‘Hạt tiền Mặt Trời’ chưa từng biết rơi xuống Nam Cực
Một hạt bụi từ thiên thạch cổ đại rơi xuống Nam Cực được mô tả là ‘đến từ nơi khá bất thường trong không – thời gian’.
Theo Science Alert, thứ mà các nhà khoa học tìm thấy trong một thiên thạch ở Nam Cực là hạt khoáng chất nhỏ gọi là olivin, tuy nhiên là loại olivin lạ lùng, chưa từng thấy.
Olivin vốn là một loại silicat chứa ma-giê và sắt, khá phổ biến trên và ngoài Trái Đất. Nhưng thành phần đồng vị của loại olivin trong thiên thạch này xa lạ đến nỗi nó chỉ có thể được tạo ra bởi một ngôi sao khác, đã chết trước khi Mặt Trời ra đời.
Một ngôi sao cổ đại phát nổ thành siêu tân tinh, bắn vật chất ra khắp vũ trụ bao gồm hạt olivin kỳ lạ được tìm thấy trong thiên thạch Nam Cực – Ảnh đồ họa
Vì vậy, nó chính là đại diện của các hạt tiền Mặt Trời “trong truyền thuyết”, vô cùng quý hiếm.
Hạt tiền Mặt Trời là dạng khoáng chất từng được nhắc đến nhiều trong lý thuyết thiên văn, là tàn tích quý hiếm của những ngôi sao cổ xưa, già hơn Mặt Trời hàng tỉ năm.
Nó có thể cho chúng ta biết về các môi trường sao khác nhau trong thiên hà và các kiểu thế giới khác có thể hình thành quanh ngôi sao đó.
Video đang HOT
Nhà địa chất học vũ trụ Nicole Nevill từ Viện Mặt trăng và hành tinh ở Houston (Mỹ) dẫn đầu đã phát hiện ra các hạt này trong thiên thạch Nam Cực bằng kỹ thuật chụp cắt lớp thăm dò nguyên tử.
Điều này cho thấy hạt này có tỉ lệ đồng vị ma-giê khác biệt với bất cứ thứ gì trong Thái Dương hệ. Tỉ lệ đồng vị ma-giê này là cao nhất trong các hạt từng được biết đến trước đây, phải được sinh ra từ một loại sao – sau đó đã biến thành siêu tân tinh – đốt cháy hydro.
Bản thân thiên thạch chứa báu vật này cũng rất cổ xưa, đã được tìm thấy ở Nam Cực vào cuối những năm 1970.
Đó là một thiên thạch carbonaceous chondrite hình thành từ thuở sơ khai của hệ Mặt Trời, vô tình hứng phải hạt bụi từ một siêu tân tinh còn cổ xưa nhơn nó.
Việc nó hạ cánh xuống Nam Cực là một may mắn cho nhân loại, bởi đã vô tình lưu giữ “tấm vé” mở vào vùng không – thời gian bí ẩn trước khi Mặt Trời hiện diện.
Phát hiện cặp "quái vật bóng tối" nặng gấp 28 tỉ lần Mặt Trời
Nhiều "trái tim quái vật" của các thiên hà cổ đại đã hợp nhất thành cặp vật thể khủng khiếp nhất mà giới thiên văn từng quan sát được.
Cặp "quái vật bóng tối" nằm cách chúng ta khoảng 750 triệu năm ánh sáng, được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Tirth Surti từ Đại học Stanford (Mỹ) xác định từ dữ liệu của Đài thiên văn Gemini North (đặt tại Hawaii - Mỹ).
Chúng là cặp lỗ đen siêu khối to lớn nhất, nặng nhất mà giới thiên văn từng ghi nhận, với lịch sử hình thành cực kỳ hoang dã, theo Science Alert.
"Trái tim đôi" của thiên hà khổng lồ B2 0402 379 - Ảnh: SCITECH DAILY
Lỗ đen siêu khối, hay được biết đến với biệt danh "lỗ đen quái vật", là dạng lỗ đen khổng lồ ở trung tâm của các thiên hà.
Sagittarius A* nằm giữa thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta là một ví dụ. Nó cũng là một "quái vật của các quái vật" với khối lượng khoảng 4,3 triệu lần Mặt Trời. Nhưng nó vẫn quá nhỏ bé so với những gì Gemini North vừa ghi nhận.
Cặp lỗ đen mà nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal đề cập là "trái tim" của thiên hà B2 0402 379 già cỗi, to lớn.
Dù mỗi cái đơn lẻ không phải là các lỗ đen siêu khối nặng nhất từng được biết đến, nhưng cách chúng xuất hiện "có đôi" là một điều hiếm gặp và thú vị.
Với tổng khối lượng gấp 28 tỉ lần Mặt Trời, nó là "trái tim đôi" vĩ đại nhất từng được ghi nhận trong một thiên hà.
"Trái tim đôi" có một ý nghĩa quan trọng trong vũ trụ học: Nó là bằng chứng về một vụ hợp nhất vừa mới xảy ra. Bởi lẽ, hợp nhất lỗ đen thường là giai đoạn cuối cùng trong cuộc hợp nhất hai thiên hà.
Thú vị hơn, các dữ liệu về B2 0402 379 cho thấy nó là tàn tích của cả một cụm thiên hà.
Điều này có nghĩa B2 0402 379 từng là một khu vực nơi nhiều thiên hà già cỗi tụ tập lại với nhau, dần nuốt nhau, cho đến khi chỉ còn lại một cơ thể duy nhất, là thiên hà chúng ta đang quan sát được.
Như vậy, lỗ đen quái vật đôi mà các nhà khoa học ghi nhận là sản phẩm của vô số lỗ đen quái vật cổ xưa, đang trên đà sáp nhập thành một siêu quái vật duy nhất.
Hiện hai lỗ đen siêu khối này đang nằm rất gần nhau - chỉ 24 năm ánh sáng - là khoảng cách ngắn so với các vật thể vũ trụ khổng lồ này.
Nhưng có lẽ sự sáp nhập cuối cùng này đã bị "mắc kẹt" khoảng 3 triệu năm qua, khi các tín hiệu cho thấy sự phân rã quỹ đạo của 2 lỗ đen đã dừng lại từ lâu.
Có thể quá trình phân rã quỹ đạo của 2 quái vật này trước đó quá mạnh mẽ tới mức đã đẩy hết các ngôi sao ra khỏi vùng lân cận của chúng, đến nỗi giờ đây không còn ngôi sao nào để chúng truyền động lượng quỹ đạo của mình lên đó.
Như vậy, có thể cặp đôi này sẽ không bao giờ có thể sáp nhập hoàn toàn như phần còn lại của thiên hà.
Nhưng cũng có thể tương lai sẽ xuất hiện một yếu tố nào đó thúc đẩy hai quái vật này sáp nhập, ví dụ một thiên hà nào khác lao về phía B2 0402 379, sáp nhập và gửi lỗ đen thứ 3 đến cả nhóm.
Bất ngờ trước kích thước của những ngôi sao lớn nhất vũ trụ Dưới đây là những ngôi sao được cho là lớn nhất vũ trụ cho tới nay. Chúng lớn gấp hàng nghìn lần và sáng gấp hàng trăm nghìn lần Mặt trời của chúng ta. HV 888 nằm cách chúng ta 163.000 năm ánh sáng, màu đỏ và cực kỳ to lớn. Mang bán kính mặt trời là 1.374 (Mặt trời của chúng ta...