có con.
Nếu bạn cần phải nghỉ dùng thuốc tạm thời vì bất cứ lý do gì, hãy luôn nhớ rằng, khi ngừng dùng thuốc là bạn đã có khả năng mang thai. Do vậy, nên sử dụng thêm một biện pháp tránh thai dự phòng, ví dụ như dùng bao cao su.
Uống thuốc tránh thai hàng ngày sẽ gây ung thư vú
Vì ung thư vú là loại ung thư liên quan đến hormone, nhiều phụ nữ lo ngại về việc tăng nguy cơ ung thư vú có thể sẽ là một tác dụng không mong muốn của thuốc tránh thai hàng ngày. Điều này chỉ đúng một phần.
Theo những nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Ung thư Mỹ, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày sẽ có nguy cơ ung thư vú tăng nhẹ so với phụ nữ chưa bao giờ sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, nguy cơ này chỉ tồn tại khi bạn vẫn đang dùng thuốc. Những phụ nữ đã ngừng sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày trên 10 năm sẽ không làm tăng nguy cơ ung thư.
Bạn sẽ không thể mang thai nếu bạn quan hệ tình dục trong chu kỳ kinh nguyệt
Điều này không đúng. Cơ thể của bạn vẫn có thể giải phóng trứng vào bất cứ thời điểm nào, thậm chí ngay trong những ngày kinh nguyệt. Mặc dù đúng là chu kỳ kinh nguyệt không phải là thời điểm lý tưởng để rụng trứng, phụ nữ vẫn có khả năng mang thai nếu quan hệ tình dục trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn nên nhớ rằng, trong điều kiện thích hợp, tinh trùng có thể sống trong âm đạo hoặc tử cung khoảng 6 ngày.
Cho con bú có thể tránh thai
Đây lại là một hiểu lầm hay gặp nữa. Đúng là cho con bú có thể tạm thời "hoãn" việc rụng trứng, nhưng cho con bú không thể bảo đảm hiệu quả như một biện pháp tránh thai được.
Thường xuyên cho con bú được gọi là cho bú vô kinh trong vòng 4-6 tháng đầu sau sinh, nhưng kể cả như vậy, thì hiệu quả tránh thai của biện pháp này chỉ đạt từ 95-98%. Nếu bạn cho con bú, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn tránh thai phù hợp với bạn.
Thụt rửa âm đạo sau khi quan hệ tình dục giúp tránh thai
Thụt rửa âm đạo là quá trình làm sạch âm đạo của bạn. Nhiều phụ nữ hiểu lầm rằng, quá trình này có thể rửa sạch tinh trùng và thậm chí là cả các virus, vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường tình dục ra khỏi âm đạo.
Nhưng thụt rửa âm đạo là việc hoàn toàn không nên làm và sẽ không có tác dụng tránh thai hay phòng bệnh cho bạn. Thay vào đó, việc thụt rửa âm đạo chỉ làm bản thân bạn cảm thấy không thoải mái mà thôi. Thụt rửa âm đạo có thể gây kích ứng niêm mạc âm đạo, và sẽ loại bỏ cả vi khuẩn tốt và xấu ra khỏi âm đạo.
Bạn không thể mang thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên
Có, bạn hoàn toàn có thể mang thai. Mang thai xảy ra khi trứng gặp tinh trùng và có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình quan hệ tình dục. Bạn có thể mang thai cho dù chỉ quan hệ tình dục một lần duy nhất. Và bạn cũng có thể mang thai cho dù đó là lần quan hệ tình dục đầu tiên, hay là lần thứ 100 của bạn.
Bạn sẽ không thể mang thai nếu bạn trai của bạn "rút ra" trước khi xuất tinh
Phương pháp này được gọi là xuất tinh ngoài âm đạo, tức là nam giới phải rút dương vật ra khỏi âm đạo của nữ giới trước khi anh ấy đạt cực khoái và xuất tinh.
Phương pháp này không đảm bảo chắc chắn về khả năng tránh thai, hiệu quả tránh thai chỉ là khoảng 75%. Điều này cũng có nghĩa là cứ 4 phụ nữ áp dụng biện pháp này là biện pháp duy nhất, thì sẽ có một người mang thai trong vòng một năm. Nguyên nhân là vì tinh trùng có thể đã được giải phóng ra ngay từ quá trình kích thích, gần gũi, mà không cần phải đợi đến lúc nam giới xuất tinh.
Các biện pháp tránh thai có thể bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Khi suy nghĩ đến việc sử dụng biện pháp bảo vệ trong khi quan hệ tình dục, bạn sẽ phải cân nhắc đến 2 vấn đề: tránh thai và tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Không phải tất cả các biện pháp tránh thai đều có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Điều bạn nên biết và cần phải ghi nhớ là: các biện pháp tránh thai sử dụng hormone (thuốc uống tránh thai, đặt vòng, thuốc tiêm tránh thai) sẽ không thể bảo vệ bạn trước bất cứ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào.
Dạng tránh thai duy nhất có thể bảo vệ bạn khỏi các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS là tránh thai bằng cách sử dụng hàng rào bảo vệ, ví dụ như bao cao su hay màng ngăn âm đạo. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ cũng không phải là 100%, bạn vẫn có nguy cơ nhất định nếu sử dụng không đúng cách.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Đừng lo sợ những dấu hiệu này quá, đó chỉ là biểu hiện của thời kì mãn kinh Phụ nữ sẽ trải nghiệm những khoảng thời gian có kinh không thường xuyên, chậm hoặc sớm, ngắn ngày hoặc dài ngày, thậm chí là không có dù họ không hề có những tác động gì bên ngoài. Có những triệu chứng khiến bạn lo lắng mà không biết vì nguyên nhân gì. Bạn hãy chú ý vì đó có thể là biểu...