Hãy áp dụng những biện pháp sau đây để phòng ngừa ung thư vú trước khi quá muộn
Dưới đây là những biện pháp giúp bạn phòng ngừa căn bệnh ung thư vú đầy nguy hiểm.
Ung thư vú là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ – đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Đừng để khi các tế bào ung thư đã phát triển thì bạn mới bắt đầu điều trị, như thế đã quá muộn. Hãy lưu ngay những biện pháp phòng ngừa ung thư vú để bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh hiểm nghèo này.
Thường xuyên kiểm tra ngực
Thường xuyên kiểm tra ngực là biện pháp được nhiều bác sĩ khuyên để kịp phát hiện dấu hiệu của ung thư vú ngay tại nhà. Đặc biệt, đối với những bạn có vòng 1 to thì các mô mỡ ở ngực thường khiến chúng ta khó phát hiện các khối u bất thường. Cách thủ công nhất là dùng tay sờ, nắn để xem có những dấu hiệu lạ như tiết dịch, sự co kéo, lõm da hay những thay đổi màu sắc trên vùng ngực.
Ngoài ra, hãy dùng tay kiểm tra sâu xuống vùng hõm nách và xương đòn để phát hiện xem có những cục u nhô lên hay da bị dày, cứng hay không. Chắc chắn hơn, bạn hãy thường xuyên đến phòng khám siêu âm, chụp X – quang để kịp phát hiện những dấu hiệu lạ bên trong vú và kịp chữa trị.
Quan sát các dấu hiệu lạ ở ngực
Triệu chứng rõ nhất của ung thu vú là vùng da phần này có xuất hiện những đốm đỏ, có vảy và gây ngứa ngáy, nóng rát. Ngoài ra, chúng còn làm bạn cảm thấy đau và sưng vô cùng khó chịu. Nếu các tế bào ung thư phát triển nhanh sẽ ngăn chặn mạch máu, khi ấy lượng máu cung cấp cho phần ngực sẽ bị giảm làm da vùng này bị lõm vào như lúm đồng tiền.
Nhũ hoa cũng là một trong những nơi khối u phát triển mạnh nhất. Khi khối u ở gần khu vực này thì có thể làm biến dạng và xuất hiện những chất dịch, rỉ máu… Bạn hãy thường xuyên quan sát xem nhũ hoa có bị đổi màu bất thường hay tự dưng phẳng, teo lại hay thụt vào trong hay không.
Do những dấu hiệu này tương tự như những vấn đề trong kì kinh nguyệt nên nhiều bạn phớt lờ và bỏ qua. Nhưng đừng chủ quan khi có những hiện tượng lạ này, hãy đến bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.
Tập thể dục là một cách giúp bảo vệ và phòng ngừa ung thư vú rất hiệu quả. Bởi vì những bài tập thể dục sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng. Một nghiên cứu của ACS cho thấy những phụ nữ thường xuyên tăng cân thì có nguy cơ phát triển ung thư vú đến 40% so với bình thường.
Bởi vì khi tăng cân, sự gia tăng đột biến estrogen có thể kích thích sự phát triển của tế bào, và trong đó có ung thư vú. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention, những phụ nữ tập thể dục thường xuyên thì sẽ có tỷ lệ estrogen tốt cao hơn estrogen gây hại là 25%.
Video đang HOT
Bạn không cần phải hì hục tập nhiều bài thể dục, chỉ cần đi bộ từ 30 – 60 phút mỗi ngày cũng đủ để cơ thể khỏe mạnh hơn và chống lại các tác nhân gây ung thư.
Kiểm tra lịch sử bệnh của gia đình
Khoảng 5 – 10% các trường hợp mắc bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú, xuất phát do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các gen đột biến. Những gen bất thường như BRCA1 và BRCA2 làm tăng nguy cơ ung thư vú lên đến 80%, theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết. Hãy xem lại lịch sử bệnh tình của gia đình đã có trường hợp nào từng mắc bệnh ung thư không.
Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú rất cao. Các nhà khoa học gần đây phát hiện ra rằng những phụ nữ có nồng độ carotenoid trong máu cao sẽ ít có nguy cơ ung thư vú hơn những người bị thiếu hụt chúng. Carotenoid là các sắc tố hoạt động như chất chống oxy hóa, được tìm thấy trong các loại trái cây và rau quả như rau lá xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua và ớt đỏ…
Các chất dinh dưỡng thực vật khác, bao gồm sulforaphane, được tìm thấy trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, cũng có thể bảo vệ cơ thể và chống lại căn bệnh đầy nguy hiểm này.
Hạn chế stress
Lo âu, căng thẳng được xem là nguyên nhân khiến cơ thể suy giảm hệ miễn dịch, làm giảm khả năng chống lại các tế bào ung thư gây hại. Nếu bạn cứ để cơ thể mệt mỏi và stress sẽ vô tình giúp cho các tác nhân gây hại phát triển mạnh mẽ hơn. Hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, cân bằng giữa công việc và thư giãn để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Tránh xa những thói quen xấu
Thức khuya không chỉ làm làn da trở nên mau già, lão hóa mà còn phá vỡ đồng hồ sinh học, dẫn đến rối loại nội tiết tố bên trong cơ thể. Khi ấy, hệ miễn dịch sẽ suy giảm, mất khả năng chống lại các tế bào gây ung thư. Bên cạnh đó, thói quen bấm điện thoại còn khiến cho các tia bức xạ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Những nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng, ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ làm tăng 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Hãy ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
Nguồn: Prevention
Theo Helino
Kinh ngạc trước 3 bình sữa mẹ có 3 màu khác nhau đều được hút trong một lần, cùng 1 bên ngực
Không chỉ chính bà mẹ này mà bất cứ ai nhìn thấy bức ảnh chụp 3 bình sữa mẹ với 3 màu khác nhau đều sẽ "ồ" lên vì kinh ngạc.
Nếu bạn là một mẹ sữa, bạn thường không để ý một cách chính xác lượng sữa bé con của mình đã bú cũng như đặc điểm của sữa. Đó là lý do tại sao đôi khi, bạn cảm thấy bất ngờ vì những gì được chứng kiến khi hút sữa bằng máy. Sự thực là thứ vàng lỏng tuyệt diệu này có thể thay đổi màu sắc - mà người mẹ không hề cảm nhận thấy sự khác biệt. Nó hoàn toàn không giống với màu trắng kem mà mọi bà mẹ đều đinh ninh rằng sữa của mình chắc có màu như vậy.
Và Elisabeth Anderson-Sierra (hiện đang sống tại Beaverton, Oregon, Hoa Kỳ) là một mẹ sữa như vậy. Bà mẹ 2 con chia sẻ rằng: " Tất cả đều được hút ra trong cùng một lần và chỉ từ một bên ngực". Nhìn có vẻ thật lạ lùng nhưng theo giải thích của Elisabeth, sữa mẹ thực sự có thể có các dải màu khác biệt và chúng hoàn toàn bình thường. " Sữa mẹ lúc đầu có ánh sắc xanh bởi nó thiếu hàm lượng chất béo lớn nhất so với sữa cuối. Những thực phẩm có màu nhuộm như Gatorade (nước uống thể thao) hay lớp kem phủ bánh có thể tác động tới màu sắc của sữa mẹ".
Ba bình sữa với 3 màu sắc hoàn toàn khác nhau dù đều được hút trong một lần và từ một bên ngực của Elisabeth Anderson-Sierra.
Bình sữa có màu đỏ là do máu trong sữa và Elisabeth không hề muốn mọi người hoảng hốt khi nhìn thấy. Trong trường hợp này, sữa có màu đỏ máu là do một ống dẫn sữa bị tắc khiến mạch máu bị vỡ. " Bạn cũng có thể thấy máu trong sữa nếu bạn bị tổn thương núm vú, mô ngực bị bầm tím hay một trong những thành mạch máu của bạn bị yếu đi và trở nên kiệt quệ. Đừng hoảng sợ nếu bạn thấy máu trong sữa! Tôi biết nó chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy như vậy".
Theo Tổ chức quốc tế chuyên về nuôi con bằng sữa mẹ La Leche League International (LLLI), cho trẻ bú sữa mẹ có lẫn một chút máu nhìn chung là an toàn.
Theo chuyên gia sữa mẹ Lê Ngọc Anh Thy, máu trong sữa mẹ thường gây ra bởi những lý do không nguy hiểm như vỡ các mao mạch trong ngực mẹ; chảy máu từ các u nhú giữa các ống sữa; u nang xơ lành tính; mẹ lần đầu sinh con; dùng máy hút sữa không đúng cách; nứt đầu ti. Nếu máu trong sữa mẹ xuất phát từ các nguyên nhân trên, nó sẽ tự biến mất trong vòng 3 - 7 ngày. Bé không nôn trớ, đi ngoài, mẹ có thể tiếp tục cho bé bú. Nếu hiện tượng này không mất đi, mẹ nên đi khám bác sĩ.
Nếu bạn để ý thấy ánh hồng trong sữa, Elisabeth khuyên bạn trước hết nên tìm hiểu xem nguyên nhân là gì trước khi rơi vào trạng thái buồn chán, suy sụp: " Nếu là do núm vú bị tổn thương, hãy tìm kiếm các biện pháp điều trị. Nếu nguyên nhân xuất phát từ bên trong mô ngực, hãy mát-xa bầu vú nhẹ nhàng và sử dụng miếng chườm nóng hay lạnh tuỳ thuộc vào việc bạn cần giảm sưng hay cần thông tuyến sữa".
Elisabeth cũng khéo léo gọi dạng sữa mẹ có ánh đỏ này là "sữa dâu". Cô cam đoan với các bà mẹ rằng bất chấp màu sắc có vẻ đáng lo ngại, không cần phải bỏ sữa này đi nếu không muốn: " Bạn có thể loại bỏ chút máu lẫn đó nếu để sữa trong tủ lạnh. Máu sẽ lắng xuống đáy bình và bạn có thể rót phần sữa bên trên sang một bình khác. Bạn cũng có thể trộn 'sữa dâu' với sữa bình thường để làm nhạt màu sữa đi nếu vẫn cảm thấy không thoải mái. Sữa mẹ thực sự là thứ vàng lỏng và chúng ta phải làm việc vất vả mới có được đó. Đó là thành quả của tình yêu".
Theo Very Well Family - một website Mỹ chuyên cung cấp các kiến thức về sức khỏe và chăm chóc sức khỏe của các chuyên gia y tế, chế độ ăn, các loại thuốc đang dùng và một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới màu sắc sữa mẹ. Nhưng nhìn chung, tất cả đều bình thường và không có gì đáng lo ngại.
Amy Barron Smolinski, trong ban lãnh đạo Mom2Mom Global - một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì mục tiêu hỗ trợ, giáo dục và ủng hộ các gia đình quân nhân nuôi con sữa mẹ - cho biết, sữa mẹ thoáng sắc nâu hoặc hồng vẫn là bình thường.
" Trường hợp duy nhất bạn cần bận tâm đến sữa mẹ ánh hồng là trông nó bình thường (màu trắng, vàng, kem hoặc hơi xanh) khi được tiết ra từ bầu ngực người mẹ sau đó đột nhiên chuyển sang màu hồng tươi hoặc hồng sẫm. Đôi khi, bạn có thể quan sát sự chuyển màu này khi sữa được vắt ra và trữ trong bình. Đôi khi, bạn nhận thấy ánh hồng đó trong chỗ sữa mà bé trớ ra sau khi được vỗ để ợ hơi. Đây có thể là dấu hiệu của Serratia marascens, một vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng và cần điều trị bằng kháng sinh", Smolinski lý giải.
Elisabeth Anderson-Sierra cho rằng: "Sữa mẹ thực sự là thứ vàng lỏng và chúng ta phải làm việc vất vả mới có được đó. Đó là thành quả của tình yêu, máu, mồ hôi và nước mắt".
Smolinski cũng có một lý giải khác dành cho sữa mẹ màu xanh nhạt: " Đây là hiện tượng phổ biến khi bé cần được bổ sung thêm nước trong điều kiện thời tiết nóng bức hoặc môi trường sống khô cằn. Sữa mẹ xanh thường ít béo hơn và nhiều nước. Điều quan trọng là cha mẹ cần nhận ra, mặc dù sữa xanh có hàm lượng chất béo thấp hơn so với sữa màu kem hoặc màu vàng nhẹ, nó vẫn cực kỳ cần thiết cho bé".
Ngoài 3 màu sắc của sữa mẹ như trong bức ảnh của Anderson-Sierra, trang Very Well Family khẳng định, sữa mẹ còn có thể có màu trong, xanh lá cây, cam và đen. Cụ thể là:
- Sữa trong hoặc hơi xanh: Đó là sữa đầu khi bạn mới vắt ra. Sau đó, sữa sau sẽ đặc hơn và bắt đầu có màu trắng.
- Sữa màu xanh lá cây: Đây là biểu hiện của việc bạn đã ăn rất nhiều rau xanh như rong biển, rau bina hoặc đồ uống có màu xanh lá.
- Sữa màu vàng hoặc cam: Đây có thể là kết quả của chế độ mẹ ăn giàu carotene - chất có trong các loại củ quả như khoai lang, bí đỏ, cà rốt. Tương tự, sữa mẹ đông lạnh cũng sẽ có màu vàng.
- Sữa màu đen: Là kết quả của một loại kháng sinh cụ thể nào đó và bạn không nên dùng nó khi đang cho con bú. Đây là màu sắc biểu hiện sữa mẹ không bình thường.
Nguồn: Cafemom, Romper
Theo Helino
Những dấu hiệu vô cùng nghiêm trọng cảnh báo cơ thể bạn đang bị tấn công bởi sán dây Một vài dấu hiệu bệnh sán dây dưới đây chắc chắn sẽ vô cùng hữu ích để bạn phát hiện bệnh kịp thời đấy. Sán dây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Chúng là loại ký sinh trùng có thể tồn tại bên trong cơ thể người thông qua các...