Hậu dịch, sẽ ‘lấy lại những gì đã mất’?
Dẫu toàn cầu vẫn hàng ngàn người đang chết mỗi ngày vì COVID-19, nhưng đã có nhiều kịch bản được vạch ra để ‘ tái thiết’ lại thế giới. Loài người sẽ tăng tốc đến ‘kịch ga’ trong cuộc chạy đua lấy lại những gì đã mất?
Sẽ bùng nổ về đầu tư, sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch, di chuyển, tiêu dùng,…? Vẫn lấy GDP làm thước đo chính. Nhà máy hoạt động rầm rộ hơn, tài nguyên khai thác nhiều hơn? Ai nấy giành lại công việc buộc phải giao cho robot từ mấy tháng qua.
Hối hả đi lại như suốt đời bị giam một chỗ. Máy bay, tàu xe tăng tốc việc đốt cháy thêm bao nhiêu lần nhiên liệu?…
Đã có dấu hiệu cảnh báo đáng lo ngại từ một số quốc gia về việc nới lỏng, hạ thấp các tiêu chuẩn môi trường, tích cực bảo hộ cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm chỉ vì mục đích nhanh chóng phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Bất chấp một thực tế đã được chứng minh, rằng số người được cứu sống do không phải hít khói bụi ô nhiễm trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19 còn cao gấp 20 số người chết vì dịch bệnh này, như ở Trung Quốc.
Bất chấp thực tế, rằng “hiệu quả” của thứ virus này trong việc làm chậm tiến trình biến đổi khí hậu và sụp đổ sinh thái trong vòng mấy tháng qua, còn nhiều hơn so với tất cả các sáng kiến về môi trường của thế giới cộng lại.
Các chuyên gia đã thống nhất nhận định, rằng loài người với cái gọi là “nền văn minh” công nghiệp của mình, hiện như cỗ xe đang chạy quá tốc độ tới 40% so với chỉ số an toàn của nó. Cỗ máy tự nhiên và xã hội đang bốc khói, khét lẹt với vận tốc của sự tàn phá.
Tất nhiên lấy lại bằng mọi giá “những gì đã mất” hiện vẫn là một trong nhiều kịch bản, mà chưa chắc được số đông chấp nhận.
Video đang HOT
Nishan Degnarain, chuyên gia tư vấn chính sách kinh tế người Anh trên tờ Forbes mới đây cho biết, trong một cuộc khảo sát quy mô hồi tuần trước, chỉ có 9% người dân nước Anh cho biết họ muốn quay trở lại cuộc sống “bình thường” như thời chưa có dịch Covid-19. Có nghĩa với đại đa số người dân, không chỉ đợi đến khi rơi vào thảm họa bệnh tật mới cho họ bài học về giá trị của sự phát triển bền vững.
Trong những kịch bản Nishan Degnarain dẫn ra, lưu tâm nhất vẫn là hướng “Phục hưng hành tinh” (Planetary Renaissance) thông qua tăng trưởng xanh bền vững.
Dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu, chưa ai biết được, mọi thứ vẫn chỉ là phán đoán. Trong lịch sử, có những đại dịch chỉ kéo dài vài ba tháng. Nhưng có những thứ dịch như dịch cúm sống chung với loài người suốt hơn 2.500 năm qua. Trong đó có trận cúm Tây Ban Nha kéo dài chỉ 18 tháng (1918-1919) đã cướp đi 50 triệu sinh mạng.
Được-mất luôn là quy luật. Mất là mất, đừng cố níu giữ, lấy lại cái đã mất bằng mọi giá. Mà hãy lắng nghe, đón nhận những cái được đằng sau những tổn thất. Chúng ta không thể ăn bù chơi bù cho thời tuổi trẻ hàn vi, nghèo hèn. Chúng ta không thể “đòi” lại được bằng cách ấy, vì nếu vậy sẽ mất nhiều hơn.
“Post-Covid 19″ (hậu Covid), một thuật ngữ dần trở nên quen thuộc. Khiến liên tưởng tới xu hướng hậu hiện đại (Postmodern) trong văn chương/văn hóa đem đến cách nhìn và ứng xử với hiện thực thiên về khước từ và hoài nghi.
Nhưng có lẽ không chỉ vậy. Post-Covid buộc con người phải tỉnh táo để lựa chọn và chấp nhận.
Nắng xuân kéo người Mỹ, châu Âu ra đường sau nhiều tuần phong tỏa
Tiết xuân tươi đẹp cùng với sự bí bách sau nhiều tuần ở nhà vì dịch bệnh đã thúc đẩy người dân ra đường ở cả Mỹ và châu Âu, giữa lúc các biện pháp hạn chế đã bắt đầu được nới lỏng.
Người dân ở Mỹ và châu Âu đã ra đường tận hưởng nắng xuân ấm áp sau nhiều tuần buộc phải ở nhà "cách ly" vì đại dịch virus corona. Trong ảnh là Tượng đài Washington và khu National Mall nhìn từ Đài tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington của Mỹ hôm 2/5.
Người dân vẫn đeo khẩu trang ở khắp mọi nơi, từ hội chợ ở New York đến bãi biển ở phía nam nước Mỹ. Trong ảnh, người dân đi mua sắm tại hội chợ nông sản Union Square Green Market ở New York hôm 2/5.
Người dân đổ ra công viên Domino ở New York. Ảnh: New York Times.
New York là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch bệnh tại Mỹ. Giữa lúc nhiều người ra đường vì tiết trời ấm áp, cảnh sát đã điều động 1.000 sĩ quan để giám sát việc giãn cách xã hội và tránh tụ tập đông người nơi công cộng. Trong ảnh, người mua sắm đứng cách nhau theo quy định khi xếp hàng tại chợ nông sản Grand Army Plaza ở New York hôm 2/5.
Biệt đội Blue Angels của Hải quân Mỹ và biệt đội Thunderbirds của Không quân Mỹ bay diễu hành trên bầu trời các thành phố Atlanta, Baltimore và Washington để vinh danh các nhân viên y tế. Sự kiện khiến nhiều người đổ ra đường quan sát với sự phấn khích.
Bang New Jersey của Mỹ đã mở cửa trở lại các công viên công cộng hôm 2/5. Do giới hạn lượng xe vào bãi đổ chỉ xuống còn 50%, nhiều công viên đã buộc phải yêu cầu người dân quay về.
Một nhà hàng ở Houston, Mỹ, mở cửa trở lại với sự giới hạn số lượng thực khách hôm 1/5. Lệnh ở nhà tại bang Texas đã hết hiệu lực và chính quyền đã nới lỏng hạn chế đối với nhiều cơ sở kinh doanh.
Người bán hàng ngồi chờ khách tại một chợ nông sản ở Kansas. Chợ này đã chuyển địa điểm tổ chức từ khu nhà mọi khi đến một bãi đỗ xe rộng hơn để thực hiện "giãn cách xã hội" và cho phép người dân mua hàng khi vẫn ngồi trong xe của họ.
Người dân tập thể dục trong công viên Madrid Rio ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha hôm 2/5. Đây là ngày đầu tiên người dân Tây Ban Nha được phép ra ngoài tập luyện trong 7 tuần từ khi lệnh phong tỏa được áp dụng.
Tây Ban Nha là nước có số người nhiễm virus nhiều nhất châu Âu và thứ hai thế giới, sau Mỹ. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đang có xu hướng lắng xuống những ngày gần đây.
Tại Barcelona, người dân đã kéo đến các địa điểm ven biển để dạo chơi dù các bãi biển vẫn bị cấm hoạt động.
Nhiều bang Mỹ đồng loạt nới phong tỏa dù chưa xét nghiệm rộng Hơn chục tiểu bang của Mỹ đã cho phép nhà hàng, cửa tiệm và các địa điểm khác mở cửa lại ngày 1/5 - sự chuyển biến lớn nhất ở Mỹ trong cùng một ngày của việc nới lỏng phong tỏa. Người phục vụ Marcos Huerta (phải) phục vụ tại tiệm El Tiempo Cantina ngày 1/5 ở Houston, Texas. Nhà hàng mở cửa...