Hậu quả nếu Mỹ tái trừng phạt Myanmar
Giới chuyên gia hoài nghi về các lệnh trừng phạt mà Mỹ có thể giáng lên Myanmar vì cuộc đảo chính hồi đầu tuần, sợ rằng chúng sẽ khiến Trung Quốc đắc lợi.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 tiến hành đảo chính, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các lãnh đạo dân chủ khác của Myanmar. Tổng thống Mỹ Joe Biden đe dọa sẽ tái áp lệnh trừng phạt nhằm phản ứng với hành động của quân đội Myanmar. Câu hỏi đặt ra là biện pháp trừng phạt có ý nghĩa như thế nào đối với quốc gia Đông Nam Á này và mức độ tác động của chúng đến đâu.
Binh sĩ Myanmar xuất hiện gần một khu phức hợp của quốc hội ở Naypyitaw, Myanmar, ngày 2/2. Ảnh: Reuters.
Mỹ lần đầu áp đặt trừng phạt Myanmar vào năm 1998, sau khi chính quyền quân sự nước này đàn áp một cuộc biểu tình. Trong các thập kỷ sau, biện pháp trừng phạt ngày càng được thắt chặt vì những gì Washington coi là hành vi vi phạm nhân quyền của chính quyền Myanmar.
Các hạn chế dần dần được nới lỏng sau những cải cách của cựu tổng thống Myanmar Thein Sein và việc quân đội bãi bỏ quản thúc tại gia đối với Suu Kyi. Cuối cùng, chúng được dỡ bỏ dưới thời tổng thống Barack Obama vào năm 2016.
Năm 2019, tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào những lãnh đạo quân sự Myanmar, bao gồm cả Thống tướng Min Aung Hlaing, người dẫn đầu cuộc đảo chính, vì cáo buộc “diệt chủng” nhằm vào cộng đồng dân tộc thiểu số theo đạo Hồi Rohingya.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế, bao gồm cắt giảm viện trợ tài chính, phong tỏa tài sản và đảo ngược dòng đầu tư, đã gây ra “tổn hại toàn diện” đối với Myanmar, Heng Kai, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Hạ Môn, Trung Quốc, đánh giá.
Biện pháp trừng phạt “không chỉ ảnh hưởng đến chính phủ quân sự của Myanmar mà còn tác động tới đà phát triển kinh kế của cả đất nước”, ông nói thêm.
Video đang HOT
Myanmar là một trong những nước nghèo nhất châu Á. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nền kinh tế Myanmar sẽ chỉ tăng trưởng 2% trong năm nay.
Xu Liping, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhiều khả năng sẽ nhắm đến Thống tướng Aung Hlaing cùng những đồng minh của ông.
Tuy nhiên, Tổng thống Biden có thể cân nhắc giảm nhẹ hành động nếu bà Suu Kyi được trả tự do.
Heng Kai trong khi đó lại hoài nghi về tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt. “Mỹ và phương Tây từng áp đặt trừng phạt lên các nhà lãnh đạo quân sự Myanmar liên quan đến cuộc khủng hoảng Rohingya, vì vậy thực hiện lại hành động tương tự sẽ là vô nghĩa”.
Trung Quốc đến nay vẫn giữ thái độ trung dung trong phản ứng trước những diến biến ở Myanmar. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 2/2 nói rằng Trung Quốc hy vọng tất cả các bên liên quan có thể giải quyết hợp lý những bất đồng theo khuôn khổ hiến pháp và luật pháp, đồng thời duy trì ổn định chính trị, xã hội.
Theo Xu, tình hình hiện nay không khỏi khiến các nhà đầu tư Trung Quốc lo lắng về tiến độ những dự án mà họ đang thực hiện tại Myanmar. Cuộc đảo chính còn có nguy cơ tác động bất lợi đến các thỏa thuận đã được lên kế hoạch giữa chính phủ hai nước.
Nhưng mặt khác, nếu Mỹ áp đặt trừng phạt, hành động này sẽ giúp mở cánh cửa để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đối với Myanmar, Rodger Baker, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn địa chính trị Stratfor, nhận định.
Mỹ không có nhiều lợi ích kinh tế tại Myanmar, nhưng các đồng minh châu Á của họ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… gần đây đang mở rộng hiện diện và kinh doanh tại đây. Điều này đã giúp “kìm hãm ảnh hưởng kinh tế” của Trung Quốc đối với Myanmar.
“Nếu Mỹ áp lệnh trừng phạt, nó có thể tác động đến cấu trúc đối tác của Mỹ trong việc chống lại ảnh hưởng từ Trung Quốc tại khu vực”, Baker nói.
Bình luận của Baker được đưa ra sau khi Nhật Bản có cảnh báo tương tự. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Yasuhide Nakayama trong một cuộc phỏng vấn hôm 2/2 với Reuters nói rằng các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Nhật, có nguy cơ đẩy Myanmar đến gần hơn với Trung Quốc nếu phản ứng của họ trước cuộc đảo chính làm tắt những kênh liên lạc với quân đội Myanmar.
Bên trong nước Mỹ, ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi chính quyền Biden có hành động cứng rắn hơn đối với quân đội Myanmar. Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho rằng Mỹ nên theo đuổi các biện pháp trừng phạt mạnh nhất, bao gồm cả việc hành động thông qua Liên Hợp Quốc “để xem liệu Nga và Trung Quốc có thể phủ quyết hay không”.
Theo giới quan sát, cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Myanmar là một phép thử đối với chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Mỹ Biden ở một khu vực mà Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng.
Căng thẳng Mỹ – Trung đã leo thang mạnh mẽ dưới thời tổng thống Trump và hiện là một trong những thách thức chính sách lớn nhất mà Biden phải đối mặt.
Cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh “sẽ định hình cách phản ứng của Washington trước cuộc đảo chính ở Myanmar”, một báo cáo từ Stratfor đăng hôm 1/2 đánh giá. Điều này có nghĩa mọi hành động chống lại Myanmar mà Mỹ thực hiện dưới chính quyền Biden sẽ “rất chọn lọc” để nó vừa không khiến Trung Quốc “đắc lợi”, vừa không ảnh hưởng đến lợi ích của các đồng minh trong khu vực, Baker nói.
Quân đội Myanmar yêu cầu nghị sĩ rời thủ đô
Quân đội Myanmar yêu cầu các nghị sĩ mới được bầu rời khỏi thủ đô Naypyitaw trong 24 giờ sau khi tổ chức đảo chính và kiểm soát quyền lực.
Các nghị sĩ Myanmar vừa được bầu trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 tới thủ đô Naypyitaw để dự phiên họp đầu tiên của quốc hội vào hôm 1/2, song quân đội Myanmar tiến hành đảo chính vài giờ trước khi phiên họp bắt đầu. Quân đội Myanmar sau đó yêu cầu các nghị sĩ ở lại nhà khách chính phủ.
Nghị sĩ U Aung Kyi Nyunt, thuộc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), cho biết đến khoảng 10h sáng 3/2, quân đội ra lệnh cho các nghị sĩ rời khỏi thủ đô Naypyitaw trong vòng 24 giờ và quân đội sẽ điều xe tải đến chở họ đi. Có tổng cộng 387 nghị sĩ ở trong nhà khách khi lệnh này được ban ra.
Một ngày trước đó, quân đội đã đưa ra chỉ thị tương tự, nhưng các nghị sĩ NLD trả lời rằng họ sẽ chờ chỉ thị từ lãnh đạo đảng. NLD sau đó đề xuất với quân đội cho phép các nghị sĩ ở lại thủ đô tới 6/2.
Tuy nhiên, quân đội tiếp tục yêu cầu các nghị sĩ rời khỏi thủ đô Naypyitaw sau khi xuất hiện lời kêu gọi "triệu tập phiên họp quốc hội" tại nhà khách chính phủ do số nghị sĩ vượt quá yêu cầu tối thiểu để tổ chức một phiên họp hợp lệ.
Thiết giáp PLT-02 của quân đội Myanmar đi tuần trên một con đường ở thành phố Myitkyina, bang Kachin, ngày 3/2. Ảnh: Reuters.
U Aung Kyi Nyunt cho biết các nghị sĩ sẽ rời khỏi thủ đô Myanmar và "đã có một kế hoạch". Sai Thiha Kyaw, hạ nghị sĩ thuộc Liên đoàn Các dân tộc bang Shan vì Dân chủ, cho biết đã quay về quê nhà và đảng này sẽ họp để quyết định các bước đi tiếp theo. "Với tư cách là nghị sĩ được bầu, tôi sẽ làm theo nguyện vọng của cử tri", Sai Thiha Kyaw nói.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Suu Kyi sau đó bị cảnh sát Myanmar cáo buộc vi phạm luật xuất nhập khẩu và có thể lĩnh án ba năm tù nếu bị kết tội.
Sau cuộc đảo chính, thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanamar, được trao lại mọi quyền lực cho đến khi cuộc bầu cử mới được tổ chức vào năm sau. Tướng Hlaing khẳng định việc quân đội Myanmar tiếp quản quyền lực là "phù hợp với luật pháp" vì chính quyền không thể phản hồi những bất bình của họ về cáo buộc gian lận bầu cử.
Lãnh đạo một số quốc gia và các tổ chức quốc tế bày tỏ hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình, đồng thời mong tình hình nước này sớm trở lại ổn định. Một số cuộc biểu tình phản đối vụ đảo chính hôm 1/2 nổ ra ở một số nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ ngày 3/2 họp khẩn về tình hình Myanmar, song rơi vào bất đồng và chưa thể ra tuyên bố chung. Một nguồn tin cho biết Trung Quốc và Nga yêu cầu thêm thời gian để thảo luận.
Các ngoại trưởng G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ sau đó ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Myanmar và hối thúc quân đội nước này thả những người bị bắt.
Myanmar chặn Facebook Các nhà cung cấp mạng Internet ở Myanmar chặn truy cập vào dịch vụ thuộc sở hữu của Facebook từ ngày 4/2 theo chỉ thị của chính phủ. Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar trong thông cáo cho biết Facebook sẽ bị chặn tại nước này tới 7/2 vì "sự ổn định". "Những kẻ gây khó khăn cho sự ổn định của...