Hắt hủi single player – Sai lầm của game thủ ngày nay
Chế độ chơi single-player trong phần lớn các tựa game FPS hiện nay đang dần bị xem nhẹ, tuy nhiên có lẽ ít ai nhận ra rằng chính nó mới là giá trị đích thực làm nên một tựa game tên tuổi.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền công nghiệp game hiện đại, dòng game bắn súng góc nhìn thứ nhất đã chiếm được một vị trí vững chắc cho riêng mình. Những tựa game như Call of Duty, Left 4 Dead hay Crysis đã quá nổi tiếng trong thời gian gần đây, cùng với đó là xu hướng của các nhà sản xuất trong việc đầu tư kĩ lưỡng hơn cho phần chơi multi-player online.
Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ truyền thông và mạng internet, hướng đi như vậy cũng là dễ hiểu. Giờ đây người chơi cách nhau nửa vòng trái đất vẫn có thể dễ dàng giao lưu, kết bạn và cùng nhau vượt qua những thử thách trong game.
Tuy nhiên, phần chơi campaign cũng không nên vì thế mà bị coi nhẹ. Chúng ta đã vô tình quên đi rằng, chân giá trị đích thực đem lại sức hấp dẫn của những tựa game trước nay vẫn luôn nằm chính trong phần chơi offline “truyền thống”.
Halo sẽ chẳng thể thành công nếu thiếu đi câu chuyện về thủ lĩnh Master Chief huyền thoại.
Mỗi năm, có rất nhiều tựa game FPS mới được ra mắt. Thậm chí để khai thác triệt để mỏ vàng này, Activision còn quyết định chạy đua để năm nào cũng sẽ ra một phiên bản Call of Duty mới toanh. Và cũng vì thế, trên hàng loạt diễn đàn cũng như báo mạng, người ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều vô kể những bài bình luận, phê bình, những comment nhận xét của người chơi, khen có chê có. Tuy nhiên, điều mà chúng ta có thể nhận ra từ các bình luận này là hầu hết người chơi đang mất dần sự quan tâm đến phần chơi đơn ( single player).
Một người là fan ruột của thể loại FPS, khi chơi một tựa game mới, ví như Black Ops hayHalo:Reach, thì có đến 80% anh ta sẽ nhảy ngay vào phần chơi multi-player online thay vì vào phần chiến dịch single. Cũng dễ hiểu bởi phần chơi online bao giờ cũng có tính cạnh tranh cao, hơn nữa bạn còn có thể chơi cùng bạn bè – một điều mà chế độ chơi đơn không bao giờ làm được.
Ngày càng nhiều người chọn lựa game chỉ dựa theo tiêu chí online trong khi phần chơi đơn hầu như không có ảnh hưởng gì tới quyết định của họ, có chăng cũng chỉ là thứ yếu. Điều này khá nghịch lý khi mà trước đây, phần chơi đơn mới được coi là yếu tố quyết định thành – bại, hay – dở của một tựa game. Những nhà phát triển đã dành hầu hết tâm huyết của họ vào trong đó, những phần chơi đơn luôn mang đến những gì tinh túy nhất, những chiến trường rực lửa, những tình tiết hấp dẫn của câu chuyện làm người chơi có cảm giác được hóa thân vào nhân vật..v..v..
Bạn có thể không nghĩ như vậy, nhưng thử tưởng tượng xem nếu như không có phần chơi single, bạn sẽ chỉ là một anh chàng vô danh nào đó trong bộ giáp “thời thượng” thay vì là người hùng giải cứu thế giới, hay chỉ là một người lính vô danh tiểu tốt thay vì thành viên của tổ chức Black Ops hay Op For lừng danh.
Video đang HOT
Phần chơi single player mang đến một cốt truyện chi tiết và những nhân vật thú vị, có tính cách và ảnh hưởng riêng. Chính điều này làm cho phần chơi mạng không bị nhàm chán bởi những nhân vật vô danh chiến đấu không mục đích.
Điều này đúng cho cả những tựa game không có cốt truyện rõ ràng như Team Fortress 2 hay có cốt truyện “cũng như không” kiểu Left 4 Dead (ai đã từng chơi L4D đều sẽ thấy những màn chơi đơn giống như việc đi theo AI hơn là khám phá cốt truyện). Tuy nhiên, những tên tuổi này vẫn vô cùng thành công vì Valve đã hoàn thành xuất sắc công việc xây dựng bối cảnh và mối quan hệ giữa các nhân vật trong game.
Mặc dù vậy, có một vấn đề “truyền kiếp” với những tựa game gắn liền multiplayer đó là chúng thường sở hữu một cốt truyện “nhàn nhạt” (không phải ai cũng làm được như Valve). Những game như SOCOM hay Time Splitters có phần chơi mạng rất tuyệt vời, nhưng khá đáng tiếc vì nếu như chăm chút hơn với một cốt truyện có chiều sâu thì chắc hẳn chúng đã có thể tạo ra chấn động lớn hơn nhiều.
Không phải fan nào của dòng game FPS cũng cần phần chơi đơn cũng như quan tâm đến lí do vì sao phải tiễn đối phương lên bảng – một ví dụ điển hình đó là Counter Strike. Tuy nhiên, nếu một game FPS có bối cảnh và cốt truyện mới lạ (ở đây mới chỉ yêu cầu mới lạ chứ chưa cần phải thực sự độc đáo), rõ ràng mọi người sẽ hứng thú hơn nhiều với tựa game đó. Không những thế họ còn có cơ hội được tự mình trải nghiệm một câu chuyện như trong phim hay những tác phẩm văn học.
Sẽ ra sao nếu như trong game xuất hiện 2 người đàn ông chẳng hề quen biết, lao vào đấu đá cũng chẳng có lí do? Người chơi sẽ cảm thấy như thế nào? Cho dù chỉ cần một lí do “tạm chấp nhận được”, kiểu như 2 chiếc xe đâm vào nhau nên 2 người nóng tính này quyết định dạy cho đối phương một bài học về “an toàn giao thông”, thì cũng có thể biến một tựa game tầm thường thành một tựa game đặc sắc. Điều khác biệt ở đây là những tình huống tạo ra hành động.
Khép lại bài viết này, người viết chỉ hi vọng tư tưởng “chế độ chơi offline là nhàm chán và không cần thiết” trong cộng đồng người chơi và đam mê dòng game FPS sẽ không còn nữa – hay chí ít là cũng giảm bớt được phần nào. Làm được như vậy cũng đồng nghĩa với việc thể hiện thái độ tôn trọng với đội ngũ phát triển game, những người đã bỏ ra hàng nghìn giờ làm việc để mang đến cho chúng ta phần chơi đơn với một cốt truyện tuyệt vời nhất có thể.
Hãy dành thời gian để nhập vai vào nhân vật chính, thực hiện cuộc hành trình của mình và biết đâu bạn sẽ khám phá ra cả một thế giới mới với đầy những điều thú vị, biết đâu đấy!!!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trong mắt game thủ Việt, Engine game nào "khủng" nhất?
CryEngine và Unreal Engine là những cái tên đang nổi trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chúng vẫn chỉ là đám hậu bối so với gia đình engine id Tech.
Theo một bình chọn của GameVN về những engine đồ họa xuất sắc nhất, CryEngine 3 của Crytek và Unreal Engine 3 của Epic Games là hai bộ engine được các game thủ yêu thích nhất. Theo sau đó là bộ Source Engine đã được sử dụng trong Half-Life 2 và Left 4 Dead. Từ kết quả này, chúng ta có thể nhìn được những gì?
Gears of War 3 đã tươi sáng hơn so với hai phần đầu.
Phần lớn những bộ engine được đem ra bầu chọn đều xuất phát từ những tựa game có đồ họa gây ấn tượng với người chơi và không đòi hỏi game thủ phải có một bộ PC quá "khủng" để có thể chạy được. Hiệu quả thị giác và hiệu năng là hai yếu tố được mọi người nhắc đến nhiều nhất.
Tuy nhiên, những bộ engine được bầu chọn nhiều lại là những sản phẩm được thương mại hóa nên việc game thủ biết đến chúng cũng không phải khó hiểu. CryEngine 3 vốn đã "khét tiếng" cùng với những lời "tự khoe" của Crytek về chất lượng đồ họa của Crysis 2. Trong khi đó, ngày nay bạn có thể dạo quanh và tìm thấy một loạt tựa game được phát triển trên Unreal Engine của Epic.
Crysis 2 hy sinh rừng rậm để lên đa nền.
Những sản phẩm đó đều được hỗ trợ bởi một chiến lược marketing dày đặc tại các sự kiện lớn và các hãng phát hành của chúng cũng làm ra những trò chơi có đồ họa chất lượng cao để quảng bá cho bộ engine của mình. Crysis 2 và Gears of War 3 của năm 2011 cũng ra đời vì lí do này. Mục đích quan trọng nhất của chúng không hẳn là để xưng hùng xưng bá trong làng game mà là để công ty mẹ tiếp thị đến các khách hàng tiềm năng.
Việc CryEngine và Unreal Engine được nhiều đối tác (trong đó có cả quân đội) tìm mua cũng là chuyện phổ biến trong nhiều năm gần đây. Thậm chí, Crytek còn "ăn nên làm ra" nhờ việc phát triển engine đem bán. Tựa game MMO Aion của Hàn Quốc cũng được phát triển trên một phiên bản cải tiến của bản CryEngine đầu tiên. Giờ thì công ty này đang có điều kiện để mở rộng công ty của mình sang nhiều lĩnh vực mới như game nhập vai và nhiều chi nhánh hoạt động bí mật khác.
Đây là game? (Sniper: Ghost Warrior).
Bộ Chrome Engine 4 tuy mới chỉ xuất hiện trong các trò chơi như Sniper: Ghost Warrior hay Call of Juarez: Bound in Blood nhưng cũng khiến cho người chơi ấn tượng về mức độ thực tế của cảnh sắc thiên nhiên. Bộ engine này còn chi phối chuyển động của khung xương, khiến cho mô hình nhân vật sẽ tự nhấc cánh tay lên khi đi tới gần một tảng đá.
Chrome Engine đã được phát triển qua nhiều giai đoạn trong 9 năm và nó sẽ được sử dụng để xây dựng hai trò chơi đáng chú ý trong năm 2011 là Dead Island và Call of Juarez: The Cartel. Trong tương lai, bộ engine này sẽ có cơ hội nổi tiếng bởi nó cũng đi theo hướng đánh mạnh vào thị giác của người xem giống như CryEngine.
Half-Life 2 trên Source Engine.
Source Engine nằm trong top 3 các bộ engine được ưa thích một phần lớn là bởi mức độ thân thiện của nó. Game thủ không cần những chiếc PC cấu hình cao để chơi được Half-Life 2 hay Left 4 Dead. Đó là điều đầu tiên khiến Source Engine được lòng các game thủ. Lí do còn lại là tên tuổi của bộ engine này cũng thường gắn với những trò chơi nổi tiếng trong cộng đồng game thủ.
Tuy nhiên, nói về mức độ "đáng biết" thì mọi người lại bỏ qua những bộ engine của idSoftware - nơi khai sinh ra những ông tổ của FPS như Dooom, Quake, Wolfenstein. Các bộ engine của idSoftware được gọi bằng cái tên id Tech. Phiên bản gần đây nhất là id Tech đang được sử dụng để phát triển Rage. id Tech 6 sẽ đang được phát triển và sẽ ra mắt trong thời gian tới.
Huyền thoại Doom.
Trong quá khứ, các phiên bản đầu tiên id Tech được biết đến với những cái tên như Doom Engine hay Quake Engine. Những bộ engine này đều tạo ra những dấu ấn lịch sử quan trọng trong ngành công nghiệp game. Quake Engine cho ra đời trò chơi true-3D đầu tiên. Bước tiến của nó trong việc đơn giản hóa các màn chơi 3D để chạy được trên những con chip của thời bấy giờ đã tạo đà cho những trò chơi sau này.
Không những thế, các bộ engine id Tech đời sau đều chú trọng vào hiệu năng và khiến cho người chơi ngỡ ngàng vì những gì mà nó làm được. Đến khi Doom 3 (phát triển trên id Tech 4) được phát hành vào năm 2004, "bàn dân thiên hạ" lại được dịp sửng sốt về những gì mà nó làm được.
Đẳng cấp bầu trời của Rage...
Nếu là một người quan tâm đến công nghệ đằng sau những tựa game lớn, bạn sẽ hiểu rằng idSoftware gần như là ông tổ của tất cả các tựa game ngày nay. Trong mỗi bộ engine ra đời sau này đều lẩn quất những đoạn code mà năm xưa thiên tài John Carmack đã đưa vào các bộ engine của mình. Từ những thứ như Multiplayer cho đến MMO, tất cả đều có một phần không nhỏ là công khai sáng của ông.
Trong khoảng 5 năm gần đây, khi idSoftware lưu vào trong bóng tối thì Crytek và Epic Games bắt đầu có cơ hội để đưa những bộ engine của mình làm mưa làm gió trong hàng loạt trò chơi nổi tiếng. Tuy nhiên, khi họ trở lại vào năm nay với thương hiệu game FPS mới là Rage thì mọi thứ sẽ thay đổi.
Đây mới là đỉnh cao trong Crysis.
Trước đây, nhà phát hành quản lý idSoftware là Bethesda không muốn cho thuê bộ engine id Tech 4. Thế nên, tên tuổi của nó mới không phổ biến như Unreal Engine hay CryEngine. Tuy vậy, không phải vì thế mà id Tech 4 lại "lép vế" so với những đối thủ cạnh tranh. Crysis 2 được phát triển trên CryEngine 3 dù sao cũng đã chẳng còn "hổ báo" như phiên bản Crysis đầu tiên. Việc dòng game này từ bỏ bối cảnh rừng rậm để thay bằng những tòa cao ốc chọc trời đã thể hiện cho bước lùi này.
Theo PLXH
Street Fighter: Những chiến binh đường phố sẽ về đâu? Sau hơn 20 năm duy trì và phát triển, trải qua rất nhiều thăng thầm, Street Fighter đã trở thành một trong những tên tuổi lớn góp phần định hình nên bộ mặt cho dòng game đối kháng ngày nay. Chào đời từ cuối những năm 1980, dưới bàn tay nhào nặn tài hoa của nhà sản xuất game Nhật Bản,Capcom. Sau hơn...