Hay bị rát lưỡi, nữ sinh bất ngờ khi bác sĩ chỉ ra thủ phạm gây bệnh

Theo dõi VGT trên

Thi thoảng, Hoa (16 tuổi) lại bị trợt lưỡi, ban đầu chỉ là những đốm nhỏ rồi lan dần rộng ra với hình thù kỳ quái. Sẽ chẳng có vấn đề gì, tuy nhiên mỗi lần như vậy việc ăn uống của cô bé trở nên khó khăn.

Hay bị rát lưỡi, nữ sinh bất ngờ khi bác sĩ chỉ ra thủ phạm gây bệnh - Hình 1

Bs Ngọc khuyến cáo những người mắc bệnh viêm lưỡi bản đồ nên tránh những thức ăn nóng hay có nhiều gia vị, tránh tiếp xúc với những thức uống có cồn. Giữ gìn vệ sinh răng miệng để tránh viêm loét kèm theo.

“Chỉ cần ăn đồ nóng, đồ cay là lưỡi rát không thể tiếp tục. Nó khiến cho mỗi lần nghĩ đến ăn là em lại khổ sở. Cực chẳng đã, em phải đi viện và rất bất ngờ khi bác sĩ nói em bị bệnh mà lần đầu tiên nghe thấy: viêm lưỡi bản đồ”, Hoa nói.

Bs. Phạm Bích Ngọc (Khoa Điều trị tổng hợp, Bệnh viện Da liễu Hà Nội) cho biết, bệnh viêm lưỡi bản đồ là tình trạng viêm lành tính của lưỡi.

Theo đó, trên lưng lưỡi xuất hiện những viền màu trắng phía trong có màu đỏ sậm hơn màu lưỡi bình thường làm mất gai lưỡi. Lúc đầu chỉ xuất hiện một vết nhỏ sau đó lan rộng ra, đôi khi có nhiều vết trên lưỡi người bệnh. Những gờ hình ngoằn ngoèo làm cho bề mặt của lưỡi giống như hình bản đồ (gọi là viêm lưỡi bản đồ).

BS Ngọc cũng cho biết, mặc dù lưỡi bản đồ có thể trông khá nguy hiểm, nhưng nó không gây ra vấn đề sức khỏe và không liên quan đến nhiễm trùng hoặc ung thư. Lưỡi bản đồ đôi khi có thể gây khó chịu cho lưỡi và tăng độ nhạy cảm với một số chất, chẳng hạn như gia vị, muối và thậm chí là đồ ngọt.

“Khoảng 2% dân số mắc bệnh này. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi tác, chủng tộc hay giới tính. Tuy nhiên, bệnh xuất hiện phổ biến hơn ở phụ nữ và thường xuyên hơn ở người lớn, mặc dù bệnh này thường xuất hiện từ thời thơ ấu, nhưng sau đó khỏi và khi trưởng thành có thể bị trở lại”, BS Ngoc khuyến cáo.

Theo vị bác sĩ chuyên khoa da liễu này, cho đến nay nguyên nhân gây ra bệnh viêm lưỡi bản đồ vẫn chưa được biết rõ. Nhưng qua quá trình khám kết hợp với những bằng chứng khoa học đã được tổng kết cho thấy bệnh viêm lưỡi bản đồ thường xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, bệnh tiểu đường, thiếu máu, dị ứng (hen suyễn và/hoặc eczema) và căng thẳng tâm lý.

Bệnh cũng hay gặp ở những người hay gặp dị ứng với thực phẩm (đặc biệt là pho mai), đồng thời có cả yếu tố di truyền và cũng từng xảy ra đối với người thay đổi nội tiết tố (với phụ nữ đến kỳ kinh hoặc lúc mang thai).

Video đang HOT

Biểu hiện chủ yếu là các chấm sữa trên sống lưỡi rụng tạm thời, thay vào đó là những ban đỏ không định hình, không có hình dạng nhất định và cũng không cố định tại một điểm. Viền thương tổn có màu vàng tro hoặc trắng, hơi gồ cao, ranh giới rõ với phần niêm mạc lưỡi lành. Khi lan tỏa ra xung quanh hình thành những vùng bóc rụng tương đối rộng.

“Lưỡi bản đồ có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn, và thường tái phát. Thường thì không có triệu chứng gì nhưng một số trường hợp có triệu chứng kích thích của lưỡi là phổ biến, đặc biệt là với thức ăn nóng hoặc cay. Sự khó chịu này có thể đến và đi theo thời gian và thường thấy rõ hơn tại một thời điểm nhất định như thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt, bệnh sẽ gây khó chịu trong việc ăn uống của bệnh nhân (xuất hiện đau rát) khi có bội nhiễm”, BS Ngọc cảnh báo.

Vì thế, với những người thường bị tình trạng này, Bs Ngọc khuyến cáo nên tránh những thức ăn nóng hay có nhiều gia vị, tránh tiếp xúc với những thức uống có cồn. Giữ gìn vệ sinh răng miệng để tránh viêm loét kèm theo. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng khi có triệu chứng kéo dài, gây đau hoặc khó chịu khi ăn thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Theo infonet

Phát hiện nguyên nhân gây bệnh ung thư?

Các nhà khoa học Mỹ từ Trường đại học Bắc Carolina vừa công bố một bài báo đáng chú ý trên tạp chí Trends in Molecular Medicine, trong đó khẳng định đã phát hiện ra vai trò của các nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn trong việc gây ra bệnh ung thư.

Theo đó, việc nhiễm trùng cùng với sự tác động của một số phân tử niêm mạc đặc trưng sẽ thúc đẩy sự hình thành của các tế bào ác tính.

Những kẻ sống chung nguy hiểm

Từ trước đến nay, những nguyên nhân chủ yếu gây ung thư vẫn được xác định là hút thuốc; chế độ ăn uống không lành mạnh; hay tác động của những tác nhân gây nhiễm trùng như virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Nhiễm trùng hiện đang đứng vị trí thứ ba trong danh sách các yếu tố dẫn đầu làm các khối u phát triển, là thủ phạm của khoảng 10% cái chết do căn bệnh ung thư.

Trên bề mặt da cũng như trong cơ thể con người là nơi sinh sống của hàng triệu các vi sinh vật, tạo ra cái gọi là một hệ vi khuẩn. Hệ vi khuẩn này có tác động bảo vệ sức khỏe con người, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gây ra sự hình thành của một loạt bệnh tật, kể cả ung thư.

Đóng vai trò quan trọng bảo vệ trước các tác động tiêu cực của vi khuẩn chính là lớp niêm mạc bao phủ bề mặt bên trong của các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và nhiều cơ quan khác. Lớp này có thành phần là các glycoprotein - một dạng hợp chất có thể xâm nhập các màng tế bào biểu mô. Những phân tử này giúp tạo ra lớp bảo vệ hữu hiệu cho cơ thể.

Mức độ của các glycoprotein của niêm mạc sẽ xác định mức độ bảo vệ trước các loại nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong thời gian lây nhiễm có thể diễn ra những biến đổi trong các glycoprotein, phá hủy môi trường vi sinh ổn định, dẫn tới nhiễm trùng và viêm nhiễm.

Phát hiện nguyên nhân gây bệnh ung thư? - Hình 1

Hình ảnh tế bào ung thư.

Người bảo vệ và kẻ thù

Trong các khối u thường ghi nhận sự dư thừa các mucin (một loại glycoprotein cao phân tử). Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ đang tập trung xem xét một loại trong số này là glycoprotein MUC1 - đang được đánh giá là một trong những mục tiêu nghiên cứu hứa hẹn nhất để chế ra vaccine ngừa ung thư. MUC1 là mucin đầu tiên được làm rõ về cấu trúc phân tử. Nó bao gồm các tế bào của tuyến tụy, tuyến vú, phổi, dạ dày và gan. Về cơ bản, MUC1 đóng vai trò là một rào chắn ngăn chặn bệnh tật, cảnh báo và tác động lên quá trình trao đổi chất của tế bào.

Nhưng khi phần bên ngoài của MUC1 liên kết với vi khuẩn có thể dẫn tới việc phân tách bên trong, làm nảy sinh một loạt các tiến trình khác nhau: tổng hợp các yếu tố trung gian gây viêm nhiễm, liên kết các tế bào viêm nhiễm dẫn tới cái chết của chúng. Khác với virus, vi khuẩn hiện vẫn chưa được xem là một nguyên nhân chính của các căn bệnh ung thư. Chỉ có một vài vi khuẩn cho thấy, chúng có thể thúc đẩy sự phát triển của các khối u ác tính qua việc gây viêm nhiễm, tiết ra chất độc, các chất chuyển hóa ADN có hại và phá hủy các đường truyền tín hiệu của các tế bào.

Hiện đã xác định rõ 2 trường hợp lây nhiễm vi khuẩn phổ biến có thể gây ra ung thư. Đó là Helicobacter pylori (gây ra ung thư dạ dày và ung thư hạch) và Salmonella typhi (liên quan ung thư biểu bì, túi mật). Ngoài ra, còn có thể có một số nhiễm trùng khác được đánh giá có nguy cơ cao, nhưng chưa được nghiên cứu kỹ.

Những mối đe dọa chính

Campylobacter jejunihiện là một trong những nguyên nhân thường xuyên nhất của các chứng nhiễm độc do vi khuẩn, với tác nhân gây bệnh là loại vi khuẩn Campylobacter. Vi khuẩn này xâm nhập qua hệ tiêu hóa gây ra chứng viêm dạ dày ruột. Dù đang có nhiều nghi ngờ nhưng vẫn chưa thể làm rõ Campylobacter có gây ra ung thư hay không.

Riêng tình trạng nhiễm khuẩn kinh niên đối với loại vi khuẩn Helicobacter pylori được khẳng định có thể dẫn tới các vết loét và ung thư. Còn loại vi trùng Haemophilus influenzaelại là thủ phạm gây nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó có cả bệnh viêm phổi. Người ta thường ghi nhận loại vi trùng này trong các chứng bệnh phổi mãn tính, một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổi. Người ta chứng minh được, sự tác động qua lại của vi trùng với MUC1 gây ra thay đổi trong cơ chế điều hành các thụ thể đặc trưng, khiến chúng lại quay sang đẩy nhanh tiến trình của bệnh ung thư biểu mô ở phổi.

Còn một thủ phạm tiềm tàng nữa làm hình thành các khối u chính là loại trực khuẩn Escherichia coli trong ruột, là tác nhân gây ra các bệnh về ruột. Kết hợp của trực khuẩn này với MUC1 sẽ gây ra viêm nhiễm, có thể dẫn tới ung thư đại trực tràng, ung thư bàng quang... dù chưa thể chứng minh rõ ràng.

Những kẻ gây hại khác

Trong số các loại virus có thể gây ra ung thư đáng chú ý phải kể tới Epstein-Barr và Papilloma. Loại đầu tiên thường liên quan tới ung thư biểu bì (ung thư mũi hầu), ung thư limpho các loại và ung thư dạ dày. Loại thứ hai có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư cơ quan sinh dục... Nếu xét nghiệm không có loại virus này, ung thư cổ tử cung sẽ không phát triển, đồng nghĩa với việc căn bệnh có liên quan trực tiếp đến nhiễm trùng mãn tính. Tất nhiên phải nhắc tới virus viêm gan thường là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư gan.

Liên quan tới các ký sinh trùng, bệnh ung thư có thể hình thành bởi loại sán máng Weinland, xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiểu. Loại này kích thích sự phát triển của ung thư bàng quang, được xếp vào nguyên nhân lớn thứ hai gây ra căn bệnh này.

Cách phòng vệ

Trước đây, các nhà nghiên cứu từ Hội Ung thư của Mỹ (ACS) đã đi đến kết luận, nguyên nhân của cả nửa số trường hợp mắc bệnh ung thư chính là phong cách sống không lành mạnh. Nói chung, các yếu tố bên ngoài môi trường là thủ phạm của khoảng một nửa ca mắc bệnh ung thư, còn lại là những yếu tố di truyền, những trường hợp đột biến ngẫu nhiên trong ADN không thể kiểm soát.

Phần lớn các yếu tố tác động đầu tiên đều có thể chủ động loại trừ, còn một số khác có thể giảm tới mức tối thiểu. Những biện pháp phổ biến được nêu ra là duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục, không hút thuốc, uống rượu bia, tránh các tác động lâu dài của ánh mặt trời hay tiếp xúc với các chất hóa học gây ô nhiễm.

Với những phát hiện mới trên, giờ đây các nhà khoa học đã thêm lời khuyên nên bổ sung các biện pháp tiêm phòng và một số biện pháp khác để có thể ngăn ngừa hữu hiệu các chứng bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng.

Kim Lai (tổng hợp)

Theo cand

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt
09:13:59 20/11/2024
Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm 'bổ dưỡng gấp đôi' khi mọc mầm không phải ai cũng biết
09:07:54 20/11/2024
8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
09:09:37 20/11/2024
Cà phê đen: Uống sao để không hại sức khỏe?
09:12:04 20/11/2024
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
19:23:08 18/11/2024
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024

Tin đang nóng

Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Một NTK lên tiếng việc Hoàng Thùy bị "phong sát": Đã có những lời ngăn cản tôi chọn cô ấy
13:00:45 20/11/2024
Vụ nữ người mẫu đình đám bị bắt khẩn cấp vì dùng ma túy: Nhân vật trùm sò cưỡng ép là ai?
13:33:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Ăn loại củ bề ngoài 'xấu xí' để tăng sức khỏe, người đàn ông bỗng ngất xỉu

17:00:11 20/11/2024
Sau khi ăn một loại củ vỏ đen ruột trắng để tăng sức mạnh xương khớp, người đàn ông 50 tuổi bị choáng, ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu.

4 triệu chứng bất thường sau khi uống nước chứng tỏ thận đang 'kêu cứu'

17:00:03 20/11/2024
Đặc biệt, những vòi nước uống lâu ngày không được vệ sinh rất có thể sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đương nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe sau khi sử dụng. Nên vệ sinh bình lọc nước 1-2 tháng một lần.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh

09:05:28 20/11/2024
Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Tiêm vaccine sởi đạt độ bao phủ, sao ca mắc mới vẫn tăng?

09:02:53 20/11/2024
Có 20-30% bệnh nhi sởi là dưới 9 tháng tuổi, nhóm này chưa đủ tuổi tiêm ngừa hoặc bị lây từ người lớn, lây chéo trong bệnh viện. Đây là nhóm tuổi có miễn dịch yếu nhất, nguy cơ biến chứng do sởi cao hơn.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Có thể bạn quan tâm

Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm

Netizen

17:29:33 20/11/2024
Với sự ngây thơ, đôi lúc hơi hậu đậu của mình, trẻ em thường có nhiều khoảnh khắc hài hước và dễ thương, khiến người lớn không khỏi bật cười.

Cục trưởng Xuân Bắc gặp sự cố trước giờ diễn

Sao việt

17:28:04 20/11/2024
Mặc dù đã nhận nhiệm vụ mới, nhưng Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, NSND Xuân Bắc vẫn sắp xếp công việc và dành thời gian biểu diễn phục vụ khán giả.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Nữ thần sắc đẹp gây sốt MXH với vòng 1 đẹp ná thở như "xé truyện bước ra"

Phim châu á

16:58:39 20/11/2024
Ngày 20/11, QQ đưa tin bộ phim Đấu La Đại Lục 2 sắp ra mắt với sự tham gia của dàn sao trẻ Chu Dực Nhiên, Trương Dư Hi, Khổng Tuyết Nhi.

Rafael Nadal gác vợt: Lời chia tay buồn

Sao thể thao

16:40:47 20/11/2024
Vài ngày trước, Rafael Nadal nói rằng anh không tin vào những cái kết đẹp, yếu tố điển hình trong những bộ phim Hollywood. So với điện ảnh, quần vợt rất khác và lịch sử không chỉ kết thúc trong sự ngọt ngào.

Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS

Thế giới

16:29:06 20/11/2024
Bên cạnh đó, ông Lavrov đánh giá quan điểm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz về vấn đề này là có trách nhiệm. Trước đó, ông Scholz đã tái khẳng định lập trường của Berlin về việc không cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine.

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.