Hạt duy nhất ở Mỹ chọn đúng ứng viên trở thành tổng thống trong 11 cuộc bầu cử liên tiếp
Nằm ở cửa ngõ vào Rừng quốc gia Olympic, Clallam – hạt ven biển xa xôi ở cực tây của Washington – đã trở thành một bất thường chính trị của đất nước.
Đây là hạt duy nhất ở Mỹ liên tiếp chọn đúng người chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 1980.
Port Angeles là thành phố lớn nhất của hạt Clallam. Ảnh: The Spokesman-Review
Nổi tiếng với những khu rừng nhiệt đới rậm rạp, bờ biển rộng lớn và dân số khiêm tốn 77.000 người, hạt Clallam ở Washington còn có một tên gọi khác – “hạt tiên tri”. Trong 100 năm qua, hạt xa xôi của bang Washington đã chọn chính xá.c ngườ.i chiến thắng trong tất cả các cuộc đua vào Nhà Trắng, ngoại trừ hai cuộc bầu cử, với 11 cuộc bầu cử liên tiếp gần đây nhất.
Lần gần nhất hạt Clallam chọn sai ứng viên trở thành tổng thống là vào năm 1976, khi cử tri chọn ứng cử viên Cộng hòa Gerald Ford, người đã thua sít sao trước ứng cử viên Dân chủ Jimmy Carter. Kể từ đó, cử tri của hạt luôn chọn đúng người chiến thắng trong mọi cuộc đua tổng thống.
Video đang HOT
Cho đến cuộc bầu cử năm 2020, 18 hạt trên toàn quốc vẫn giữ được danh hiệu “hạt tiên tri” – lựa chọn đúng tổng thống trong thời gian dài. Tuy nhiên, cả 18 hạt này trong năm 2020 đều bỏ phiếu cho ông Donald Trump, trong khi chỉ có hạt Clallam bỏ phiếu cho ông Joe Biden.
Chưa có hạt nào trong số 3.243 hạt ở Mỹ đạt được thành tích tương tự Clallam. Trong một quốc gia có các hạt dao động, Clallam chính là “hạt tiên tri” chính xác nhất.
Tuần trước, tờ The Telegraph đã thăm dò ý kiến của 1.400 cử tri sống tại hạt Clallam và ở 24 hạt khác ở Mỹ đã bỏ phiếu chọn đúng người chiến thắng trong các cuộc bầu cử kể từ năm 2008.
Kết quả do công ty thăm dò ý kiến Redfield & Wilton Strategies thu thập cho thấy cuộc cạnh tranh giữa bà Kamala Harris và ông Donald Trump vô cùng gay cấn. Ông Trump, người dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc và thị trường c.á cượ.c, đang dẫn trước với 47% số phiếu bầu. Bà Harris kém một điểm, với 46%. 4% người tham gia khảo sát cho biết họ vẫn chưa quyết định ủng hộ ai.
Không phải tất cả các hạt được khảo sát đều có ý nghĩa chính trị. Nhiều hạt, như Clallum, nằm trong các bang an toàn đối với cả hai đảng và sẽ không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Trong khi những hạt khác, như Erie và Northampton ở Pennsylvania, có thể xoay chuyển cuộc bầu cử cho bất kỳ ứng cử viên nào.
Theo ông Pam Blakeman, đại diện đảng Cộng hòa tại hạt Clallam, năm nay người dân ở đây sẽ một lần nữa dao động, ủng hộ đảng Cộng hòa, sau khi dao động sang đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử trước.
“Cử tri ở đây thấy ông Trump có nhiều thứ khiến họ khó chịu, nhưng họ thích chính sách của ông ấy. Họ cảm thấy nước Mỹ an toàn hơn trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông và họ cũng khá giả hơn về mặt tài chính. Có rất nhiều người không thuộc câu lạc bộ người hâm mộ nhưng họ sẽ bỏ phiếu cho ông ấy”, ông Blakeman nói.
Đối với cuộc bầu cử năm nay, cử tri hạt Clallam cho biết vấn đề quan trọng nhất của họ khi chọn bỏ phiếu cho ai là các vấn đề kinh tế, nhà ở, quyền phụ nữ, chăm sóc y tế.
Chỉ còn vài giờ nữa là đến ngày bầu cử ngày 5/11 và các cử tri Mỹ sẽ bầu ra tổng thống tiếp theo. Trong đó, cư dân hạt Clallam và những người đam mê chính trị trên khắp cả nước tự hỏi liệu khu vực ven biển này có giữ được danh hiệu và là hạt duy nhất ở Mỹ chọn đúng tổng thống của đất nước hay không.
Cựu Ủy viên hạt Clallam Ron Richards cho rằng một trong những lý do chính khiến quê hương của ông giữ được vị thế này trong thời gian dài là vì đặc thù nền kinh tế và nhân khẩu học.
“Các thành viên đảng Dân chủ, Cộng hòa địa phương tích cực của Clallam, cùng nhiều nhóm lợi ích đặc biệt hoạt động sôi nổi và các nhóm thuộc đảng phái chính trị, liên tục đưa ra ý kiến về mọi vấn đề chính trị, với nhiều lập luận khác nhau – bảo thủ, tự do và ôn hoà”, ông Richards viết trong một bài xã luận được xuất bản vào ngày 17/9 trên tờ Seattle Times. “Trong những năm qua, tôi nghĩ rằng điều này đã dẫn đến phán đoán chính trị mang tính đại diện cho đất nước hơn bất kỳ hạt nào khác”, ông nói.
Bảo vệ môi trường: Nạn phá rừng tại Brazil giảm hơn 30%
Ngày 2/11, Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu Brazil Marina Silva cho biết từ đầu năm tới nay, diện tích rừng nhiệt đới bị chặt phá tại nước này đã giảm 30%.
Khoảng rừng Amazon bị đố.t ph.á tại Para, Brazil. Ảnh tư liệu: NCSU/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu bên lề Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Đa dạng sinh học (COP16) diễn ra ở Colombia, bà Silva nhấn mạnh Brazil đã đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn nhằm giảm tình trạng chặt phá rừng, đa phần tại khu vực rừng nhiệt đới Amazon, lá phổi của thế giới. Trong năm 2023, nạn phá rừng tại nước này đã giảm tới 50% và tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra tới đây, Brazil sẽ tận dụng vai trò Chủ tịch để kêu gọi các quốc gia chung tay hành động bảo vệ sự cân bằng tự nhiên của hành tinh.
Bà Silva cho biết thêm Brazil đã đề xuất xây dựng quỹ Rừng nhiệt đới vĩnh cửu nhằm tạo ra nguồn hỗ trợ tài chính lâu dài cho các quốc gia nhiệt đới để bảo tồn rừng vì lợi ích của toàn nhân loại. Nguồn vốn này sẽ được phân bổ cho các quốc gia đang phát triển bảo vệ rừng nguyên sinh và rừng nhiệt đới, ngăn chặn tình trạng khai thác và phá rừng bừa bãi. Hưởng ứng đề xuất của Brazil, 5 quốc gia đã xác nhận hỗ trợ cho quỹ trên gồm Đức, Colombia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Malaysia và Na Uy.
Cũng theo bà Silva, để bảo vệ rừng, Brazil đã thúc đẩy thực hiện nhiều sáng kiến như Kế hoạch quốc gia phục hồi 12 triệu ha thảm thực vật và Chương trình Khu bảo tồn Amazon, thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, nước này cũng sẽ hoàn thiện Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia vào cuối năm nay.
Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, trong đó 60% diện tích nằm trên lãnh thổ Brazil. Với khả năng hấp thu một lượng khí nhà kính khổng lồ, việc bảo tồn rừng Amazon đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn những hậu quả thảm khốc do biến đổi khí hậu. Tại COP16, các chuyên gia cảnh báo rằng những nỗ lực hiện nay của chính phủ các nước trên thế giới chưa đủ để kiềm chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhằm ngăn chặn tình trạng Trái Đất nóng lên.
Bang Washington triển khai vệ binh quốc gia ứng phó nguy cơ bạo lực liên quan bầu cử Thống đốc bang Washington Jay Inslee cho hay ông đã huy động một số thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia túc trực giữa lúc có lo ngại về khả năng xảy ra bạo lực liên quan cuộc bầu cử Mỹ năm 2024. "Dựa trên thông tin chung và cụ thể cùng những lo ngại liên quan khả năng xảy ra bạo...