Hạt đậu – nhỏ mà không nhỏ
Công trình nghiên cứu mới đây của Đại học Michigan đã cung cấp cho chúng ta một số thông tin đáng ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cũng như khả năng bảo vệ cơ thể của các loại đậu.
Tác dụng của các loại đậu
Đậu đỗ rất giàu chất chống oxy hóa.
Rất giàu dinh dưỡng:
So với bất kỳ loại thực phẩm nào, phần lớn các loại đậu thường có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn. Nhiều vi chất dinh dưỡng có mặt trong đậu như: canxi, kali, vitamin B6, manhê, folate và acid alpha-linolenic.
Tăng cường sức khỏe:
Trong khi các loại thực vật có thể rất giàu các vitamin và khoáng chất nhưng lại luôn thiếu protein thì đậu đỗ lại rất giàu nguồn dinh dưỡng làm nên sự sống và duy trì các chức năng sống trong cơ thể con người.
Giảm nguy cơ mắc bệnh:
Một số công trình nghiên cứu mở rộng cho thấy, việc ăn đậu thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm một cách tự nhiên nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì và thậm chí là cả ung thư…
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Michigan chỉ ra rằng, những người ăn đậu thường xuyên sẽ giảm tới 22% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, ăn đậu còn giúp giảm cân, tức là cơ thể có khả năng duy trì sự hoạt bát, năng động cả ngày nhờ bổ sung nguồn dinh dưỡng từ đậu.
Giúp trẻ lâu:
Một trong những yếu tố làm cho các loại đậu trở nên cần thiết cho sức khoẻ con người chính là chúng rất giàu chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hoá cũng là những vi chất giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do này thường tấn công những tế bào khỏe mạnh, gây ra bệnh tật và những ảnh hưởng không mong đợi, như làm tăng sự lão hóa và ung thư.
Các loại đậu sấy khô có giá trị dinh dưỡng nhiều nhất
Loại đậu nào tốt nhất?
Hầu hết các loại đậu đều có các thành phần dinh dưỡng khá giống nhau, và vì vậy chúng cùng có những tác dụng kể trên.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Michigan, các loại đậu sấy khô có giá trị dinh dưỡng nhiều nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất cho cơ thể, đặc biệt là đậu xanh, đậu đen, đậu trắng và đậu mắt cua.
Ăn bao nhiêu là đủ?
Các nhà nghiên cứu đưa ra lời khuyên chung là 3 cốc mỗi tuần, nhưng một số kết quả nghiên cứu khác lại cho rằng, chỉ cần 1 cốc mỗi tuần là đủ mang lại những lợi ích tối đa cho sức khỏe.
Theo BĐVN
Bài thuốc từ nước dừa
Theo Đông y: Nước dừa ngọt ấm, không độc, tăng cường khí lực, làm tươi nhuận nhan sắc, giải phong nhiệt chỉ huyết. Chủ trị: Cảm nắng, tiêu khát, thuỷ thũng, thổ huyết, nục huyết (máu cam).
Nước dừa được dân gian dùng chữa các bệnh sau:
Khản tiếng: Rau má 8g. Nước dừa non 1 cốc. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha nước dừa uống.
Kiết lỵ cấp tính: Rau má 50g. Nước dừa tươi non 1 quả. Rửa sạch rau má giã nhỏ, đổ nước dừa vắt lấy nước uống. Mỗi ngày một quả.
Nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống.
Lợi tiểu giải độc: Uống nước dừa non lợi tiểu trong các bệnh tim mạch, thận.
Viêm thận phù nề: Nước dừa, rễ cỏ tranh 30g, rễ co lau 30g. Sắc lấy nước. Trộn đều uống.
Tẩy sán lá (fasciolopsiasis), sán dây: Buổi sáng chưa ăn gì lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cùi dừa. Ăn 1 lần cho hết. Không cần thuốc tẩy. Sau 3 giờ ăn uống bình thường (thức ăn lỏng). Tác dụng an toàn và hiệu lực hơn hạt cau.
Canh dừa khử độc hại của rượu, "bôi trơn" các khớp: Lấy 1 quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp. Lấy 20g đậu đen vo sạch cho vào trong quả dừa rồi đậy nắp lại đặt lên 1 cái đĩa. Đặt cả dừa và đĩa vào nồi, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tuỳ ý để uống canh dừa. Mỗi tháng uống 1 - 2 lần.
"Kê khương đường" là một bài thuốc dân gian "nổi tiếng từ xưa" để chữa hoại tử ruột do bệnh thương hàn: Dừa tươi 1 trái. trứng gà 1 quả, gừng tươi 100g, cam thảo 15g. Cùi dừa tán nhuyễn với gừng và cam thảo. Đổ nước dừa và lòng đỏ trứng và quấy đều chưng đến khô vắt nước uống.
Ngoài ra Tây y còn dùng nước dừa non làm dịch truyền trong thời kỳ chiến tranh.
Lưu ý:
- Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị cho nên cứ để nguyên trong quả mà uống.
- Mới đi nắng về, đang đói mệt không uống nước dừa đối với người đang có bệnh vì dễ bị những tác dụng phụ có khi bất lợi như sốt, ớn lạnh... Trước khi thi đấu thể thao không nên uống nước dừa. Bình thường thì mỗi ngày chỉ nên uống 1 quả.
- Nước dừa có chứa cả hai loại chất béo no và chưa no nên không chỉ định cho bệnh nhân kiêng chất béo như bệnh tim mạch, mỡ máu cao, xơ mỡ động mạch, tiểu đường...
Cấm kỵ: Chứng ho suyễn và đi ngoài phân lỏng, âm hư hoả vượng.
Theo SK&ĐS
Trị bệnh khi trời rét theo cách dân gian Mùa đông giá lạnh, khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, kèm theo các cơn mưa phùn rả rích là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn, virut gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trời lạnh giá kéo dài làm cơ thể giảm sức đề kháng, khả năng chống đỡ bệnh tật yếu đi, nhất là người già và...