Hậu Haiyan, khi cứu trợ trở thành công cụ chính sách của Mỹ
Hậu thảm họa bão Haiyan cho thấy nhiều người Philippines sẽ có cách nhìn nhận khác đi về hiện diện quân sự của Mỹ ở nước này. Nỗ lực cứu trợ hậu thảm họa của Mỹ dành cho Philippines cũng là nhân tố giúp thúc đẩy hiệp định quân sự song phương vốn được hai bên khởi động thời gian qua.
Tại sao lại là cả một đội tàu sân bay đến cứu trợ?
Máy bay quân sự Mỹ di tản người dân ở Tacloban hôm 13/11.
Hồi đầu tháng này, các cuộc đàm phán về tăng nhanh số lượng binh sỹ Mỹ đồn trú luân phiên tại các căn cứ quân sự ở Philippines gặp nhiều cản trở. Xuất hiện các tiếng nói phản đối từ Manila cho rằng một thỏa thuận như vậy sẽ làm phương hại đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Và dường như chẳng có triển vọng nào cho một thỏa thuận như vậy đạt được trong năm 2013 này.
Video đang HOT
Rồi siêu bão Haiyan ập đến với hậu quả mà nó gây ra thực sự khủng khiếp. Truyền thông Philippines bắt đầu đưa các hình ảnh về binh sĩ Mỹ thực hiện các chiến dịch cứu trợ nhân đạo. Họ cũng không ngừng cập nhật các thông tin liên quan đến hành trình đến Philippines của binh sĩ Mỹ làm nhiệm vụ nhân đạo – nổi bật nhất là tàu sân bay USS George Washington cùng với 5.000 thủy thủ và 80 máy bay. Thậm chí, đã xuất hiện các khẩu hiệu trên truyền thông xã hội ở Philippines: “Cảm ơn người Mỹ!”
Một chuyên gia tại khu vực bày tỏ: Trợ giúp của Mỹ sẽ có tác động chính sách vì nhiều người Philippines bắt đầu tin rằng quân đội Mỹ đang cứu rỗi hàng nghìn mạng người, chứ không phải là hủy hoại chủ quyền quốc gia. Điều này có thể sẽ tạo ra một bước ngoặt tại các cuộc đàm phán quân sự Mỹ – Philippines dự kiến diễn ra sau vài tuần nữa. Quân đội nước ngoài sẽ không được quyền thiết lập các căn cứ quân sự tại Philippines – điều này sẽ không thay đổi, do Hiến pháp quy định. Nhưng siêu bão Haiyan có thể sẽ mở đường cho việc Mỹ tăng cường đồn trú tại các căn cứ ở nước này. Tiến Michael Buehler, chuyên nhà phân tích chính trị thuộc Đại học Bắc Illinois nhìn nhận, “điều mà chúng ta có thể thấy được là, công chúng (Philippines) đang nhìn nhận quân đội Mỹ với ánh mắt thiện cảm hơn”.
Lẽ dĩ nhiên, cả Philippines và Mỹ đều có những tính toán riêng về việc đồn trú quân sự. Hậu thảm họa Haiyan có thể sẽ làm cho ý tưởng tăng cường đồn trú quân sự của Mỹ tránh được sự chỉ trích từ Philippines, thậm chí là có thể xuất hiện cả tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ. David Arase, giáo sư chuyên ngành chính trị quốc tế tại Trung tâm Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) – một cơ sở của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đánh giá: Gần như tất cả các nước Đông Nam Á đều dễ tổn thương trước các thảm họa thiên nhiên mà ở đó người Mỹ có thể giúp ích khá nhiều. Một khi tàu sân bay USS George Washington cập bờ và tiến hành phân phát nước uống sạch từ hệ thống lọc nước biển có sẵn trên tàu, hẳn sẽ có nhiều người nhớ mãi hình ảnh về Mỹ – không những là một đồng minh an ninh, mà là một đối tác trong các khủng hoảng an ninh phi truyền thống. Trên thực tế, hồi tháng 7 vừa qua, một số quan chức Mỹ đã đề cập đến tình cảnh thường xuyên xảy ra các trận bão ở Philippines cùng với khả năng trợ giúp của Mỹ để tạo đà cho các cuộc đàm phán quân sự song phương.
Cứu trợ thảm họa – công cụ trợ giúp chính sách
Trước khi xảy ra thảm họa sóng thần tại Ấn Độ Dương năm 2004, quan hệ Mỹ – Indonesia thường xuyên ở trạng thái căng thẳng kéo dài hàng thập kỉ. Mối bang giao này từng xuống đến đáy vào năm 1991 khi Mỹ áp cấm vận đối với chính phủ Indonesia nhằm phản đối Jarkarta có hành động đàn áp quân sự ở Đông Timor. Một thập kỉ sau đó, quan hệ song phương đã trở lại mức bình thường và sau đó là xu hướng nồng ấm bất ngờ mà khởi nguồn của nó lại xuất phát từ vai trò cứu trợ và phục hồi thảm họa của Mỹ trong đợt sóng thần khủng khiếp tàn phá Indonesia. Mỹ gỡ bỏ cấm vận vũ khí chống Indonesia năm 2006, đáp lại là việc quân đội Indonesia hăng hái tăng cường tập trận quân sự với Mỹ, đặc biệt là trong các khoa mục phản ứng và phục hồi thảm họa.
Quan hệ Mỹ – Nhật và hình ảnh Mỹ trong mắt công chúng Nhật Bản cũng được cải thiện nhiều sau trận động đất được xem là tồi tệ nhất tàn phá Nhật Bản năm 2011. Giáo sư Arase hồi tưởng: Người Mỹ đến và làm được khá nhiều việc, nhất là việc khắc phục hậu quả ở lò phản ứng hạt nhân Fukushima mà Nhật Bản lúc đó bó tay. Sự hỗ trợ này vì thế cho thấy tầm mức đa chiều của quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật.
Philippines có vấn đề lịch sử khá đặc biệt với Mỹ: Nước này từng là thuộc địa của Mỹ, còn Mỹ thì từng duy trì các căn cứ lớn ở Philippines, đặc biệt là căn cứ hải quân Subic, cho đến tận những năm 1991 mới dời đi do Quốc hội Philippines không thông qua một hiệp định gia hạn sử dụng các căn cứ này. Mỹ đáp lại bằng cách giảm quân số hiện diện thường trực – chỉ còn khoảng 2.000 quân vào những năm 2005-2006. Nhưng một khi nỗ lực cứu trợ hậu Haiyan của Mỹ được thực hiện bài bản như là đợt cứu trợ Nhật Bản 2011 với tên gọi “Chiến dịch Tomodachi”, quan hệ quân sự Mỹ – Philippines hẳn sẽ có thêm diễn biến tích cực. Trên bình diện công khai, Mỹ sẽ ý tứ tránh đề cập thẳng và để hoạt động cứu trợ nói thay ý định cần đạt tới. Washington sẽ có bước đi thận trọng, không để bị coi là lợi dụng tình cảnh để đạt được mục đích riêng, mà ở đó cứu trợ nhân đạo sẽ là một công cụ trợ giúp chính sách đặc biệt.
Theo Dantri
Tình hình cứu trợ người Việt tại Philippines sau siêu bão Hải Yến
Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, các công dân Việt Nam ở thành phố Tacloban và các vùng phụ cận đã được yêu cầu di chuyển về thành phố Ormoc, cách Tacloban khoảng 105 km.
Binh sĩ trợ giúp người dân sơ tán tại tỉnh Leyte, Philippines.
Đại sứ quán Việt Nam cho hay thành phố Ormoc an toàn và thuận tiện cho việc cứu trợ hơn so với Tacloban. Cho đến nay, chưa có thông tin về việc có người Việt Nam thiệt mạng.
Tối 13/11/2013, hai cán bộ của Đại sứ quán cùng khoảng 300 kg hàng cứu trợ (gồm quần áo, thuốc men, lương khô, mỳ ăn liền ...) đã đến thành phố Cebu bằng máy bay, dự kiến sáng 14/11 sẽ đến Ormoc để phân phát hàng cứu trợ cho bà con tại địa điểm đã hẹn trước.
Một số bà con người Việt hảo tâm và một số phóng viên Việt Nam sang Philippines tác nghiệp sẽ phối hợp với các cán bộ của Đại sứ quán thực hiện công tác cứu trợ này.
Theo Dantri
'Văn hóa súng đạn' tại Philippines cản trở việc cứu trợ nạn nhân bão Việc cho phép sử dụng súng tại Philippines đã gây trở ngại cho công tác cứu trợ sau khi siêu bão Hải Yến đi qua. Quân đội Philippines đứng gác trước một cửa hàng tại Tacloban - Ảnh: AFP Có 3,9 triệu khẩu súng - cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp - thuộc sở hữu của người dân Philippines, tức cứ khoảng...