Hạt quất hồng bì trong phế quản em bé
Bệnh nhi 7 tuổi nhập viện trong tình trạng ho nhiều, sặc, khó thở, tím tái người và nôn ra máu sau khi nuốt hạt quất hồng bì.
Bác sĩ Phạm Đăng Hùng, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, cho biết sáng 14/6 bệnh nhi được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đầm Hà, chuyển lên bệnh viện tỉnh. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy phế quản gốc bên trái có dị vật, gây hẹp lòng phế quản gốc bên trái.
Bác sĩ đã nội soi phế quản bé, gắp ra hạt quất hồng bì.
Nội soi là thủ thuật giúp bác sĩ quan sát đường hô hấp bằng ống soi mềm để chẩn đoán các bệnh lý bên trong phế quản, từ khí quản đến các phế quản nhỏ. Thời gian cho một ca nội soi khoảng 5-10 phút, không gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Sau khi gắp ra hạt quất hồng bì, bệnh nhi có thể sinh hoạt ăn uống bình thường, đang theo dõi sức khỏe tại viện.
Bác sĩ đang tiến hành nội soi phế quản ống mềm, gắp dị vật cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Hùng cảnh báo, để tránh hóc dị vật, người lớn cần tập cho trẻ thói quen ăn trong yên tĩnh, không đùa nghịch. Không cho trẻ nghịch những đồ chơi tròn, nhỏ, không đeo vòng có hạt.
Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ hóc dị vật đường thở, phải nhanh chóng xử trí không để tránh ngạt thở. Nếu trẻ nói hay khóc được, đưa đến bệnh viện ngay để bác sĩ kiểm tra và gắp dị vật ra. Nếu trẻ khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê, hãy đặt trẻ nằm đầu thấp, sấp trên một tay, tay kia vỗ mạnh vào lưng bé tạo áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra. Với trẻ lớn hơn, người lớn ôm ngang bụng trẻ, ép bụng lại đẩy dị vật vọt ra, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
Thủ thuật Heimlich sơ cứu hóc dị vật.
Vợ chồng nghèo đón song thai sau 10 năm hiếm muộn
Đôi vợ chồng nghèo ở Yên Bái vừa chào đón 2 bé gái song sinh sau 10 năm mòn mỏi chờ đợi.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương vừa mổ bắt song thai thành công cho thai phụ Triệu Thị Liên (ở thôn Kim Long, Khánh Hòa, Lục Yên, Yên Bái). Bé gái Linh Đan nặng 2,8 kg và Linh Chi nặng 3,1 kg chào đời lúc 10h6 ngày 9/6.
Trước đó, chị Liên từng có thai nhưng không giữ được. Sau đó, cả hai vợ chồng vẫn không thể có con trở lại. Bác sĩ chẩn đoán chị Liên bị tắc vòi trứng. Để có con, vợ chồng chị nên thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Do nhà nghèo, số tiền cả trăm triệu đồng để thực hiện quá xa vời khiến họ phải gác lại kế hoạch có con suốt nhiều năm.
Vợ chồng chị Liên và 2 bé sau khi chào đời. Ảnh: BVCC.
Số phận đã mỉm cười với đôi vợ chồng nghèo khi năm 2019 - gần 10 năm kết hôn - họ được nhận một trong 10 suất hỗ trợ IVF miễn phí tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội và may mắn có song thai thành công ngay lần chuyển phôi đầu tiên.
Tuy nhiên, quá trình mang thai của chị khá gian nan khi nghén nặng, nôn ra máu, không uống được một giọt nước. Có thời điểm, chị phải thở oxy rồi lại cường giáp, sụt tới 15 cân. Chị gần như ở viện suốt thai kỳ để giữ hai con trong bụng.
Khi tới đo huyết áp tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, song thai của chị Liên khá to và chèn ép gây căng tức vùng thượng vị. Lúc này, bác sĩ tiên lượng thai còn non và chỉ định một tuần sau quay lại thăm khám. Trong quá trình đó, chị Liên phải theo dõi thai cũng như đo huyết áp 2 lần/ngày.
Sáng 9/6, sau khi trở lại bệnh viện thăm khám, siêu âm và đo huyết áp, chị Liên được chỉ định đẻ mổ. Thai lúc này được 37 tuần 4 ngày. Hiện tại, cả ba mẹ con đều khỏe mạnh.
Các bác sĩ cho hay tắc vòi trứng là nguyên nhân chính gây hiếm muộn ở nữ giới. Nguy hiểm hơn, tắc vòi trứng còn làm gia tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, đe dọa tính mạng. Chị em mắc bệnh lý này cần sớm được phát hiện và khám tại các cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị.
Gắp con vắt dài 8 cm ra khỏi khí quản nam bệnh nhân Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương phát hiện con vắt dài khoảng 8 cm sống ký sinh trong lòng khí quản của bệnh nhân. Ngày 8/6, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết đã gắp thành công con vắt dài 8 cm sống khoảng 2 tuần trong lòng khí quản nam bệnh nhân 39 tuổi ở Chiêm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bài thuốc chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân

Cẩn trọng với viêm màng não ở trẻ

Tăng huyết áp diễn biến âm thầm, để lại biến chứng, hậu quả nặng nề

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

Chế độ ăn nào có lợi cho người mắc hội chứng Sudeck?

Những căn bệnh có thể lây truyền từ chó, mèo

Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện

Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó
Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Lưu Diệc Phi "thua đau đớn" trước cam thường, suýt vồ ếch và đụng mặt "tình tin đồn"
Sao châu á
23:39:09 27/04/2025
'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?
Phim việt
23:33:39 27/04/2025
Bức hình 2 sao Việt tổng duyệt diễu binh khiến hàng triệu người nghẹn ngào, "hòa bình đẹp lắm" là đây chứ đâu!
Hậu trường phim
23:31:14 27/04/2025
Nghệ sĩ Trang Bích Liễu tiết lộ cuộc sống tuổi 79, bật khóc nhắc về chồng
Sao việt
23:25:32 27/04/2025
Kim Huyền: Tổn thương khi bị nói 'xấu như nhỏ này sao làm diễn viên'
Tv show
23:23:26 27/04/2025
Tài tử Richard Gere tiết lộ cuộc sống bên vợ kém 34 tuổi
Sao âu mỹ
23:21:39 27/04/2025
3 nam ca sĩ cùng tên đệm nức tiếng gốc Huế, có người 60 tuổi vẫn độc thân
Nhạc việt
22:32:02 27/04/2025
Dấu chấm hết của nam thần tượng hành hung bạn gái: Bị đuổi cổ khỏi nhóm, gần 1000 ngày mất tích khỏi làng giải trí
Nhạc quốc tế
21:43:20 27/04/2025
Từ 1 câu thoại đắt giá trong "Sex and the city", tôi đã hiểu lý do tại sao vợ bức bối, ngày càng xa cách
Góc tâm tình
21:07:30 27/04/2025
Vụ nổ tại cảng của Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, 750 người bị thương
Thế giới
21:04:33 27/04/2025