Hầu hết giáo viên đều có thể phấn đấu lên hạng II mới, đâu chỉ ban giám hiệu
Tiêu chuẩn của giáo viên hạng II từ tiểu học trở lên được xếp lương có hệ số 4,0 đến 6,38 sẽ không quá khó, hầu hết giáo viên đều có thể đạt được.
Sau khi chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ban hành và sắp có hiệu lực thì có rất nhiều sự quan tâm của giáo viên việc chuyển xếp lương, chuyển hạng,…
Bài viết “Chiến sĩ thi đua không quá 15%, bao nhiêu giáo viên phổ thông có của lên hạng II” của tác giả Ánh Dương đã phân tích việc chuyển xếp lương lên hạng II cũng có phần nào khó khăn.
Tuy nhiên, theo quan điểm người viết các tiêu chuẩn của giáo viên hạng II sẽ không quá khó, không phải chỉ là tiêu chuẩn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hay của tổ trưởng chuyên môn mà các giáo viên hoàn toàn có thể đạt được.
Tôi xin trích và phân tích các tiêu chuẩn của giáo viên trung học cơ sở hạng II theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT của bậc trung học cơ sở để các bạn đồng nghiệp trong giáo giới cùng tham khảo, các bậc khác cũng tương tự.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Tại Điều 4. Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số V.07.04.31
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III (nhiệm vụ giáo viên hạng III là các nhiệm vụ thực hiện thường xuyên, hàng ngày của giáo viên, hầu hết giáo viên đều thực hiện nhiệm vụ này), giáo viên trung học cơ sở hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp, công nghệ mới từ cấp trường trở lên; chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn hoặc tham gia xây dựng học liệu điện tử; (nhiệm vụ này giáo viên nếu là nhóm trưởng, tổ trưởng hoặc được phân công thì có thể đạt được).
b) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp trường trở lên; (nhiệm vụ này tham gia hướng dẫn học sinh thi khoa học kỹ thuật, chấm sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học của giáo viên trong trường trở lên).
c) Tham gia các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng; thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; (nhiệm vụ này giáo viên thực hiện thường xuyên).
d) Tham gia đoàn đánh giá ngoài; hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp trường trở lên; (được hiệu trưởng phân công).
đ) Tham gia ban giám khảo hoặc ban ra đề hoặc người hướng dẫn trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên (nếu có). (được hiệu trưởng phân công).
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở hạng III, giáo viên trung học cơ sở hạng II phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.
Tiêu chuẩn này nếu giáo viên không vi phạm đạo đức, không bị kỷ luật, lạp biên bản,… thì hầu hết đều đạt.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở (bằng đại học sư phạm) .
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II. (tiêu chuẩn bắt buộc)
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao; (tiêu chuẩn này giáo viên đều đạt).
b) Có khả năng điều chỉnh linh hoạt kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; có khả năng xây dựng bài học theo chủ đề liên môn; (tiêu chuẩn này do hiệu trưởng hoặc tổ trưởng phân công).
Video đang HOT
c) Chủ động cập nhật và có khả năng vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, công nghệ dạy học và giáo dục đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương ; (đa số giáo viên đạt tiêu chuẩn này).
d) Chủ động cập nhật và có khả năng vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; (đa số giáo viên đạt).
đ) Có khả năng vận dụng có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lý, hướng nghiệp phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục; (đa số giáo viên đạt).
e) Chủ động, tích cực tạo dựng mối quan hệ hợp tác lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; (đa số giáo viên đạt).
g) Chủ động nghiên cứu và có khả năng cập nhật kịp thời các yêu cầu mới về chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng vận dụng sáng tạo, phù hợp, có hiệu quả các hình thức nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân; (đa số giáo viên đạt).
h) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng II và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao; (biết sử dụng tin học, ứng dụng tin học,… đa số đều đạt).
i) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở; hoặc được nhận bằng khen, giấy khen từ cấp huyện trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi từ cấp trường trở lên, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên; (ở điều khoản này giáo viên đạt chỉ 1 trong các tiêu chuẩn trên).
Tôi xin phân tích thêm, hầu hết giáo viên hiện nay ít nhất đều đạt giáo viên giỏi cấp trường trở lên nên hầu hết đều đạt tiêu chuẩn này.
Các tiêu chuẩn cũng không quy định thời gian, nên không nhất thiết đạt vào thời điểm nào đều xem như là có tiêu chuẩn.
Tại Dự thảo Luật Thi đua khen thưởng mới cũng đã bỏ quy định tỷ lệ % giáo viên đạt chiến sĩ thi đua. Vì thế, giáo viên có thể yên tâm với tiêu chuẩn này.
k) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Ở tiêu chuẩn này, giáo viên giữ hạng III mã số V.07… hoặc tương đương mã số 15… đều xem là tương đương giữ hạng III, không phải từ khi xếp mã ngạch V.07… từ năm 2015 như một số người thắc mắc.
Do đó, tiêu chuẩn của giáo viên hạng II từ tiểu học trở lên được xếp lương có hệ số 4,0 đến 6,38 sẽ không quá khó, hầu hết giáo viên đều có thể đạt được.
Tôi chỉ hơi băn khoăn, lo lắng khi các tỉnh áp cơ cấu, chỉ tiêu các hạng. Trước đây Ủy ban nhân dân tỉnh T.G. đã giao chỉ tiêu cho các trường phổ thông giáo viên hạng III là 80%, hạng II là 15%, hạng I là 5%.
Rất mong Chính phủ ban hành quy định, bỏ cơ cấu, chỉ tiêu thăng hạng, giáo viên đạt tiêu chuẩn ở hạng nào thì được xét xếp vào hạng đó, không khống chế tỉ lệ, số lượng.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Chiến sĩ thi đua không quá 15%, bao nhiêu giáo viên phổ thông có cửa lên hạng II
Thông tư số 01, 02, 03 và 04/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến giáo viên bậc trung học phổ thông gặp rất nhiều khó khăn trong việc thi/xét thăng hạng
Ngày 2/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập.
Theo đó, giáo viên muốn thăng hạng từ hạng III lên hạng II thì phải đáp ứng ba tiêu chuẩn về: đạo đức nghề nghiệp; trình độ đào tạo bồi dưỡng; năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
(Ảnh minh hoạ: Lã Tiến)
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông hạng III, giáo viên trung học phổ thông hạng II phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.
Cần nhắc lại, quy định về đạo đức nhà giáo được thể hiện ở Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 16/4/2008, gồm những điều sau.
Điều 3. Phẩm chất chính trị
1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
3. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp
1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
Điều 5. Lối sống, tác phong
1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
Chẳng hạn như, giáo viên vi phạm về tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định, bị học sinh, phụ huynh phản ánh và nhà trường kết luận là đúng thì không đủ điều kiện thăng hạng lên mức cao hơn.
Cánh cửa thăng hạng của giáo viên bậc trung học phổ thông hẹp dần từ năm 2021
Quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên bậc trung học phổ thông hạng II có những điều khó khăn sau đây.
Thứ nhất, nếu phải thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì rất nhiều giáo viên bậc phổ thông không đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ - mặc dù đã có chứng chỉ ngoại ngữ hợp lệ.
Ngoại trừ giáo viên giảng dạy ngoại ngữ, còn lại giáo viên bộ môn thì rất ít người có khả năng thi đạt điểm trung bình (5 điểm) vì họ không hề vận dụng ngoại ngữ vào nghiên cứu hay giảng dạy ở bậc phổ thông.
Học sinh được học tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12 nhưng kì thi tốt nghiệp năm 2020, cả nước có đến 63,13% em đạt điểm dưới trung bình - huống gì giáo viên chỉ học vài ba tháng để lấy chứng chỉ.
Thứ hai, giáo viên cũng khó thỏa một trong ba điều kiện của nội dung thứ 8 về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, đó là được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường trở lên.
Ví như, để đạt giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường thì mấy khó khăn nhưng không dễ gì để được công nhận chiến sĩ thi đua cơ sở.
Bởi, tỉ lệ chiến sĩ thi đua cơ sở được ấn định cho mỗi đơn vị là không quá 15% và giáo viên phải viết sáng kiến đạt từ loại Khá trở lên.
Con số 15% này thường rơi vào: Hiệu trưởng; hiệu phó; Chủ tịch Công đoàn; trợ lí thanh niên; tổ trưởng/tổ phó chuyên môn; thư kí hội đồng... vì đây (đa phần) là thành phần chấm và bỏ phiếu chọn sáng kiến - thì thử hỏi được bao nhiêu giáo viên lọt vào?
Thứ ba, giáo viên đủ điều kiện thăng hạng nhưng có thể hiệu trưởng không cử tham gia vì trường không có nhu cầu về vị trí việc làm thì cũng đành chịu.
Một giáo viên bậc trung học phổ thông ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm học 2020-2021 nhà trường không triển khai cho giáo viên làm hồ sơ thăng hạng năm 2021.
"Tôi gửi hồ sơ nhưng hiệu trưởng không nhận, không kí vào bản sơ yếu lí lịch. Tôi định lên Sở Giáo dục hỏi xem hiệu trưởng làm vậy có đúng không nhưng rồi sợ mình không thuận lợi trong công việc nên thôi, coi như xui", giáo viên này ấm ức chia sẻ.
Như thế để thấy rằng, Thông tư mới của Bộ Giáo dục khiến giáo viên bậc trung học phổ thông gặp rất nhiều khó khăn trong việc thi hoặc xét thăng hạng kể từ năm 2021.
Tài liệu tham khảo:
[1]//www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?_page=59&mode=detail&document_id=63657
[2] //luatvietnam.vn/co-cau-to-chuc/thong-tu-04-2021-tieu-chuan-xep-luong-giao-vien-thpt-cong-lap-198083-d1.html?layout=amp
[3] //vietnamnet.vn/vn/giao-duc/pho-diem-mon-tieng-anh-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2020-669604.html#:~:text=Theo phổ điểm thi tốt,tỷ lệ 0,07%2
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bảng lương chi tiết giáo viên trung học cơ sở theo thông tư mới hiệu lực từ 20/3 Có rất nhiều giáo viên quan tâm, thắc mắc nhất là giáo viên bậc trung học cơ sở trong thời gian sẽ được chuyển xếp lương với hạng và hệ số lương như thế nào? Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương...