Hạt đậu giúp giảm đau dạ dày
5 loại đậu gồm xanh, vàng, đen, đỏ, trắng rang chín, nghiền thành bột, pha uống mỗi ngày giúp ngăn ngừa và giảm đau dạ dày hiệu quả.
Theo Lương y Trần Nam Hoàn, Phó Chủ tịch Hội châm cứu TP HCM, trong Đông y, đau dạ dày thuộc chứng vị quản thống (đau ống tiêu hóa). Bệnh nhân thường có triệu chứng đau, nóng rát vùng bụng, đau âm ỉ hoặc quặn thắt từng cơn. Chứng bệnh này dễ khiến miệng có mùi hôi, mi mắt hay mọc lẹo, nhọt.
Bệnh có nhiều nguyên nhân. Có thể do người bệnh nạp quá nhiều protein từ thực phẩm là động vật, hải sản vào cơ thể khiến dạ dày phải hoạt động, co bóp và tiết nhiều axit dịch vị hơn để tiêu hóa hết lượng thức ăn này; hoặc do ăn quá nhiều gia vị chua, cay, uống rượu bia lâu ngày.
Chế độ sinh hoạt không điều độ cũng làm dạ dày bị nóng, dẫn đến tổn thương. Đặc biệt, các cơn nóng giận, lo âu, căng thẳng thần kinh khiến dạ dày tiết ra nhiều axit HCL, gây viêm loét niêm mạc dạ dày, tá tràng.
Đông y đã đúc kết trong câu “đa tư tổn tỳ, đa ưu tổn phế”, tức là nghĩ ngợi nhiều hại bao tử, buồn phiền lắm hại phổi.
Lương y Nam Hoàn khuyên người đau dạ dày nên chủ động thăm khám, điều trị sớm để tránh mạn tính và tác động xấu đến các bộ phận khác. Lương y giải thích, vì loại bệnh này có tương quan trực tiếp đến hoạt động của ngũ tạng (tim, gan, lách, phổi, thận). Ngũ tạng có vấn đề, tất yếu ảnh hưởng đến dạ dày, làm phát sinh tổn thương. Muốn điều trị đau dạ dày dứt điểm thì phải tìm ra căn nguyên.
Từ các nguyên nhân, triệu chứng và thể trạng từng người, thầy thuốc sẽ bốc các bài thuốc với vị và liều lượng phù hợp, không có bài thuốc nào đặc trị chung cho tất cả các bệnh nhân đau dạ dày.
Tuy nhiên, theo lương y Nam Hoàn, vẫn có một bài thuốc nam cổ xưa, rất đơn giản, an toàn, có thể ngăn ngừa, làm giảm các cơn đau dạ dày: 5 loại đậu xanh, vàng, đen, trắng, đỏ. Cơn đau dạ dày sẽ được giảm thông qua việc dưỡng chất trong các hạt điều tiết, bồi bổ ngũ tạng.
Vì là bài thuốc dân gian, có tác dụng chậm nên người bệnh cần phải kiên trì để có kết quả. Hơn nữa, bài thuốc này chỉ ngăn chặn và làm giảm chứ không khỏi hoàn toàn bệnh đau dạ dày. Ảnh: Healthyline
Hạt đậu đen (ô đậu) nhiều vi khoáng, bổ huyết, lợi tiểu, giải độc cho thận. Đậu xanh (lục đậu) làm mát, thanh nhiệt, giải chứng ngộ độc thức ăn cho gan. Đậu đỏ (xích tiểu đậu) tăng hồng cầu, điều hòa nhịp tim, giúp dễ ngủ. Đậu trắng (bạch tiểu đậu) bồi bổ, tăng chức năng tuần hoàn của phổi. Đậu vàng (đậu nành) giàu chất xơ, giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, đồng thời trung hòa dưỡng chất trong bốn loại đậu trên.
Video đang HOT
Người bệnh lấy đều năm loại đậu này, rửa sạch, loại bỏ hạt lép, đem phơi khô, rang hoặc sấy chín. Sau đó nghiền thành bột mịn. Khi dùng, lấy từng lượng nhỏ pha với nước sôi, có thể thêm chút đường hoặc mật ong vừa uống. Nên uống vào bữa sáng, tối hàng ngày để dạ dày điều tiết và tiêu hóa tốt hơn. Năm loại đậu này còn có thể ngâm qua đêm rồi nấu cháo để đổi vị.
Ngoài việc dùng thuốc, để phòng ngừa và chữa trị đau dạ dày có hiệu quả, tự người bệnh phải sinh hoạt theo đồng hồ sinh học. Ban ngày làm việc, vận động, ban đêm tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi để các cơ quan nội tạng không bị đảo lộn thời gian hồi phục, bài tiết. Việc này cũng giúp thần kinh được thư giãn, giảm tác động tiêu cực lên dạ dày.
Việc thay đổi chế độ ăn uống, tăng rau, giảm thịt và hải sản; ăn chậm, nhai kỹ cũng đóng vai trò rất quan trọng.
6 thói quen tuyệt đối không nên làm sau khi vừa ăn xong
Bạn tuyệt đối không nên duy trì những thói quen dưới đây sau khi vừa ăn xong vì nó dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Tắm ngay sau bữa ăn
Đây là thói quen mà rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng như hiện nay. Điều này tưởng chừng như vô hại tuy nhiên lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Tắm ngay sau bữa ăn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Bởi lẽ, khi tắm nhiệt độ của chúng ta sẽ tăng cao hơn so với bình thường, các mạch máu cũng giãn nở làm máu lưu thông mạnh hơn đến các chi để điều hòa nhiệt độ. Vì vậy nếu tắm sau khi ăn, bạn đã vô tình khiến lượng máu không thể tập trung vào hệ tiêu hóa, làm quá trình tiêu hóa bị trì trệ khiến thức ăn khó phân rã và khó hấp thụ dưỡng chất.
Thói quen này nếu kéo dài sẽ gây hại cho dạ dày, thậm chí dẫn tới biến chứng nặng cho những bệnh nhân mỡ trong máu, bệnh tim, cao huyết áp... Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là nên tắm trước hoặc sau ăn 3 tiếng là tốt nhất.
2. Uống nhiều nước sau khi ăn
Sau khi ăn xong, nhiều người có thói quen uống nước do trong quá trình ăn có nhiều món mặn gây khát và khô họng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước sau bữa cơm sẽ làm dạ dày bị căng ra, khiến nó rơi vào tình trạng quá tải và cản trở quá trình tiêu hóa thực phẩm.
Uống nước quá nhiều sau bữa ăn là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
Không chỉ vậy, việc duy trì thói quen này thường xuyên còn khiến dạ dày bị gia tăng áp lực, từ đó gây khó chịu và tạo tiền đề cho bệnh đau dạ dày xuất hiện.
3. Ngủ ngay sau khi ăn
"Căng cơ bụng, trùng cơ mắt", buồn ngủ là cảm giác không ít người gặp phải sau khi ăn no. Nguyên nhân là do lưu lượng máu trong các cơ quan tiêu hóa sẽ tăng lên, còn lượng máu cho não lại bị giảm xuống nên rất dễ tạo cảm giác buồn ngủ, đặc biệt là vào bữa trưa.
Ngủ ngay sau khi ăn sẽ khiến thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn
Thế nhưng, thói quen này lại dễ gây hại cho sức khỏe. Ngủ ngay sau khi ăn sẽ khiến nhu động ruột bị chậm lại, làm dịch tiêu hóa khó tiết ra nên thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn.
Bên cạnh đó, việc bạn nằm xuống ngay sau khi vừa hấp thụ một lượng lớn thức ăn vào cơ thể, dịch tiêu hóa còn bị chảy ngược ra thực quản thay vì vào dạ dày nên dễ gây viêm đường ruột. Đây là lý do chính khiến nhiều người hay thấy buồn nôn và nóng rát cổ họng sau khi ăn.
4. Uống trà sau bữa ăn
Nhiều người cho rằng uống trà sau bữa ăn sẽ làm sạch miệng, khử mùi hôi và hỗ trợ hệ tiêu hóa nên họ thực hiện khá thường xuyên và đều đặn. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm, bởi trong trà có chứa acid tannic, khi gặp phải protein trong thực phẩm sẽ tạo thành chất kết tủa rất khó tiêu, gây ảnh hưởng tới việc hấp thu chất đạm trong cơ thể.
Uống trà sau khi ăn gây ảnh hưởng tới việc hấp thu chất đạm trong cơ thể
Ngoài ra, uống trà sau khi ăn còn cản trở việc hấp thu chất sắt, nếu kéo dài sẽ làm cơ thể bị thiếu sắt. Đặc biệt việc này còn dễ gây táo bón và tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại trong cơ thể. Thế nên cần chờ ít nhất 30 phút hoặc 1 giờ sau khi ăn rồi uống trà sẽ tốt hơn.
5. Ăn trái cây sau bữa ăn
Ăn hoa quả để tráng miệng sau bữa ăn là điều rất nhiều người thực hiện, thế nhưng điều này lại khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng đấy. Nguyên nhân là do sau mỗi bữa ăn cơ thể cần 1-2 tiếng để tiêu hóa toàn bộ thức ăn đã nạp vào.
Ăn trái cây sau khi ăn gây đầy bụng, khó tiêu
Nếu lúc này, ăn trái cây ngay thì chúng sẽ bị kẹt lại bởi lượng thực phẩm chưa tiêu hóa trước đó. Việc này khiến các chất dinh dưỡng từ chúng không được hấp thu tối đa, làm quá trình tiêu hóa bị chậm lại và gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là nên ăn trái cây trước hoặc sau bữa ăn từ 1-3h.
6. Hút thuốc sau khi ăn
Hút thuốc sau khi ăn làm cơ thể hấp thụ toàn bộ chất độc hại từ khói thuốc
Hút thuốc sau khi ăn sẽ gây hại đến sức khỏe của bạn gấp 10 lầnso với trước đó. Bởi lẽ sau khi ăn cơm, dạ dày và ruột sẽ dồn hết sức vào quá trình tiêu hóa khiến máu tuần hoàn nhanh hơn. Nếu hút thuốc lúc này sẽ làm cơ thể hấp thụ toàn bộ chất độc hại từ khói thuốc, nhất là những chất gây ung thư.
Quả mít siêu bổ nhưng đừng bao giờ phạm phải 4 điều cấm kỵ này khi ăn kẻo gây nóng trong, nổi mụn nhọt và làm hại cơ thể Theo PGS.TS Thịnh, để tránh nhận phải những hậu quả đáng tiếc khi ăn mít, trước khi ăn bạn nên ghi nhớ và tránh một số sai lầm dưới đây. Mít là một loại trái cây đặc sắc và thú vị của người dân Việt. Nhiều người đã đi khắp nơi trên thế giới, thưởng thức đủ thứ ngon vật lạ nhưng vẫn...