Hậu quả nặng nề do biến chứng đái tháo đường gây ra
Một trong những hậu quả nặng nề do biến chúng của bệnh đái tháo đường gây ra là bệnh nhân phải cắt bỏ chân.
Cụt chân vì vết xước
Bà Nguyễn Thị L. 61 tuổi, Thanh Hoá người gày guộc nên không bao giờ nghĩ mình bị bệnh đái tháo đường. Bà L. kể bà đi không để ý nên vấp phải chiếc chân bàn ở gia đình và bật móng chân. Vết thương ngày càng lan nhanh, bà L. mua thuốc về uống nhưng không đỡ.
Bà lấy lá đắp nhưng vết thương há miệng hôi thối. Chỉ sau 1 tuần đã ăn mòn cả bàn chân. Các bác sĩ tuyến dưới chẩn đoán nghi do đái tháo đường nên con gái đưa bà L. ra Hà Nội.
Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường tuyp 2. Bà L, không hề biết mình bị bệnh này. Từ trước tới nay chỉ ho, cảm sốt thì ra nhà thuốc mua về uống và chưa đi viện kiểm tra sức khoẻ. Khi bác sĩ nói, bà còn không tin. Bà L. cho rằng chỉ ai béo tốt mới bị đái tháo đường còn bà gày gò, khổ cực làm sao mắc bệnh được.
Hay trường hợp của ông Đỗ Văn H. 56 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội cũng tương tự. Phát hiện đái tháo đường 3 năm nay, ông H. đã điều trị và nghĩ đường huyết thấp là bệnh đã khỏi. Một lần, ông ngồi cắt móng chân không may bị một vết xước.
Vết xước chảy dịch. Đến khi ông H. nhìn ra thì bên trong đã ăn lõm cả bàn chân và ông không thấy đau. Khi đến viện bác sĩ đặt dẫn lưu, điều trị nhưng tình trạng nhiễm trùng nặng nên phải cắt bỏ bàn chân.
Kinh hoàng vết loét bàn chân do đái tháo đường gây ra. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Nguy cơ loét bàn chân cao
TS BS. Trần Quang Nam – Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM, cho biết người bị đái tháo đường có nguy cơ loét bàn chân cao hơn người bình thường tới 20 lần. Cứ 4 người bị đái tháo đường thì có 1 người có thể bị loét bàn chân trong cuộc sống của mình.
Theo liên đoàn đái tháo đường thế giới thì sau 30 giây có 1 người đái tháo đường bị đoạn chi, đây là hậu quả rất nặng nề của người bệnh. Làm tăng chi phí điều trị, thậm chí không thể điều trị thành công mà vẫn bị cụt chân, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Đái tháo đường là bệnh mãn tính lâu ngày có thể gây nhiều biến chứng lên mắt, biến chứng mạch máu lên võng mạc, biến chứng tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể. Có thể ảnh hưởng lên thận. Người bị bệnh đái tháo đường lâu ngày có thể dẫn tới tăng huyết áp, suy thận giai đoạn cuối, ảnh hưởng thần kinh làm rối loạn cảm giác, bệnh nhân có thể dễ dàng bị các vết thương hơn, đột quỵ gây ra tàn phế.
Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường gây tắc mạch máu nuôi tim gây nhồi máu cơ tim, suy tim.
Làm hẹp động mạch chi để đưa máu tới bàn chân, các mạch máu nuôi chi nên biến chứng bàn chân là biến chứng từ nhiều hướng từ bệnh đái tháo đường như từ viêm dây thần kinh làm cho người bệnh mất cảm giác, hẹp mạch chi gây hoại tử loét vì thế bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Trong thực tế, tại BV Bệnh Đại học Y Dược TP.HCM đây là biến chứng nhiều bệnh nhân phải vào viện cấp cứu nhất. Tỷ lệ người bệnh có bàn chân biến chứng nặng phải nhập viện lên tới 60 %. Những người bị bệnh lý bàn chân sẽ kèm theo nhiều rối loạn như bệnh mạch vành, bệnh lý tim, biến chứng thần kinh, biến chứng võng mạc, suy thận. Bệnh nhân điều trị khó khăn vì nhiễm trùng, tắc mạch.
Các bác sĩ phải điều trị đa chuyên khoa cần phối hợp nhiều y bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau để xử lý các biến chứng ở bàn chân. Các bác sĩ chuyên về điều trị bàn chân và phải phục hồi chức năng để giảm áp lực tì đè lên vết thương, giảm nguy cơ teo cơ để người bệnh có thể đi lại bình thường sau khi điều trị. Nếu phối hợp nhiều chuyên khoa điều trị giảm tỷ lệ đoạn chi lên 50%.
Các thống kê cho rằng tỷ lệ tử vong ở người đoạn chi tăng lên đáng kể so với người không phải đoạn chi do các bệnh lý tim mạch, thận, não. BS Nam cho biết nếu có biện pháp phòng ngừa thích hợp thì 85% bệnh nhân bị đoạn chi có thể phòng ngừa được. Vì thế, người bị đái tháo đường phải biết cách làm sao để chăm sóc tốt bàn chân của mình.
Khi bị tê bì không nên ngâm chân nước nóng, đá nóng, châm cứu. Không đi giày cao gót, các loại dép có điểm tì đè. Không sơn móng chân. Cắt móng chân phải cắt ngang không lấy khóe của móng. Thường xuyên lau kẽ bàn chân và kiểm tra các tổn thương ở chân.
Bệnh nhân đái tháo đường tự uống thuốc lạ dẫn đến hôn mê
Lo sợ lây nhiễm Covid-19, bệnh nhân đái tháo đường bỏ tái khám. Đặc biệt, bệnh nhân còn tự ý bỏ thuốc theo toa của bác sĩ mà sử dụng một loại thuốc lạ không rõ nguồn gốc dẫn đến hôn mê, bệnh tiến triển nặng.
Bác sĩ tư vấn những lưu ý trong việc chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường cho người nhà bệnh nhân - ẢNH: NGUYÊN MI
Hôm nay (28.4), tiến sĩ - bác sĩ Trần Minh Triết, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD), cho biết: Bệnh nhân L.N.H (50 tuổi, ngụ Bình Dương) được chẩn đoán bị bệnh đái tháo đường hơn 1 năm nay.
Gần đây, vì lo sợ lây nhiễm Covid-19 và nhận thấy mình thuộc nhóm nguy cơ nguy hiểm do có bệnh mạn tính nên ông H. bỏ tái khám. Đặc biệt, bệnh nhân còn tự ý bỏ thuốc theo toa của bác sĩ ở bệnh viện mà thay vào đó sử dụng một loại thuốc không rõ nguồn gốc do một người bạn giới thiệu.
Gần 1 tháng nay, ông H. cảm giác mệt mỏi, sụt cân và khát nước nhiều.
Sau khi có các triệu chứng trên, vì quá lo sợ dịch bệnh nên ông H. vẫn tiếp tục chịu đựng mà không đến bệnh viện khám.
Khi các triệu chứng càng chuyển biến nặng, người nhà thấy sức khỏe ông ngày càng giảm, có biểu hiện rối loạn tri giác, lơ mơ, phản ứng chậm mới đưa ông nhập viện cấp cứu tại BV ĐHYD.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu. Đây là biến chứng cấp tính nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh do lượng đường trong máu tăng quá cao.
Sau đó, người bệnh được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Nội tiết của BV ĐHYD.
Qua 1 tuần điều trị, sức khỏe của bệnh nhân dần hồi phục và được xuất viện.
Bác sĩ Triết khuyến cáo những sai lầm trong việc tự chăm sóc người bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, chủ động trang bị kiến thức từ các nguồn thông tin chính thống để đạt mục tiêu điều trị, không tự ý dừng điều trị hoặc chuyển qua điều trị theo các phương pháp "truyền miệng" để tránh mắc các sai lầm không đáng có.
BV ĐHYD tổ chức Chương trình tư vấn trực tuyến: "Khỏe mạnh tại nhà cho người bệnh đái tháo đường"
Chương trình nhằm cung cấp kiến thức về chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện phù hợp cho người đái tháo đường, các lưu ý về việc sử dụng thuốc... Đồng thời, các bác sĩ sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích, giải đáp trực tiếp các thắc mắc của người bệnh gửi về ngay trong chương trình.
Chương trình được phát trực tiếp vào 14 giờ, thứ hai, ngày 4.5, trên Fanpage và phát lại trên kênh Youtube của BV ĐHYD TPHCM.
Nguyên Mi
Làm sao bỏ thuốc lá? Khi thèm thuốc lá, bệnh nhân nên xem tivi, đọc sách hay chơi một môn thể thao, nhai kẹo... để quên đi cơn thèm thuốc. Một nữ sinh liên tục hút thuốc sau giờ tan trường - Ảnh: HƯƠNG THẢO ThS.BS Thái Thị Thùy Linh, khoa thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết: Cai thuốc...