Hạt cải củ – Vị thuốc hay
Cải củ là cây trồng rất phổ biến để lấy lá luộc ăn, lá già muối dưa; củ cải có thể chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, cá, xào, nấu canh hoặc làm gỏi, muối dưa… Hạt già của cây cải củ (la bặc tử) là vị thuốc hay trị nhiều bệnh.
Hạt cải củ chứa chứa dầu béo, tinh dầu, , – sitosterol và một số chất kháng khuẩn có sulfua… Theo Đông y, la bặc tử vị cay ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, vị và phế. Tác dụng tiêu thực, trừ trướng (giáng khí), trừ đờm. Chữa các chứng thực tích, khí trệ ở trung tiêu, đàm suyễn khái thấu ( ho suyễn có đàm). Liều dùng: 6-12g.
Một số bài thuốc có hạt cải củ
Giúp tiêu hóa: dùng cho các chứng tiêu hóa kém, ăn uống bị đầy, hơi không lưu thông, tức ngực, trướng bụng.
Bài 1: hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao xém 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hóa kém, hôi miệng, bụng trướng, đại tiện táo.
Bài 2: hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ đau mót đại tiện. Có thể kết hợp hạt cải củ với tiểu hồi hương, đại hoàng để chữa bí đại tiện đơn thuần.
Video đang HOT
Đưa hơi xuống, cắt cơn hen suyễn
Bài 1: hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi.
Bài 2 – Tam tử dưỡng thân thang: hạt cải củ sao, hạt tía tô sao, bạch giới tử sao, mỗi vị 12g. Tất cả tán bột thô, cho vào túi vải, sắc với 400ml lấy 200ml, chia uống 3 lần trong ngày. Chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn.
Bài 3: hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.
Bài 4: hạt củ cải sao, hạt bồ kết đốt tồn tính, liều lượng bằng nhau. Tán bột mịn, luyện với mật ong làm viên. Mỗi lần uống 4g, ngày uống 2-3 lần. Trị đờm suyễn, ngực căng thở gấp.
Thực đơn có hạt cải củ: hạt củ cải tươi nghiền nát, mỗi lần uống 6g cùng với nước hồ hoặc nước cơm. Ngày 3 lần. Dùng tốt cho người ban sởi mọc chậm không đều, hoặc sau khi ban sởi mọc có viêm khí phế quản ho nhiều đờm.
Chú ý: hạt cải củ hao tổn khí nên người sức yếu không bị đầy tích, đờm trệ đọng không uống.
Táo bón do thuốc, khắc phục thế nào?
Em gái tôi đang phải dùng thuốc clozapine trị bệnh tâm thần phân liệt. Thế nhưng sau khi uống thuốc này một thời gian xuất hiện tình trạng táo bón. Xin hỏi tình trạng này có phải do thuốc không, có nguy hiểm không và cách khắc phục thế nào?
Nguyễn Thu Vân (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Clozapine là một loại thuốc đã được sử dụng điều trị tâm thần phân liệt trong nhiều năm qua, với những trường hợp cụ thể, do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số bất lợi do thuốc gây ra, trong đó có triệu chứng táo bón.
Đây là một bất lợi cần lưu ý, vì tình trạng này có thể tiến triển thành biến chứng ruột nghiêm trọng, dẫn tới phải nhập viện hoặc tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các biến chứng ruột liên quan đến táo bón do thuốc clozapine bao gồm: viêm đại tràng hoại tử, thiếu máu cục bộ ruột, hoại tử ruột và trướng bụng dẫn đến tắc ruột.
Nguy cơ táo bón sẽ tăng thêm khi dùng liều clozapine cao hơn và khi được kê đơn cùng với thuốc kháng cholinergic (làm chậm chuyển động trong ruột) và các loại thuốc khác gây táo bón, bao gồm cả opioid.
Việc phát hiện và điều trị kịp thời táo bón khi dùng clozapine và các triệu chứng tiêu hóa khác liên quan đến táo bón do dùng thuốc này là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến ruột ở người bệnh.
Vì vậy, người bệnh cần đi khám, đặc biệt khi có các triệu chứng đi đại tiện cứng hoặc khô, đi tiêu ít nhất 3 lần 1 tuần... Khi gặp các triệu chứng như buồn nôn và nôn, đầy hơi hoặc hoặc đau bụng... (có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng về đường ruột), cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời, thích hợp...
Để ngăn ngừa táo bón, người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc có nhiều chất xơ; uống nhiều nước và các chất lỏng khác; tập thể dục thường xuyên... Có thể dùng thuốc nhuận tràng (cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc nhuận tràng phù hợp). Không nên ngừng dùng thuốc clozapine mà không có ý kiến của bác sĩ, vì việc ngừng điều trị có thể khiến các triệu chứng tâm thần phân liệt của người bệnh xuất hiện trở lại hoặc trở nên tồi tệ hơn.
Tất cả đều là dấu hiệu của cơn đau tim, bạn không được bỏ sót điều nào Cơn đau tim đe dọa tính mạng, xảy ra khi dòng chảy của máu đến tim bị tắc nghẽn. Các triệu chứng đau tim có thể khác nhau ở mỗi người - SHUTTERSTOCK Sự tắc nghẽn thường là sự tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác, tạo thành mảng bám trong động mạch nuôi tim (động mạch vành). Đôi khi, mảng...